Top 20 dòng máy in tem decal mã vạch & 10 nơi bán uy tín

Xu thế hiện đại là mọi công tác trong chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm phải được tối ưu hóa với hiệu năng càng ngày càng tăng. Thế nên những giải pháp công nghệ đã được ra đời và ứng dụng rộng rãi, không thể không kể đến giải pháp máy in tem, máy in mã vạch và hóa đơn giúp việc kinh doanh hàng hóa trở nên thuận lợi hơn trước rất nhiều.

Thế nên hôm nay, PosApp sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về những chiếc máy in tem này cũng như địa chỉ uy tín sản xuất ra chúng trong bài viết dưới đây.

1. Máy in mã vạch là gì?

Máy in mã vạch là thiết bị in chuyên biệt so với các máy in khác, thường được kết nối với máy tính để nhận tín hiệu và in ấn. Những máy in nhãn mã vạch thường sẽ đi kèm theo phần mềm hỗ trợ để xác định được kiểu dáng/kích thước mã vạch, nội dung kèm theo, độ phân giải, loại mã vạch cần in ra

Vào thời điểm hiện tại nhiều loại máy in mã vạch ra đời, cải thiện được chất lượng in giúp in nhanh chính xác với màu mực đẹp hơn cũng như trình bày được nhiều thông tin hơn thế hệ đầu của máy in mã vạch

2. Có bao nhiêu dòng máy in mã vạch?

Máy in nhãn, mã vạch để bàn

Hay còn được nhắc đến với tên gọi máy in nhãn mã vạch văn phòng. Đây là loại máy in phổ biến nhất thị trường vì nó đáp ứng hầu hết nhu cầu của người sử dụng. Nhờ vào tính chất để bàn gọn nhẹ, vừa đủ cứng cáp cùng những chức năng cơ bản nhất. Chúng thích hợp ứng dụng trong môi trường siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đại lý bán lẻ, shop thời trang, mỹ phẩm, y tế.

Do vì những chức năng cơ bản cũng như giá thành dễ chịu nên cũng không thể trách khi loại máy này không thể đáp ứng được những yêu cầu cao về năng suất in lớn (số lượng nhiều và in rất nhanh). Chúng phù hợp với những ngành công nghiệp nhẹ. Dòng máy đại diện: Zebra GT800

Máy in nhãn dán di động

Đây là loại hình mới phổ biến trong khoảng thời gian gần đây nhờ vào sự nhỏ gọn và tiện lợi của nó. Loại máy này phù hợp về các nghề có tính linh động cao như nhân viên điện sẽ in bill ngay tại chỗ.

Tuy là ưu điểm của máy in tem nhãn dán giá rẻ này rất rõ ràng là giúp người dùng có thể mang theo bên người mọi lúc mọi nơi nhưng về độ phổ biến của máy vẫn còn thấp hơn máy in mã vạch để bàn. Dòng máy đại diện: Brother PT E850 TKW

Máy in nhãn công nghiệp

Có thể gọi đây là anh cả của những loại máy in tem nhãn decal. Vì nhờ vào hiệu năng khủng của nó, in ấn tem rất nhanh đáp ứng được mong đợi của những nhà máy sản xuất, xí nghiệp với số lượng sản phẩm lớn ví dụ như: linh kiện điện tử, lắp ráp máy móc, thực phẩm..

Bên cạnh đó những máy này cũng có khung sườn bằng thép vô cùng chắc chắn, tạo độ bền bỉ cao. Dòng máy đại diện: HD830i

3. 15 loại máy in tem nhãn dán tốt, giá cạnh tranh

Máy in mã vạch Antech 3120 TUB

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 127mm/s (max)

Khả năng in: 400-600 tem/phút, kích thước tem tiêu chuẩn: 25x37mm

Giá tham khảo: 2tr200 nghìn đồng

Máy In Barcode Antech G600

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 5 IPS

Giá tham khảo: 3tr700 nghìn đồng

Máy in mã vạch Antech 3210E

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 102mm/s (max)

CPU: 32 bit

Giá tham khảo: 4tr200 nghìn đồng

Máy in mã vạch Antech AP355 Plus

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 127mm/s (max)

Khả năng in: 400-600 tem/phút, kích thước tem tiêu chuẩn: 25x37mm

Giá tham khảo: 3tr500 nghìn đồng

Máy in mã vạch Citizen CL- E321

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 200mm/s (max)

Giá tham khảo: 6tr350 nghìn đồng

Máy in tem dán Citizen CL-S700 203 dpi

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 200mm/s (max)

Kích thước: 274 mm(W) x 465 mm(D) x 247 mm(H)

Giá tham khảo: 25tr400 nghìn đồng

Máy in tem dán Citizen CL-S6621 (203dpi)

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 150mm/s (max)

Chiều ngang bản in: 168mm

Giá tham khảo: 36tr900 nghìn đồng

Máy in mã vạch Citizen CL-E720 (203dpi)

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 203mm/s (max)

Bộ nhớ: 16MB Flash (User area 4MB), 32MB SDRAM (User area 4MB)

Giá tham khảo: 22tr100 nghìn đồng

Máy in mã vạch Bixolon SLP-TX423

Độ phân giải: 300 dpi

Tốc độ in nhanh: 127mm/s (max)

Kích thước: 105 mm (W) x 20000mm (D)

Giá tham khảo: 7tr100 nghìn đồng

Máy in mã vạch Bixolon DX220G

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 152mm/s (max)

Trọng lượng: 1,36kg

Giá tham khảo: 4tr730 nghìn đồng

Máy in tem mã vạch Bixolon XT5-40D9S

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 152mm/s (max)

Kích thước: 104 mm (W) x 4000mm (D)

Giá tham khảo: 35tr200 nghìn đồng

Máy in tem mã vạch Bixolon XD3-40d DEK

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 127mm/s (max)

Bộ nhớ: 64MB SDRAM, 128MB Flash

Giá tham khảo: 5tr500 nghìn đồng

Máy in tem mã vạch Xprinter XP 350BM

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 153mm/s

Khả năng in: 400-620 tem/phút

Giá tham khảo: 2tr100 nghìn đồng

Máy in tem nhãn Godex EZ 2250

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 7 Ips

Chiều rộng in: 104mm

Giá tham khảo: 18tr700 nghìn đồng

Máy in mã vạch Godex ZX420

Độ phân giải: 203 dpi

Tốc độ in nhanh: 6 Ips

Chiều rộng in: 108mm

Giá tham khảo: 16tr000 nghìn đồng

4. Cấu tạo và thông số của máy máy in nhãn

Độ phân giải đầu in thể hiện sự phân bổ các điểm đốt nóng ở một độ dài nhất định. Thông thường chỉ số này sẽ được viết tắt là dpi mang nghĩa dot per inch. Nếu chỉ số này cao thì tức là độ phân bộ dày và tem in của máy in nhãn dán ra sẽ rất nét. Chỉ số dpi từ 203 đến 300 là chỉ số thông thường cho 1 máy in tem

Bộ nhớ: bao gồm RAM và Flash có chức năng lưu trữ những nội dung/thông tin được in lên tem

Chiều rộng tối đa của nhãn in (MPW): thông số khoảng 102/104 mm cho những máy in có khổ in 110mm. Đối với những máy có kích thước lớn hơn thì chỉ số rơi vào khoảng 128/168/216 mm.

Mực in (Ribbon): khi máy in áp dụng công nghệ in truyền nhiệt trực tiếp thì sẽ cần mực in né. Tốc độ: dựa vào chiều dài được in ra trong mỗi giây, và được tính theo tính theo ips. Để đồng bộ dữ liệu đầu vào máy in còn có nhiều kết nối với mạng khác như: Parallel, USB, WAN

Giấy nhãn in: Khi lựa chọn giấy in ta nên tránh các loại có tình trạng như quá thô, rãnh, cong, hoặc bẩn, tất cả nhwunxg điều đó có thể ảnh hưởng đến quả trình in tem của bạn
Tem nhãn có nhiều loại như mặt nhám hay mặt láng, mặt trắng bóng... Bạn nên cân nhắc lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng nhé

Ngoài ra máy còn có những chi tiết khác có thể kể đến như là:

• Khe dùng để mở mặt sau của tem nhãn.

• Lỗ để bạn kiểm tra tình trạng tem nhãn.

• Các đèn báo hiệu của máy in mã vạch

• Label Guide để hướng tem nhãn vào công đoạn in.

• Cảm biến xác định nhãn xuất hiện nếu không sẽ báo hiệu đến người dùng

• Đòn bẩy con lăn bóc tem nhãn tự động.

• Trục quay của cuộn tem nhãn

• Trục quay của hệ thống xé nhãn

• Quay nhỏ dùng để cán giấy tem.

5. Lợi ích khi sử dụng máy in tem nhãn, mã vạch

Kiểm soát lượng hàng hóa tồn kho, quản lý đầu ra đầu vào hàng hóa

Nhờ vào những dữ liệu trên con tem mã vạch được in từ máy in tem sản phẩm mà ta có thể dễ dàng thống kê được số lượng hàng hóa một cách có thứ tự. Từ đó tránh được những thiếu hụt ở cả đầu ra và đầu vào nguồn hàng cho cửa hàng tạp hóa và nguyên liệu đối với quán cafe

Tiết kiệm thời gian thanh toán, thời gian kiểm kho

Thay vì những phương pháp thủ công như đếm bằng tay hoặc ghi giấy, thì những chiếc tem khi được quét sẽ thể hiện đúng sản phẩm, đúng giá trị của chúng, hỗ trợ thực hiện các phép tính khi nhập liệu. Dễ dàng nhanh chóng xuất ra các hóa đơn chính xác nhất khi khách order món hay khách mua hàng bán lẻ dù số lượng lớn hay nhỏ

Lưu trữ thông tin CSDL

Khi 1 sản phẩm hay món ăn được quét mã vạch. Ta dễ dàng có được dữ liệu đầy đủ và sau đó truy cứu ra món đó được bán lúc mấy giờ, giá tiền và tính chất ra sao, góp phần vào doanh thu thế nào giúp ta kiểm soát và quản lý hết sức tối ưu

Hạn chế thông tin bị thay đổi sai lệch

Việc ghi nhận thông tin hay dữ liệu của máy in nhãn phụ  ở trên nếu thực hiện không thông qua tính hệ thống của mã vạch. Thì thông tin về sản phẩm sẽ dễ bị sai lệch do sự lơ là, cảm xúc nhất thời của nhân viên quán. Nhưng 1 hệ thống được cài đặt theo 1 quy trình chuẩn như máy in tem sản phẩm sẽ không dễ bị như vậy. Tối ưu tính chính xác cho quán cafe và cửa hàng bán lẻ

6. Cách sử dụng máy in mã vạch

Bước 1: Lắp giấy in vào máy. Sao cho giấy in tem của bạn được cố định giữa 2 nẹp giữ giấy để có vị trí cố định trong khi in ấn, để in được chuẩn xác đồng thời tránh rách giấy khi in. Lắp mực in vào máy. 

Bước 2: Lắp cuộn mực vào máy. Nguyên lý chung của các loại máy in tem, máy in nhãn decal là cuộn mực mới luôn để ở sau hoặc dưới máy in. Có 2 loại cuộn mực là Fo và Fi khác biệt ở chỗ mặt có mực ở phía ngoài hay trong, bạn phải đảm bảo chắc được là lắp đúng mặt của cuộc mực.

Bước 3: Nhấn set khổ giấy và in. Set khổ giấy in là bước thứ 3 sau khi lắp giấy và mực. Ở 1 số máy thông thường bạn nhấn giữ nút FEED rồi tiếp tục nhấn nút nguồn, để máy in tự chạy tìm khổ giấy, sau khi tìm xong thì máy báo tín hiệu đèn xanh cho sự sẵn sàng in. Đối với những máy khác sẽ có cách khởi động khác nhau. Và cuối cùng là sử dụng phần mềm in kết nối với máy bạn và nhấn nút khởi động việc in thôi.

7. Cách lựa chọn máy in mã vạch phù hợp

Bạn cần xác định kích thước tem bạn mong muốn dựa trên loại hàng hóa mà bạn kinh doanh, sau khi xác định được nhu cầu in tem lớn hay nhỏ bạn có thể tìm ra máy in phù hợp. Bạn có 1 máy in với chiều rộng miệng là 6mm thì chỉ in được các tem có chiều dài hoặc rộng nhỏ hơn thế. Máy in văn phòng thường in được chiều rộng từ 2-4-6mm, còn đối với máy công nghiệp là 8-10-12mm

Số lượng, tốc độ in. Xét nhu cầu sử dụng ta có thể biết được bạn cần bao nhiêu tem 1 tuần, điều đó lệ thuộc vào hiệu suất của máy hay là số lượng tem in cùng tốc độ in. Nếu bạn cần in dưới 1000 tem trên tuần thì máy in văn phòng với công suất bình thường sẽ phù hợp với bạn, còn nếu hơn bạn nên cân nhắc máy in công nghiệp. Hiện tại tốc độ in ở các máy hiện tại từ 2-12 inches/s

Độ phân giải. Nếu khổ giấy bạn cần làm tem là quá nhỏ so với mặt bằng chung thì bạn cần 1 máy in nét để thể hiện rõ nội dung trên đấy. Những trường hợp kích thước nhỏ như vậy thì máy có chỉ số 3DPI sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn

Thương hiệu sản xuất và giá thành. Zebra, Datamax, Sato, Toshiba, Avery,… là những thương hiệu cung cấp máy in nổi tiếng hiện thời. Với những mức giá có biên độ cao từ dưới 2 triệu đến vài chục triệu 1 máy in. Nên bạn nên cân nhắc hầu bao của mình mà mua sắm nhé

8. Nơi bán máy in mã vạch giá rẻ uy tín

Công ty Cổ Phần Công Nghệ PosApp

Là 1 đơn vị nổi tiếng trong việc cung cấp các giải pháp bán hàng và quản lý kinh doanh. PosApp còn đồng thời kinh doanh các thiết bị hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Điển hình như là các máy in mã vạch giá rẻ chất lượng cao.

Hệ thống máy in mã vạch tại đây rất đa dạng và phong phú trải dài các mức giá từ bình dân đến cao cấp để cho khách hàng thuận lợi cân nhắc và lựa chọn. Đồng thời máy in tem ở PosApp hỗ trợ tất cả các lĩnh vực ngành hàng từ bán lẻ, ăn uống đến spa và Karaoke..

Luôn cập nhật những mẫu mã máy in mã vạch mới trên thị trường tạo nên sự tối ưu với phần mềm quản lý kinh doanh PosApp nhằm tạo kết quả tốt nhất cho khách hàng với chi phí dễ chịu và hợp lý nhất.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 260/11 Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, tp Hồ Chí Minh

Điện thoại: 19003016

Email: support@posapp.vn

Thế Giới Mã Vạch

Trải qua 9 năm thành lập, công ty TNHH thế giới mã vạch chỉ tập trung kinh doanh chính yếu những phần mềm hay thiết bị liên quan đến mã vạch 1 cách tận tâm nhất như máy in mã vạch giá rẻ, máy quét mã vạch giá rẻ, máy chấm công…

Cùng nhờ những chính sách tiến bộ của mình và hết sức trong khâu chăm sóc khách hàng. Thế Giới Mã Vạch đang vươn lên trở thành nơi cung cấp thiết bị mã vạch và các phụ kiện Online hàng đầu cả nước. Song song đó là dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên nhanh chóng của công ty này đồng thời thu mua và bán máy in mã vạch cũ

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 30, Đặng Văn Ngữ, phường 10, quận Phú Nhuận

Điện thoại: 19003438

Email: sales@thegioimavach.com

Hà Việt Pro

Kinh doanh hầu như tất cả các loại máy móc thiết bị văn phòng và điện gia dụng. Quy mô hoạt động của Hà Việt Pro là cực kì lớn. Đồng thời với lợi thế nhiều nguồn hàng và thiết bị Hà Việt có xu hướng kinh doanh theo combo và giảm giá trên tổng hóa đơn để cho bạn cơ hội sở hữu máy in tem nhãn giá rẻ

Riêng mục “Siêu thị Mã Vạch” của Hà Việt. Họ đã cung cấp đầy đủ các thể loại phần mềm, máy in máy quét tem như máy in mã vạch Godex G500, máy in mã vạch godex ez 1100 plus máy tính tiền, két tiền từ các thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới và nội địa Việt Nam

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 26/181 Trường Chinh, Thanh Xuân,Hà Nội

Điện thoại: 0975868599

Email: info@havietpro.vn

Công ty TNHH Tihon Biz

Với cái tên website là Shop Supply, Tihon Biz cũng nhanh chóng chứng tỏ được bản thân trong việc kinh doanh các thiết bị điện tử đặc thù cho văn phòng như thiết bị giám sát, in ấn. Và thế mạnh của họ là máy in barcode và máy quét barcode.

Shop Supply cung cấp các máy in tem đời mới nhất cùng những phụ kiện đi kèm hết sức phù hợp và đầy đủ. Các loại máy móc và thiết bị ở đây đa phần được tiếp cận khách hàng qua phương thức Online. Nhưng chưa hề có sự than phiền hay tố cáo về chất lượng sản phẩm không đạt chuẩn. Bên cạnh đó máy còn hỗ trợ thanh lý máy in mã vạch, bán máy in mã vạch cũ

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 23 ngõ 112 Định Công Thương, Đinh Công, Hoàng Mai, tp Hà Nội

Điện thoại: 0963060033

Email: kinhdoanh@shopply.vn

Delfi

Cuối cùng trong danh sách này, là 1 công ty đa quốc gia được thành lập rất lâu từ năm 1988, chuyên cung cấp các giải pháp mã vạch. Đó là Delfi Đan Mạch, có chi nhánh tại Việt Nam

Với gần 30 năm kinh nghiệm tung hoành ở Châu Âu, và hơn 12 năm kinh nghiệm ở thị trường Việt Nam. Delfi đã có những đối tác cực kỳ uy tín có thể nhắc đến như: Viettel, Pepsi, P&G, Unilever, BigC. Nhờ thế họ đã khẳng định đẳng cấp của mình trong thị trường thiết bị và phần mềm mã vạch này

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: phòng 404, số 106, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 0948490070

Email: info@delfi.com.vn

9. Mẹo sử dụng máy in mã vạch hiệu quả

Vệ sinh đầu in cho máy định kỳ

Đầu in là bộ phận quan trọng cũng như nhạy cảm nhất của máy in tem, nên chúng ta cần có sự chăm chút cho nó nếu không một ngày bạn sẽ phải thanh lý máy in mã vạch. Ta nên dùng bông gòn và cồn 90 độ để lau rửa thật kỹ để loại bỏ bụi bẩn, phần mực thừa sót lại trong quá trình in tránh tình trạng bị trầy xước.

Kiểm tra áp lực đầu in và cảm biến máy in tem

Áp lực đầu in ảnh hưởng đến độ đậm nhạt của sản phẩm được in ra nên chúng ta cũng cần đặc biệt chú ý điều chỉnh cài đặt cho phù hợp, sự sai lệch trong cài đặt có thể sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của bộ phận này. Cảm biến máy in tem cũng không kém phần quan trọng hơn vì nó quyết định việc nhận diện giấy để in, nên tránh để cảm biến này tiếp xúc với bụi bẩn

Kiểm tra tốc độ in của máy

Tốt nhất nên kiểm soát tốc độ in của máy ở mức 4-6 Ips để vừa có thể đáp ứng nhu cầu in ấn ra chất lượng hình ảnh tốt vừa tránh được việc hao mòn đầu in do tốc độ in quá nhanh. Thông thường các loại máy công nghiệp mới có tốc độ in từ 6 Ips trở lên. Nên nếu bạn lựa chọn sử dụng loại máy này bạn cần có sự chú ý kĩ càng

Thế là kết thúc bài viết chi tiết về những dòng máy in tem, cấu tạo của chúng những điều lưu ý quan trọng. Và trên hết là những địa chỉ cung cấp máy in tem uy tín hàng đầu trải dài từ Bắc vào Nam. Rất hy vọng, đọc đến đây các bạn đã có thể tìm ra lựa chọn phù hợp nhất cho riêng mình. PosApp cũng mong sẽ được bạn tin tưởng chọn làm bạn đồng hành trên con đường kinh doanh dài phía trước

Bạn đang tìm kiếm thiết bị bán hàng và phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!