Từ A-Z các quy định về hóa đơn điện tử ngành dịch vụ ăn uống bạn cần lưu ý 

Theo thông tư 78/2021/TT-BTC của Chính phủ, các ngành dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, quán chè, khách sạn,… nói chung là ngành F&B bắt buộc phải sử dụng hoá đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối dự liệu với cơ quan thuế từ 1/7/2022. Để hiểu rõ hơn từ A-Z các quy định về hoá đơn điện tử ngành dịch vụ ăn uống, PosApp sẽ giúp bạn liệt kê nhưng điều cần lưu ý qua bài viết sau.

1/ Quy định về hóa đơn điện tử hợp lệ cho ngành F&B

Theo mục a, khoản 6, Điều 10 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ có nêu rõ:

  • - Tên hàng hoá, dịch vụ: phải thể hiện bằng tiếng Việt trên các hoá đơn. Với trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ đó phải được đặt bên phải trong ngoặc đơn () hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng việt nhưng với cỡ chữ nhỏ hơn.

Trường hợp như hàng hoá có nhiều chủng loại khác nhau thì thể hiện rõ chi tiết đến từng chủng loại. Ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia,...

Trường hợp hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải thể hiện rõ số hiệu, kí hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu.

  • - Đơn vị tính: người bán căn cứ vào đặc điểm cũng như tính chất của hàng hoá để xác định đơn vị tính cho hàng hoá thể hiện trên hóa đơn theo đơn vị đo lường nào.

Đối với dịch vụ thì trên hoá đơn không nhất thiết phải có đơn vị đo lường mà đơn vị tính sẽ xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ mà người bán cung cấp.

  • - Số lượng hàng hoá, dịch vụ: người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả-rập căn cứ theo đơn vị tính được nêu trên.

Các hàng hoá, dịch vụ đặc thù như điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ truyền thông, dịch vụ bưu chính chuyển phát, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được bán theo định kỳ nhất định thì hoá đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp.

Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê và phải được lưu giữ cùng hoá đơn để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền. Trong đó hoá đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày… tháng… năm”. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, số lượng, đơn giá, thành tiền hàng hoá, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.

  • - Đơn giá hàng hoá, dịch vụ: người bán ghi đơn giá hàng hóa, dịch vụ theo đơn vị tính nêu trên. Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.

2/ Những quy định cần lưu ý khi lập hóa đơn điện tử ngành F&B

2.1/ Hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống có phải ghi rõ mặt hàng?:

Căn cứ theo điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì người bán phải lập hoá đơn để giao cho người mua với đầy đủ nội dung.

Trường hợp người bán lập hoá đơn không đầy đủ hay đề là “dịch vụ ăn uống” thì nội dung hoá đơn phải theo quy định khoản 6, điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Người mua được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

2.2/ ​​Doanh nghiệp đã xuất hóa đơn giấy cho khách thì hóa đơn điện tử cần chi tiết không?

"Căn cứ quy định nêu trên, khi bán hàng hóa công ty xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng thì công ty phải lập đầy đủ danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính. Công ty không được lập hóa điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại kèm theo bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng."

Như vậy, đối với hóa đơn điện tử thì không giới hạn số dòng thì nên sẽ phải liệt kê tất cả các hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

"Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty trình bày Công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, khi lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng thì trên hóa đơn phải có đầy đủ các chỉ tiêu hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”, nội dung trên hóa đơn phải đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính. Đối với hóa đơn ăn uống nhà hàng, Công ty không được lập hóa điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại kèm theo bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng."

Theo đó, đối với hóa đơn ăn uống nhà hàng thì sẽ không được lập hóa điện tử không có danh mục hàng hóa mà lại kèm theo bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng.

2.3/ Cách ghi hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống như nào?

Trên hoá đơn điện tử phải có đầy đủ các nội dung như:

  • - Tên hoá đơn, ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự của hoá đơn
  • - Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
  • - Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
  • - Tên hàng hoá/dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá/dịch vụ và thành tiền được ghi bằng cả số lẫn chữ

Trong đó, những nội dung trên phải xác định được hoạt động kinh tế phát sinh, số tiền thu được, xác định người mua hàng và người bán hàng là ai, tên hàng hoá/dịch vụ hoặc nội dung phải rõ ràng để kiểm kê.

2.4/ Cách viết bảng kê khai chi tiết hàng hóa bán ra

Các loại hoá đơn, chứng từ kê khai trong bảng kê 03/THKH:

  • - Toàn bộ hoá đơn GTGT đã xuất bán trong kỳ
  • - Các hoá đơn đặc thù như tem vé, hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn xuất hoàn trả hàng

Các hoá đơn chứng từ không được kê khai trong bảng kê 03/THKH:

  • - Hóa đơn viết sai, đã được xuất lại
  • - Những hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT) thuộc các kỳ khác

Mẫu bảng kê khai đâu ra

Bước 1: Điền đầy đủ các thông tin có trên bảng kê bao gồm: Tên công ty, mã số thuế, tên đại lý thuế (Nếu có), mã số thuế vào các dòng 2,3,4,5.

Bước 2: Điền nội dung chính của bảng kê:

  • - Hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT
  • - Phân phối, cung cấp hàng hóa áp dụng thuế suất 1%
  • - Dịch vụ, xây dựng không bao gồm nguyên vật liệu áp dụng thuế suất
  • - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu áp dụng thuế suất 3%
  • - Hoạt động kinh doanh khác áp dụng thuế suất 2%

Lưu ý: Tùy theo tính chất hoạt động của doanh nghiệp, mà người lập bảng chọn thông tin phù hợp để kê khai trong bảng kê 03/THKH.

Bước 3: Tính các loại tổng doanh thu

Với tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra: bằng tổng số liệu cột 8 dòng tổng của các chỉ tiêu 1,2,3,4.

Với tổng doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra có thuế GTGT: bằng tổng số liệu cột 8 dòng tổng các chỉ tiêu 2,3,4.

Với tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra: bằng tổng số liệu cột 9 dòng tổng các chỉ tiêu 2,3,4.

Bước 4: Hoàn thiện thông tin

  • - Hóa đơn, chứng từ bán ra
  • - Tên người mua
  • - Mã số thuế 
  • - Mặt hàng
  • - Doanh số bán chưa có thuế
  • - Thuế GTGT
  • - Phân loại thuế GTGT cho các hàng hoá và dịch vụ

Trên đây là tất tần tật các quy định mà các bạn cần lưu ý về quy định hoá đơn điện tử hợp lệ của ngành dịch vụ ăn uống hợp lệ theo thông tư 78/2021/TT-BTC. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích và bạn có thể thực hiện được hoá đơn điện tử một cách dễ dàng và chính xác. PosApp chúc hoạt động kinh doanh của bạn luôn thuận lợi và thành công trong tương lai!

PosApp cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử thiết lập từ máy tính tiền


Bạn đang tìm kiếm giải pháp xuất hoá đơn điện tử từ máy tính tiền tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Xem thêm

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!