13 Sai lầm kinh doanh Spa dẫn đến lỗ, thất bại cần tránh

Rất nhiều bạn tin rằng chỉ cần giỏi nghề spa là đã có thể kinh doanh spa thành công. Suy nghĩ này không hề sai, nhưng chưa đủ sức thuyết phục. Bởi kinh doanh spa thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Đó là lý do rất nhiều chủ spa dù có tay nghề cao nhưng vẫn thất bại.

Trong bài viết dưới đây, Nhung Nguyễn xin chia sẻ lý do vì sao giỏi nghề spa chưa chắc đã kinh doanh spa thành công nhé!

Để thành công trong kinh doanh spa thì bạn chỉ giỏi nghề thôi chưa đủ.

Tiêu đề

1/ Không am hiểu thị trường

Thị trường

Luôn nhớ câu “biết người biết ta trăm trận, trăm thắng!”. Nếu bạn đang có ý tưởng học spa để sau này mở làm chủ, hãy xác định trước hết bạn muốn mở ở đâu, đối tượng khách hàng của mình là những ai?

Tình trạng mà rất nhiều người gặp phải đó là không biết mình mở ở đâu, nhu cầu khách hàng nơi định mở như nào đã đi học spa dẫn đến không có khách hoặc không có dịch vụ phù hợp để hút khách.

Ví dụ như rất nhiều bạn khu vực nông thôn, tuyến huyện xã bỏ tiền lên thành phố lớn để đi học nghề. Lúc học và làm ở các spa lớn thấy “ôi, sao mà dễ kiếm tiền thế, thích thế!”

Hào hứng về huy động tất cả vốn liếng, vay nợ để về mở một cái spa to oạch ra. Mới mở có bạn bè người thân đến mở hàng cho một chút, nhưng họ mua dịch vụ lại chả thấy có cái nào cần hay trong tầm khả năng nên cũng không sử dụng dịch vụ lần 2.

Thấy ít khách dồn tiền chạy quảng cáo, phát tờ rơi khắp nơi. Nhưng dịch vụ quảng cáo lại chẳng phù hợp với nhu cầu khách hàng xung quanh nên vẫn không có nhiều khách đến.

Từ đang làm ở thành phố chốt dịch vụ giá cao, khách hiểu biết nhiều về da, chịu khó chăm da. Dịch vụ đa số là trẻ hoá, căng bóng, thư giãn. Oạch cái về quê làm mấy dịch vụ đó khách chê không thấy hiệu quả bằng kem cô đang dùng (kem trộn), giá gì cao ngất ai dám làm, đi chăm sóc da cơ bản mà sao da không thấy trắng , tư vấn sản phẩm thì sao đắt thế, sao nhiều thứ thế....

Đa số mọi người rất sốc khi mới mở spa ở quê, nản chí, nhanh đóng cửa bởi các bạn không thể phục vụ được nhu cầu của KH địa phương. Không thể tìm ra các giải pháp phù hợp khách hàng, không chạm vào nỗi đau, mong muốn của khách hàng thì sao có khách hàng đến với mình!

Một ví dụ khác:

- Nếu đối tượng khách hàng là những người trẻ tuổi, những người đang đi làm… bạn nên cung cấp các dịch vụ chăm sóc da, làm đẹp…

- Nếu đối tượng khách hàng là những bà nội trợ, những người cao tuổi bạn nên cung cấp các dịch vụ chăm sóc cơ thể như massage body, massage chân.

Bạn phải hiểu rõ thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, cũng đừng để chao đảo vì không có dịch vụ giải quyết đúng nhu cầu của khách

Vậy nên trước khi đi học spa, hãy xem xét trước nhu cầu của khu vực bạn mở có đối tượng tiềm năng nào, nhu cầu thực sự của họ là gì? Khả năng chi trả bao nhiêu? Hành vi tiêu dùng của họ như thế nào? Để tìm nơi học đúng, lựa chọn đúng dịch vụ mũi nhọn phát triển!

Xem Thêm:  5 bước cúng khai trương spa nail salon phát tài phát lộc

2/ Kiến thức rỗng - Tay nghề kém

Kiến thức

Không biết các bạn có tự tin khi mở spa với quy mô nhỏ hoặc lớn mà cứ mơ mơ hồ hồ cứ nghĩ là có khách nhận tiền xong làm hết không hết gì cũng được chưa ( thất Đức lắm nha ). Thấy công nghệ nào hay hay là đi chuyển giao các sản phẩm về làm có tiền mà bản thân không hiểu nguyên nhân cơ chế là nó như thế nào 

Mình đã chứng kiến một spa tầm trung nhưng không dịch vụ nào ra một dịch vụ nào không có dịch vụ mũi nhọn, không maketing ...,  bởi do kiến thức họ không sâu, họ không chuẩn bị gì để phát triển thương hiệu, ngày được vài ba khách có khi cả ngày không có khách nào,từ đó mình rút ra một bài học từ thất bại của người đi trước 

Một phần khách hàng bây giờ rất thông minh nếu không có kiến thức chuyên môn dễ bị khách vặn lại rồi khi đó lại mang nhục luôn ấy chứ (đi mở spa làm mà bị khách dạy lại chắc kiếm cái hố chui xuống)

Để làm chủ một spa dù nhỏ hay lớn thì cũng đặt cái "TÂM "của mình vào nó, chuẩn bị thật kĩ càng chứ làm mà chỉ để thể hiện thì tiếng "LÀNH" được đồn xa là sụp tiệm nhanh như một cơn bão qua.

Xem Thêm:  6 Lý do Spa thẩm mỹ vắng khách, 12 Cách hút khách đến đông

3/ Không hiểu về thiết kế spa, thương hiệu

Thiết kế

Muốn mở spa, kinh doanh spa hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần phải tìm được địa điểm kinh doanh, thiết kế không gian spa, thương hiệu một cách bài bản và chuyên nghiệp nhất. Là một người giỏi nghề, chưa chắc bạn đã giỏi những điều trên, nếu bạn tự làm đôi khi chỉ tốn thời gian và dẫn đến phát sinh chi phí nhiều hơn so với dự tính ban đầu.

Mình là phụ nữ nên nhiều khi vấn đề về xây dựng thiết kế mình không hề giỏi, đây gần như là điểm yếu nhất của mình

Xem Thêm:  85+ Mẫu thẻ liệu trình, 10 nơi in phiếu dịch vụ spa giá rẻ

4/ Thiết kế liệu trình dịch vụ spa

liệu trình

Thiết kế dịch vụ spa là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của spa. Nhắm đúng đối tượng và giá cả dịch vụ sao cho phù hợp. Không thể nghĩ dịch vụ nào mình cũng làm tốt, nên đưa ra giá quá cao so với đối tượng xung quanh khu vực. 

Giá thành dịch vụ và bảng giá dịch vụ là chiến lược lâu dài thiết yếu của spa đó 

Xem Thêm:  Mô tả công việc các vị trí ở Spa & 6 Cách quản lý nhân sự

5/ Mua dụng cụ, thiết bị spa

Dụng cụ Spa

Cho dù bạn mở spa lớn hay nhỏ, bạn cũng không thể nào am hiểu hết tất cả dụng cụ và thiết bị spa cần thiết. Bạn có thể là người giỏi về nghề, nhưng bạn sẽ khó có thể nắm bắt được những máy móc thiết bị mới ra sao, máy nào hiệu quả và phù hợp với spa của bạn. Chưa kể là việc phải mua những vật dụng, dụng cụ và nội thất nho nhỏ khác. Chỉ nghĩ thôi đã thấy mệt rồi, đúng không nào?

Mua máy móc không tìm hiểu kỹ. Xong máy móc hỏng sửa liên tục, chưa kể vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm

Xem Thêm:  15 Dòng máy phun xăm tốt nhất cho spa và 7 nơi bán giá rẻ

6/ Tuyển dụng nhân viên spa

nhân viên

Bạn giỏi nghề, không có nghĩa bạn sẽ tuyển dụng được những nhân viên giỏi, phù hợp và chuyên nghiệp. Nhân viên spa là một trong những yếu tố kết nối quan trọng cho sự thành công của một dịch vụ spa. Hầu hết khách hàng tiềm năng trong tương lai đều được giới thiệu bởi những khách hàng mà bạn đã phục vụ tốt từ ngày khai trương. Do đó, đây cũng là một trong những yếu tố mà bạn cần phải chú trọng khi kinh doanh spa.

RẤT NHIỀU BẠN QUAN TÂM TỚI CÁC YẾU TỐ ĐỂ TUYỂN NHÂN VIÊN SPA! Mình xin nêu ra 1 số bí quyết cơ bản sau đây nhé !

Spa vẫn là lĩnh vực được đánh giá là ‘’khát’’ nhân lực bởi số lượng nhân viên lành nghề, giỏi thực sự và trau dồi đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm thực sự rất hiếm. Với nhà tuyển dụng, không khó để tuyển nhân viên spa, song để ‘’lọc’’ được hệ thống nhân viên thực sự chất lượng, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của spa trong tương lai là điều không dễ. Dưới đây là một số bí quyết giúp nhà quản lý tuyển chọn được nhân viên lành nghề cho spa của mình.

Ngoại hình ưa nhìn

Bản chất của ngành spa là làm đẹp, do đó việc có ngoại hình ưa nhìn không chỉ có lợi cho bản thân ứng viên mà còn là bộ mặt của spa. Chẳng ai lại nỡ từ chối cái đẹp, cũng chẳng ai không yêu thích cái đẹp, đặc biệt trong ngành spa đẹp chính là chuẩn mực và mục đích mà cơ sở nào cũng hướng tới. Khách hàng sẽ nghĩ như thế nào khi mà một trung tâm làm đẹp nhưng nhân viên lại có hình thức kém tươi tắn, xinh xắn? Việc hoài nghi về chất lượng dịch vụ là điều hoàn toàn có căn cứ trong những trường hợp này. Do đó, việc thuyết phục họ tin dùng sẽ khiến bạn tốn thời gian, công sức hơn rất nhiều.

Khả năng giao tiếp tốt

Nếu như hình thức là yếu tố để gây ấn tượng ban đầu với khách hàng thì kỹ năng giao tiếp chính là ‘’chìa khóa’’ giúp bạn giữ chân khách hàng. Minh chứng rõ ràng nhất là doanh thu của nhiều cơ sở từ lượng khách quay lại chiếm tới 80% trong tổng doanh số của cả tháng. Làm đẹp thôi chưa đủ, việc ứng xử khéo léo, tinh tế, nhẹ nhàng để làm hài lòng khách hàng sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc. Vốn hiểu biết về chuyên môn như sức khỏe, làm đẹp hay các vấn đề của cuộc sống sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc của các ‘’thượng đế’’ khi cần. Việc giao tiếp trong quá trình thực hiện dịch vụ giúp mang lại không khí thoải mái, dễ chịu vừa là cách giữ chân khách hàng đồng thời cũng là một cách xây dựng hình ảnh đẹp của spa trong mắt khách hàng.

Kỹ năng giao tiếp có thể là bẩm sinh nhưng phần lớn là do rèn luyện được. Khi tuyển nhân viên spa, nhà tuyển dụng có thể đưa ra một số tình huống hoặc câu hỏi mang tính chất gợi mở để ‘’kiểm tra’’ khả năng ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh của ứng viên. Dĩ nhiên một buổi phỏng vấn thật khó để có thể đánh giá được tất cả nhưng về cơ bản, nếu ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt, họ sẽ biết cách thể hiện mình để tỏa sáng trước nhà tuyển dụng.

Am hiểu về chuyên môn

Khác với các ngành nghề khác, spa là nghề không coi trọng bằng cấp. Chất lượng công việc được đánh giá dựa trên thực tế khách hàng và năng lực của bản thân nhân viên là chính, bởi sự trải nghiệm của khách hàng mới là yếu tố quyết định đến dịch vụ của bạn. Trên thực tế, ở Việt Nam cũng chưa hề có một trường lớp nào đào tạo chính thống về ngành spa, thay vào đó sẽ là những trung tâm dạy nghề mang tính chất ngắn hạn.

Để có được một nhân viên spa lành nghề, giỏi kỹ năng, bạn cần phải tuyển dụng rất tỉ mỉ. Không chỉ thành thạo các kiến thức về da để tư vấn cho khách hàng, am hiểu các loại máy móc, thiết bị mà các nhân viên spa còn phải thực hiện dịch vụ chuyên nghiệp hơn cả chủ tiệm spa bởi họ mới là người trực tiếp tham gia vào liệu trình làm đẹp. Thông thường, các học viên tại trung tâm spa sẽ được học trọn gói đầy đủ các phương pháp làm đẹp, song lời khuyên cho các nhà tuyển dụng là nên ưu tiên những ứng viên biết tất cả các dịch vụ nhưng thành thạo một vài kỹ năng nhất định như massage, bấm huyệt, xông hơi,… Việc này sẽ có lợi cho việc tập trung nâng cao tay nghề của ứng viên và cũng hướng tới sự phát triển chuyên nghiệp cho spa trong tương lai.

Nhìn chung việc tuyển nhân viên spa có thể đi theo nhiều hướng, căn cứ vào mục tiêu phát triển, tiềm lực kinh tế của spa, song về cơ bản vẫn phải đảm bảo các kỹ năng cứng là nắm vững kiến thức, kỹ thuật chăm sóc da và sức khỏe, thường xuyên trau dồi thêm về dinh dưỡng làn da, máy móc thiết bị,… đồng thời linh hoạt trong việc học hỏi nhanh để đưa spa phát triển hơn nữa.

Tính cách tỉ mỉ cẩn thận

Mỗi ngành nghề có những đặc thù và đòi hỏi riêng ở các nhân viên, với spa cũng vậy. Sự tỉ mỉ, cẩn thận, tính cách nhẹ nhàng và quan trọng hơn hết là thái độ đặt lên hàng đầu là những điều mà nhà tuyển dụng luôn cần phải chú ý khi tuyển nhân viên spa. Một ứng viên tính tình cục cằn, ăn nói nửa chừng, kém duyên, thái độ thô lỗ rất khó gây được thiện cảm với người đối diện và khách hàng sẽ không bao giờ hài lòng khi họ phải bỏ tiền ra để nhận được chất lượng phục vụ như vậy.

Nhà tuyển dụng là người rất tinh tế và nhanh nhạy trong việc nhìn người, do đó chỉ một hành động nhỏ cũng có thể phản ánh được tính cách thực tế của bạn có hợp với công việc hay không? Đi muộn so với giờ phỏng vấn chứng tỏ bạn là người thiếu trách nhiệm, thông tin liên lạc không chính thống là minh chứng cho sự không chuyên nghiệp sau này hay sai chính tả trong CV chứng tỏ sự cẩu thả với công việc mình làm,….

Yêu nghề và kiên trì

Ngoài những tố chất trên thì lòng yêu nghề và sự kiên trì sẽ là điểm cộng lớn giúp bạn được đánh giá cao. Niềm đam mê vừa là động lực vừa là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong bất cứ ngành nghề nào. Với nghề spa, việc kiên trì thực hành nhiều sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề, đồng thời những lúc gặp khó khăn, áp lực, chính lòng yêu nghề sẽ giúp bạn vượt qua và kiên định với con đường mình đã chọn.

Với ngành spa nói riêng và các ngành không đòi hỏi bằng cấp nói chung thì nhân viên chính là tấm gương phản ánh chất lượng dịch vụ. Vì thế, việc tuyển nhân viên spa cần phải chỉn chu ngay từ đầu vào để đảm bảo sự phát triển bền vững của spa theo đúng định hướng và mục tiêu đặt ra. Mặc dù nguồn nhân lực ngành spa là vô cùng dồi dào nhưng để tuyển được nhân viên tốt, lành nghề thì không phải chuyện ngày một ngày hai. Nhà tuyển dụng cần có sự đầu tư về thời gian, công sức cộng với một số bí quyết nhỏ trên đây, hy vọng sẽ mang về cho công ty đội ngũ nhân lực chất lượng nhất.

Hỏi đáp vấn đề nhân sự:

Làm thế nào để nhân sự vừa có năng lực tốt lại vừa trung thành?

Câu hỏi:

Em muốn hỏi 1 câu chắc tất cả các chủ spa đều lo lắng, đó là:

Đào tạo cả kỹ năng, tay nghề thành thạo, nhân viên có lượng khách hàng quen thuộc book họ rồi. 1 thời gian sau, có thể là 2-3 năm họ như chim đã đủ cánh, bay đi và mang toàn bộ những gì đã học được từ spa của mình để mở riêng đồng thời lôi kéo khách ra đi cùng họ với giá tốt hơn, rẻ hơn.

Em thì luôn cố nghĩ đơn giản là sự lựa chọn của họ mình cũng không thể giữ, đồng thời mình cố gắng làm cho spa của minh hoàn hảo nhất. Nhưng biết đâu họ cũng bê nguyên những quy trình của mình về ốp cho spa của họ thì cũng khó để tránh được.

Trả lời:

Đầu tiên em phải giải quyết được cho chị vấn đề của bản thân trước. Em muốn không ngừng tiến lên, học hành thay đổi liên tục hay em muốn tạo ra 1 quy trình ngon rồi cứ thế áp dụng đời đời kiếp kiếp để kiếm tiền?

Nếu đáp án của em là 1 thì em không phải sợ gì cả. Dù nhân viên có học được của em thì em vẫn ko ngừng phát triển không ngừng cải tiến để mọi thứ hoàn hảo nhất cả về tay nghề, quy trình, phong cách phục vụ. Như thế, bất kể bạn ấy có copy được gì đi chăng nữa cũng chỉ là 1 phiên bản chưa hoàn hảo. Em không ngừng nâng cấp thì em sợ gì ai?

Còn nếu đáp án của em là số 2 thì... có 2 trường hợp: em tự làm 1 mình hoặc em phải cực kỳ siêu trong phần tuyển dụng và giữ chân nhân sự thì em không bị lộ.

Em nên hiểu điều này nhé: bản thân em có năng lực và không ngừng cố gắng sẽ hút được những người cũng có tham vọng phát triển. Em không thể giữ họ được, trừ phi họ cảm thấy họ không thể tìm được người dẫn đường nào tốt hơn em. Khi đó em sẽ có 1 đội ngũ tốt nhất. Khi em không phát triển, em không thể đòi hỏi 1 đội ngũ vừa có năng lực, vừa trung thành được. Họ sẽ không chọn em hoặc họ học hết mọi thứ em có rồi họ sẽ đi chứ. Ở lại với em làm chi?

Nên hãy khuyến khích họ có tham vọng, hãy ghi nhận họ, khích lệ họ và em thì phải không ngừng nâng cấp để họ không thể khai thác hết được và vì nể con người mà phải ở lại.

Chúc em thành công!

---------------

"Khi bạn dạy được một người, bạn thay đổi một cuộc đời"

Xem Thêm:  5 Điều cần làm ngày cúng Tổ ngành Spa thẩm mỹ, Nail, Salon

7/ Không có chiến lược marketing cho Spa bài bản

marketing

Các giải pháp Marketing Spa hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của bạn.

Marketing là phương pháp giúp bạn tìm kiếm khách hàng hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần phải có kế hoạch và chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn, chương trình của spa của mình. Làm thế nào để cân đối được chi phí vận hành và các chi phí khác, mang lại doanh thu hiệu quả. Vì vậy, nếu muốn kinh doanh spa thành công, giỏi nghề chưa đủ, bạn cần phải có chiến lược marketing đúng đắn và phù hợp.

Không phải cứ tạo một fanpage, website, tổ chức các chương trình khuyến mãi, quảng cáo,… thì sẽ đông khách. Và không phải cứ đốt tiền cho chạy quảng cáo thì sẽ ra đơn. Nhất là với tình trạng spa ngày một nhiều như hiện nay khiến khách hàng không biết lựa chọn spa nào để gửi gắm bản thân và các chủ spa cũng chưa biết làm thế nào để thu hút khách hàng đến với spa của mình. Thì rất cần có những chiến lược Marketing hiệu quả:

- Xây dựng được thương hiệu: Không chỉ riêng ngành spa mà bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng cần xây dựng được thương hiệu riêng, vì điều này sẽ gây ấn tượng chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Muốn được nhận dạng qua thương hiệu thì trước hết cần có logo. Vì vậy, nếu spa nào chưa có thì hãy tìm một biểu tượng để tạo thương hiệu. Hãy thiết kế logo theo thông điệp mà spa mình muốn truyền đạt, sau khi thiết kế xong, bạn hãy in logo trên túi quà, giấy chứng nhận, thẻ quà tặng…. và cung cấp cho khách hàng để ai cũng dễ dàng biết đến, nhận dạng.

- Tìm kiếm khách hàng mục tiêu: Chẳng hạn, nếu mục tiêu của bạn là những người nội trợ trong độ tuổi từ 30 đến 50, hãy in những tờ rơi giới thiệu một danh sách về các dịch vụ spa độc đáo cùng những trang thiết bị độc đáo của bạn (như phòng xông hơi hồng ngoại, bồn tắm massage, giường tắm tảo, dịch vụ chuyên về nám …) và phiếu giảm giá đi kèm.

- Quảng cáo: Có rất nhiều hình thức quảng cáo hiện nay nhưng phải kể đến phương pháp chạy quảng cáo fanpage trả phí cho facebook. Phương pháp này đang là một phương pháp được áp dụng nhiều nhất vì nó có thể hiệu quả ngay tức khắc. Ai cũng thường xuyên lướt face lúc rảnh nên độ tiếp cận khách hàng từ việc chạy quảng cáo trả phí cho facebook sẽ cao hơn.

- Thẻ khách hàng thường xuyên: Xuất phát từ tâm lý thích được giảm giá thì thẻ khách hàng thường xuyên cũng là một cách để giữ chân khách hàng hàng quen.

- Chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng là vô cùng quan trọng và cần được hình thành, duy trì bằng cách gửi lời cảm ơn, chúc mừng sinh nhật để tạo sự hài lòng và bất ngờ cho khách. Biết đâu, họ chính là người đưa spa của mình đến với nhiều khách hàng khác hơn nữ

Xem Thêm:  10 Kinh nghiệm mở Spa ở quê có lãi & 3 điều cần tránh

8/ Đăng ký giấy phép kinh doanh

https://posapp.vn/dang-ky-kinh-doanh-spa

QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ CƠ SỞ SPA 

   Hiện nay rất nhiều cơ sở Spa mọc lên nhưng vẫn thiếu kiến thức về pháp luật Spa mình xin chia sẻ về các văn bản giấy tờ liên quan đến Spa.

 Đối với đăng ký mã ngành nghề Chăm sóc sắc đẹp bao gồm mã ngành 9610 và 9631: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật ( đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình..), cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, massage mặt, làm móng chân, móng tay...

- Dịch vụ Spa là dịch vụ làm đẹp không gây chảy máu không thực hiện phẫu thuật hay tiểu phẫu.

 - Điều kiện: Phải có chứng chỉ hành nghề ( do các cơ sở đào tạo được cấp) và chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy phép đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty.

 Đối với cơ sở Phun thêu thẩm mỹ cần có chứng nhận an toàn vệ sinh dịch tễ.

- Thủ tục Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể tại UBND huyện, quận

- Nộp thuế môn bài và thuế khoán

- Hoặc thành lập công ty mô hình công ty TNHH hoặc doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần.

Bạn cần phải nhờ đến đơn vị tư vấn để biết rõ loại hình spa mà mình muốn mở là gì. Bởi mỗi loại hình sẽ có điều kiện và yêu cầu đăng ký kinh doanh khác nhau. Để đăng ký kinh doanh spa thành công, bạn không chỉ cần chứng chỉ hành nghề mà còn phải chuẩn bị thêm nhiều loại giấy tờ khác, giấy chứng minh nguồn gốc các thiết bị spa.

THANH TRA THỊ TRƯỜNG TỚI SPA THÌ CHÚNG TA CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?

Đó là nỗi lo của rất nhiều chút Spa trong đó có tôi. Chúng ta phải đầu tư rất nhiều, tốn công sức, tiền của và trí tuệ vào đó chỉ mong muốn để được yên ổn làm ăn. Nhưng nhiều chị em bị đóng cửa bởi những cái thủ tục HÀNH CHÍNH. 

Những giấy tờ cần chuẩn bị:

1, Giấy phép kinh doanh

2, Chứng chỉ nghề

3, Giấy phép hành nghề

4, hợp đồng lao động nhân viên( nếu có nhân viên)

5, Thuế 

6, Hoá đơn mua bán máy móc

7, hoá đơn mua bán mỹ phẩm

8, giấy kiểm định sản phẩm

MỘT SỐ LƯU Ý 

1, chị em mở Spa ko được sử dụng tiêm tê trong spa( nếu có phải cất cẩn thận)

2, không được sử dụng từ ĐIỀU TRỊ

3, Bơm kim tiêm cất cẩn thận

4, ko được nhận nhân viên khi chưa đủ tuổi lao động ( nếu có thì lúc đó kêu đang học việc, học nghề). 

5, các máy móc liên quan đến kỹ thuật như máy laser, RF ...hay liên quan đến điều trị thì cần phải có giấy ký gửi của  công ty. ( vì những  máy này kỹ thuật viên ko được điều trị mà phải là Bác sĩ) 

6, kỹ thuật lăn kim phải có bác sĩ thế cho nên chúng ta chỉ nói chăm sóc da thông thường.

Có thể nhận thấy, để mở spa và kinh doanh spa thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, không chỉ mỗi giỏi nghề là đủ. Chính vì vậy, khi bạn muốn mở spa, hãy tham khảo ý kiến, tư vấn từ những chuyên gia setup spa có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành hoặc các spa đã đi trước và có kinh nghiệm nhé

Xem Thêm:  Cách xây Sản phẩm mồi (Phễu), dịch vụ mũi nhọn Spa Salon

9/ Không hiểu về tâm lý con người (Để chốt sale)

Tâm lý

Quy trình nắm bắt tâm lý con người .

Mỗi con người có mỗi tính cách khác nhau và cách thể hiện khác nhau, nếu như bạn nắm bắt tâm lý cho từng khách hàng việc chốt sale của bạn sẽ dễ dàng hơn. Nhiều chủ spa “chết yểu” vài tháng do không bán được hàng chỉ vì 

Ví dụ: bạn gặp khách hàng không thích nói nhiều, quyết đoán mà bạn nói chuyện vòng vo sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu 

Hôm nay PosApp xin chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng của mình dựa trên DISC 

Nhóm D: là con người mạnh mẽ 

Biểu hiện khi tiếp xúc : 

-Đi vào quán rất tự tin, dáng đi một cách dứt khoát, đi vào quán tự nhiên, cười đùa tự tự nhiên, tự tin, muốn thể hiện mình bản thân hiểu biết, hoặc có tiền, cách nói chuyện rất mạnh mẽ và hay đi thằng vào giá cả, không thích vòng vo, khi hỏi dịch vụ thích cái gì đắt ra và tốt nhất  và quan tâm thời gian bao lâu, chỉ tin vào kết quả .

-Cách xử lý: 

Tôn vinh họ hoặc khen ngợi họ trước rồi đi tư vấn, trong trường hợp khách thích nói đến giá luôn thì đi thẳng vào vấn đề, tư vấn vào liệu trình, ko tư vấn dài dòng, họ ko thích vòng vo, nếu họ yêu cầu giá thì nói luôn giá nhưng nhấn mạnh vào đây là dịch vụ hiệu quả và tốt nhất.

Nhóm S: Rụt Rè, nhẹ nhàng 

Biểu hiện:

Đi vào quán nhẹ nhàng, ngượng ngùng, nói chuyện kiểu không tự tin, dễ thương, nói chuyện tôn trọng mọi người và khéo léo và không dám nhìn thẳng mặt đối diện nói chuyện, khi nhắc đến nỗi đâu liên quan đến Ck hoặc con có thể khóc .

Cách xử lý:

Cần nhẹ nhàng tâm sư  nhiều hơn, quan tâm, động viên, đối với khách này dẫn dắt một cách nhẹ nhàng đến ck và con thì chốt rất dễ dàng và chốt một cách quyết liệt để dẫn dắt khách theo mình.

Nhóm I :Nhóm nói nhiều.

Biểu hiện : nói tràn nan, nói không cho chủ cơ hội vào việc, tính thích bay bổng hay khoe bản thân, thích được vui vẻ, thích được thể hiện bản thân và thế mạnh của mình, đụng vào mạch thì buôn chuyện cả ngày .

Cách xử lý:gọi tên khách hàng để giãn đoạn khách hàng .Tôn vinh, khen gợi nhưng vẫn phải đề cập đến dịch vụ không tôn vinh quá là ngồi nói chuyện cả ngày và khi chốt các dịch vụ sẽ nói tác dụng của dịch vụ là sẽ giúp chị tỏa sáng trước mọi người và nhấn mạnh là nhiều người để ý và biết đến chị vì nhóm I thích các hoạt động cộng đồng .

Nhóm C: Khó tính tỉ mỉ

Biểu hiện: 

Đi vào sẽ ngõ nghiêng quán để ta xung quanh đặc biệt là máy móc và sản phẩm, khi nói chuyện hỏi rất kỹ từ quy trình làm đến sản phẩm, thích cái tốt nhất nhưng lại trả giá như béo, so sánh spa này với spa khác, chê spa mình, khen spa khác để giảm giá .Tính toán, chưa tư vấn hỏi giá luôn, hỏi nhiều về dịch làm bằng cái gì, hỏi nhiều về thông tin mỹ phẩm .

Cách xử lý: Đưa dẫn chứng cụ thể, còn bà này còn bà kia làm nhà cháu, giới thiệu sản phẩm một cách cụ thể và rõ ràng, chi tiết, cho khách cằm, sờ, gửi .

Trách sau này sẽ rắc rối, đặc biệt không được giảm giá vì những khách này muốn giảm 1 là được Giảm 2, càng giảm càng mất giá trị khách lại quay lại nghi ngờ sản phẩm, thay vì đó sẽ tặng cho dịch vụ.

Và tất cả đấy làm nắm bắt tâm lý con người còn Chúng ta phải có kịch bản chốt sale sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều .

Xem Thêm:  12 Kinh nghiệm quản lý Spa, Nail, Salon, Thẩm mỹ viện

10/ Không chú trọng vào trải nghiệm khách hàng

trải nghiệm khách hàng

Nhiều Spa “Chết yểu” vì không chú trọng vào dịch vụ khách hàng.  Nhiều Spa bị dính phốt đôi khi đơn giản chỉ vì thái độ của nhân viên chứ chưa hẳn là về chất lượng dịch vụ. Dưới đây là 5 gợi ý giúp bạn tránh “cái bẫy” chết người này

10.1/ Về sản phẩm và dịch vụ

• Dù bạn có marketing hay hoặc chăm sóc chu đáo khách hàng đến đâu mà dịch vụ hoặc sản phẩm không mang lại hiệu quả đúng với dịch vụ và sản phẩm mà chi phí họ bỏ ra thì bạn cũng không lấy được sự hài lòng của khách hàng .

• Lưu ý : trong quá trình chúng ta tư vấn khách hàng tại spa và muốn chốt sale thành công các bạn thường gieo cho khách hàng kỳ vọng quá cao

Vd : bạn làm được 70% bạn sẽ bảo 70% thì trong đầu khách sẽ tưởng tượng lên 80% sau khi làm tới 70% thì khách hàng vẫn chưa cảm thấy hài lòng với dịch vụ

Đặc biệt hơn là làm được 70% mà nói lên 90% là toi rồi thì bạn mãi không làm được khách hàng thành công và bạn sẽ không up sale khách. Vì vậy, đừng tâng bốc thái quá bạn nhé, sẽ khó up sale được sản phẩm. Nên chân thành thì khách sẽ cảm thấy tin tưởng

10.2/ Chăm sóc khách hàng

• Duy trì sự quan tâm

+ Luôn có sự kết nối định kỳ hàng tháng với khách hàng đặc biệt các ngày sinh nhật, dịp kỷ niệm trong năm.

+ Luôn giữ thông tin khách hàng và chăm sóc kể cả khi không còn mua hàng

+ Các lần mua hàng lại luôn được ưu tiên về giá cũng như dịch vụ, các bạn có thể làm thẻ khách hàng để tích điểm thể hiện sự trân trọng và biết ơn với khách hàng cũ

• Đồng cảm với khách hàng

+Trong quá trình điều trị sẽ có lúc khách hàng khó chịu, nản, có vấn đề sự cố, chúng ta phải luôn giữ thái độ lịch sự nhẹ nhàng, đồng cảm, chu đáo với khách hàng, giải thích khách hàng hiểu.

• Chăm sóc người thân của khách hàng, bạn đang kinh doanh ngành nghề làm đẹp hầu đa là phụ nữ, chúng ta chăm sóc cho khách hàng là điều đương nhiên, nhưng bạn chăm sóc đến người mà họ sinh ra và người sinh ra họ sẽ khiến khách hàng vô cùng hạnh phúc và bạn sẽ chạm đến được cảm xúc của khách hàng, sẽ khiến họ ấn tượng mãi về spa của bạn, cái này Giang đã áp dụng và rất hiệu quả

10.3/ Địa điểm

• Địa điểm phải gần các trung tâm, như chợ, trường học, dễ tìm

• Lối vào cơ sở phải tiện lợi, đường đi dễ đi cả ô tô đến xe máy

• Chỗ để xe bảo đảm an toàn thoải mái, phải có mãi che xe cho khách hàng

• Nên thuê nhà chiều dài tầm 12m x rộng 5 mét là vừa phải và ấm cúng nếu bạn muốn mở to thì có thể thuê nhiều tầng .

10.4/ Thời gian

• Đáp ứng dịch vụ như cầu của khách hàng cần đảm bảo thời gian không để khách chờ quá lâu, vì bạn biết hầu đa chúng ta đều rất bận rộn nếu như để khách chờ quá lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của khách hàng

Các khâu thành toán đều phải được đảm bảo nhanh chóng tiện lợi .

10.5/ Văn hoá spa

• Kinh doanh tử tế, không vi phạm pháp luật

Trung thực, Công bằng, không thiên vị bất kỳ khách nào dù giàu hay nghèo luôn sẵn sàng phục vụ

• Vấn đề khách hàng là vấn đề của chính mình

• Phục vụ khách hàng là vua

• Trao cơ hội phát triển bản thân và kỹ năng nhân viên, tôn trọng ý kiến đóng góp của nhân viên, đồng đội để spa ngày càng phát triển

Xem Thêm:  Top 5 đơn vị thi công thiết kế phòng xông hơi khắp cả nước

11/ Đừng suy nghĩ điều trị xong là “xong”

Đừng suy nghĩ

Nhiều  chủ Spa mới, kể rằng đang gặp chút trục trặc về vấn đề chăm sóc khách hàng. Bạn chia sẻ thái độ phục vụ của nhân viên ở Spa rất tốt nhưng không hiểu sao chưa có khách hàng cũ nào quay lại sử dụng dịch vụ của Spa, bạn Sale bên đó cũng gọi điện nhắn tin chăm sóc khách cũ thường xuyên nhưng đều bị từ chối hoặc không trả lời. 

Hiển vào phần đánh giá Fanpage thì phát hiện ra nhiều khách hàng đánh giá 2, 3 sao dành cho Spa rất nhiều. Một vài bình luận chủ yếu có nội dung tương tự nhau như là “Chất lượng kỹ thuật viên của Spa không tốt” “Kiến thức kỹ thuật viên không nắm vững”. Mình có hỏi lại chủ Spa kia nhưng bạn ấy bảo bạn ấy có kiểm tra và đào tạo lại rồi, nhân viên ở Spa đều có kiến thức đầy đủ cả, không biết tại sao khách hàng lại đánh giá như vậy!

Thế là mình quyết định “mục sở thị” để xem thực hư xem lý do vì sao chất lượng của nhân viên Spa lại bị đánh giá kém như vậy. Đóng vai một người khách vào Spa sử dụng dịch vụ chăm sóc da mặt, mình thấy thái độ phục vụ và quy trình của các bạn rất oke. Nhưng khi đã chăm sóc da xong, mình hỏi cách chăm sóc da ở nhà đúng cách, bạn kỹ thuật viên ậm ừ rồi không trả lời được, chỉ cười trừ rồi bảo là "Em cũng không rõ lắm ạ, em mới vào làm nên chưa tìm hiểu". Hỏi thêm một bạn cũng vừa được điều trị mụn ở Spa, bạn bảo nhân viên Spa chưa bao giờ nhắc bạn về cách chăm sóc da mặt như thế nào, ăn uống ra sao để hiệu quả của liệu trình điều trị được tốt nhất. Chắc chủ Spa cũng không ngờ là chỉ vì chi tiết nhỏ vậy thôi khách hàng cũng sẽ vô cùng để ý! Vì sao?

- Vì khách hàng khó tính sẽ cảm thấy Spa không quan tâm họ đúng mực 

- Vì để đến khi để khách chủ động hỏi lại rồi, nếu trả lời khách đúng thì không sao, nhưng nếu không biết hoặc trả lời sai, chắc chắn họ sẽ đánh giá trình độ nhân viên của Spa không tốt

Vậy nhân viên Spa nên xử lý thế nào trong những trường hợp này?

- Tốt nhất là nên nắm vững đầy đủ kiến thức về dịch vụ mình chuẩn bị làm cho khách, kể cả các bước chăm sóc sau khi điều trị

- Nếu lỡ chưa rõ nhưng bị khách hàng hỏi, thì hãy trả lời với khách hàng “Em có thể xin Zalo/SĐT của chị để gửi thông tin các bước chăm sóc tại nhà đầy đủ hơn được không ạ?”, như vậy có thể tìm hiểu đầy đủ, chính xác thông tin rồi gửi cho khách sau!

- Nhờ thế mà Spa có được data khách hàng để tiện chăm sóc, thường xuyên nhắn tin hỏi thăm, quan tâm đến khách hàng, gửi họ các chương trình khuyến mãi, tương tác cùng họ trên MXH, chẳng có lý do gì khách không quay lại Spa mình!

Xem Thêm:  15 Dòng máy phun xăm tốt nhất cho spa và 7 nơi bán giá rẻ

12/ Không hiểu các chi phí cơ bản để kinh doanh Spa

Chi phí Spa

Trên các hội nhóm nhan nhản về câu hỏi chi phí mở Spa.  Dưới đây là các câu hỏi mà chủ Spa tương lai hoặc chủ spa mới thường đặt

- Cần bao nhiêu tiền ( tài chính ) để có thể vận hành 1 spa ( lớn hoặc nhỏ ) hoàn chỉnh ?

- Sẽ nuôi trong bao lâu ?

- Bao lâu thì sẽ thu hồi vốn & có lợi nhuận ?....

Thật sự, khi nghe những câu hỏi này thì việc đầu tiên mình hay hỏi ngược lại chủ spa là :

- Bạn có bao nhiêu tiền trong túi ??

- Bạn mong muốn điều gì ?

- Bạn dự định thời gian thu hồi vốn ra sao ?

Khi nghe mình hỏi vậy thì tất cả nhà đầu tư ( chủ spa ) đều giật mình. Bạn biết sao không ? Đơn giản bởi vì chỉ có bạn mới biết bạn có bao nhiêu tiền để mở spa và chỉ có bạn mới biết quy mô spa của mình sẽ như thế nào ? Từ đó bạn sẽ xem xét các khía cạnh tài chính của việc vận hành spa ra sao để phân bổ nguồn tài chính ( Tiền ) cho hợp lý mà thôi. Chứ bạn đừng đem câu hỏi : Em muốn mở spa mà không biết cần bao nhiêu vốn ? Đi hỏi mọi người xin lời khuyên. Thật ra, để đưa ra một mức giá hay lời khuyên chính xác về chi phí mở spa là gần như không thể bởi vì nó có vô số yếu tố bạn cần xem xét và có sự thay đổi đáng kể giữa các quy mô spa khác nhau nữa.

Chung quy lại có 2 loại chi phí cơ bản chúng ta cần xem xét như sau :

1. Chi phí trước thành lập : bao gồm

- Chi phí sửa chữa spa hoặc xây mới, trang trí…..

- Chi phí mua sắm trang thiết bị, máy móc, đồng phục, mỹ phẩm..

- Chi phí đăng ký : giấy phép hành nghề, dịch vụ đăng ký kinh doanh ( nếu có)

- Chi phí Remarketing : in ấn name card, voucher, website, fanpage, chạy quảng cáo nhận diện thương hiệu…

- Chi phí đào tạo : ( nếu có )

2. Chi phí sau thành lập ( Hàng tháng )

- Chi phí nhân viên : lương cơ bản nhân viên, lễ tân, quản lý, thưởng doanh số, hoa hồng ….

- Chi phí phúc lợi nhân viên ( ngoài lương ): bảo hiểm, quà tết, lễ…

- Chi phí cố định : Tiền nhà, nước, điện thoại, internet, thuế, quảng cáo, nguyên phụ liệu cho hoạt động hàng tháng

Các khoản chi này có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào loại hình spa bạn định mở và các yếu tố khác nữa sẽ ảnh hưởng đến giá cuối cùng của sản phẩm dịch vụ mà bạn muốn bán ra. Nếu bạn đang xây dựng cơ sở spa của mình từ đầu, chi phí để mở một spa sẽ lớn hơn nhiều so với việc bạn chỉ cải tạo nhỏ trên cơ sở hiện có.

Và quan trọng nhất. nên giữ đủ tiền mặt đủ để vận hành trong 6 tháng không có lãi. Đừng để dồn chi phí hết vào setup Spa rồi “Đứt gánh giữa đường”. 

Xem Thêm:  10 Kinh nghiệm mở Spa ở quê có lãi & 3 điều cần tránh

13/ Không quản lý Spa chặt chẽ

Không quản lý chặt chẽ

Nhiều chủ Spa tuy không lo lắng về cảnh vắng khách nhưng lại có những mối bận tâm lớn về quản lý nói chung (Bao gồm quản lý tài chính, quản lý nhân viên, quản lý hoa hồng, lương thưởng nhân viên, quản lý thông tin khách hàng - lịch hẹn của khách). Nói chung, đây là một trong những vấn đề rất khó trong khâu vận hành

- Quản lý tài chính: Đây là một trong những vấn đề rất lớn bởi nó liên quan đến việc dòng tiền vào - ra. Một ngày, một spa lớn dòng tiền vào ra vài trăm triệu là rất bình thường. Với một lượng tiền mặt khổng lồ như vậy mà không có hệ thống quản lý chặt chẽ cho Spa sẽ dẫn đến việc thất thoát tiền rất lớn (Do nhân viên, do thất thoát thông thường…)

- Quản lý thông tin khách hàng: Bao gồm quản lý lịch hẹn của khách, quản lý hạng thẻ, thẻ thành viên, thẻ liệu trình, lưu trữ thông tin khách hàng, lịch sử chăm sóc khách hàng

- Quản lý nhân viên: Bao gồm quản lý lương, hoa hồng nhân viên, cơ cấu thu nhập lũy tiến…

Phần mềm quản lý Spa PosApp hiện nay có thể giải quyết các vấn đề cơ bản trên. Một số các tính năng bao gồm: 

Tương thích với nhiều thiết bị: bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý Spa PosApp trên điện thoại di động, máy tính, laptop hay trên thiết bị bán hàng chuyên dụng.

Quản lý khách hàng chi tiết: 

Phân loại thông tin khách hàng theo các nguồn như Facebook, Website, Google.

Liệu trình sử dụng dịch vụ của khách hàng được theo dõi chặt chẽ, khắc phục tình trạng khách hàng quên mang phiếu liệu trình khi đến Spa.

Phần mềm tự động phân nhóm khách hàng theo hạng thẻ với gói liệu trình như VIP/ Loyalty/ Bạch kim và áp dụng chính sách giảm giá, chiết  khấu cho từng hạng thẻ khác nhau.

Mã giảm giá, quà tặng được áp dụng trong phần mềm

Đặt lịch hẹn dịch vụ:

Chỉ với vài thao tác đơn giản, khách hàng có thể chọn giờ thực hiện liệu trình, phòng/ bàn, kỹ thuật viên trên phần mềm quản lý Spa PosApp.

Sau khi khách hàng đã đặt lịch hẹn qua phần mềm, trạng thái phòng sẽ được cập nhật ngay lập tức như tên Khách hàng đang dùng dịch vụ/ Kỹ thuật viên thực hiện/ Số phòng/ Thời gian thực hiện liệu trình.

Dễ dàng theo dõi theo thông tin khách hàng từ xa qua thiết bị cá nhân.

Quản lý tiền lương nhân viên theo:

Gói liệu trình

Các thao tác như Đặt lịch cho khách/ Nhập kho/ Hủy lịch/ Xuất hóa đơn

Quyền truy cập khác nhau ở từng như Kho, Bán hàng, Thu ngân

Nhiều hình thức thanh toán: bạn có thể thanh toán qua tiền mặt, tất cả các loại thẻ ngân hàng, ví điện tử Momo, VNPay

Xem Thêm:  Cách xây Sản phẩm mồi (Phễu), dịch vụ mũi nhọn Spa Salon

14/ Một số các nguyên nhân khác

Nguyên nhân khác

Ví dụ giả định:  Chị chủ spa B có 700 triệu khởi nghiệp. Chị ném hết 700tr vào hạng mục đầu tư. Còn thiếu chị đi vay mượn thêm 300tr để hoàn thành các hạng mục. Chị là 1 chủ spa đi lên từ 1 kỹ thuật viên của spa. Chị chưa có kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu.

Sai lầm trong suy nghĩ của những người mới khởi nghiệp Spa: Đa số các spa đều nghĩ mình làm spa hiệu quả thì khách khác đến trong đó có chị. Nhưng trước khi khách biết đến mình chất lượng tốt thì mình cần làm gì để tạo nguồn hàng. Có spa thì đầu tư vào chạy quảng cáo chương trình khuyến mãi giảm giá....nhưng cuối cùng chi phí chạy quảng cáo nhiều mà không hiệu quả. Còn spa thì phát tờ rơi, căng băng rôn rất nhiều mà khách hàng không đến.

Nguyên nhân: Nội dung khuyến mãi chưa cuốn hút. Ưu đãi không làm nổi bật được giá trị mình mang lại. Thiết kế chưa bắt mắt, cách tặng thẻ thiếu tính trân trọng đối với khách hàng. Nếu có khách hàng đến thì tay nghề kỹ thuật nhân viên và sản phẩm dịch vụ chưa thật sự khiến khách hàng hài lòng .

Vấn đề chảy máu nhân sự: Đây là vấn đề khiến hầu hết các chủ Spa đau đầu, tuyển mãi mới được vài người đào tạo được vài tháng lại nghỉ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhân sự nghỉ, do không thích nghi được môi trường spa, thiếu kỹ năng, chính sách không thoả đáng, bị ngược đãi, cãi nhau nội bộ, nhất là đủ lông đủ cánh rồi bay mất.

Chiến lược:  nói đến chiến lược có vẻ ngôn ngữ trừu tượng đối với chị. Nhưng thực tế tất cả spa lớn đều có chiến lược, chiến thuật cụ thể để phát triển cũng như vượt qua những khó khăn. Khi làm spa mà không có chiến lược kế hoạch đầu tư phát triển và truyền thông rõ ràng. Không có sản phẩm tốt, nhân sự không tốt, marketing không có. Chắc chắn spa không sống được và cái kết là thanh lý Spa 

Xem Thêm:  12 Kinh nghiệm quản lý Spa, Nail, Salon, Thẩm mỹ viện

Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý Spa - Thẩm mỹ viện tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Xem thêm:

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!