Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?

Mở cửa hàng tạp hoá cần giấy tờ gì? là một trong những khó khăn của người kinh doanh khi mở cửa hàng tạp hóa. Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa như thế nào? Đăng ký giấy tờ ở đâu? Để giải đáp thắc mắc của bạn, PosApp sẽ chia sẻ nhanh những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa qua bài viết dưới đây.  

Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?

1/ Cửa hàng tạp hóa khác gì siêu thị mini

Về cơ bản, cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini đều là hoạt động kinh doanh bán lẻ nhưng hai mô hình kinh doanh này có những đặc điểm khác nhau như sau:



Như vậy, về thủ tục giấy tờ, siêu thị mini cần nhiều giấy tờ hơn và cần nhiều sự quản lý của cơ quan chính quyền hơn là cửa hàng tạp hóa.

Khi chưa có kinh nghiệm kinh doanh bán lẻ, bạn nên chọn phương án mở cửa hàng tạp hóa tự chọn thay vì kinh doanh siêu thị mini để có thể tối giản được thủ tục pháp lý cũng như làm quen với mô hình kinh doanh bán lẻ. 

Xem Thêm:  Top 10 bước lập kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả

2/ Mở cửa hàng nhỏ có cần đăng ký kinh doanh không?

Khi mới chuẩn bị để bắt đầu kinh doanh cửa hàng tạp hóa, vì chưa có kinh nghiệm kinh doanh nên chắc rằng bạn sẽ thắc mắc hình thức kinh doanh của mình có cần đăng ký giấy phép kinh doanh hay không? Dưới đây, PosApp sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Đặt tên tạp hóa theo địa chỉ

Kinh doanh tạp hoá cần giấy tờ gì? Cần đăng ký kinh doanh hay không?

Căn cứ vào điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên thì không phải đăng ký kinh doanh.

Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. 

Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

1. Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

2. Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

3. Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

4. Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

5. Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

6. Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

mặt bằng tạp hóa

Kinh doanh lưu động là là hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Vậy mở cửa hàng tạp hóa, kinh doanh nhỏ lẻ vẫn cần đăng ký giấy phép kinh doanh.

Xem Thêm:  250+ mẫu thiết kế shop giày dép nhỏ đẹp và tiết kiệm

3/ Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh

Thủ tục mở tạp hóa cần những gì? Đầu tiên, việc mở cửa hàng tạp hóa cần giấy phép kinh doanh. Với quy mô cửa hàng tạp hóa bạn có thể đăng ký kinh doanh ở mức độ kinh doanh cá thể. Thủ tục mở cửa hàng bán lẻ cần tuân theo đúng trình tự dưới đây.

giấy phép kinh doanh

Mở cửa hàng tạp hoá cần những giấy tờ gì?

Người đại diện hộ gia đình (trong trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập) hoặc cá nhân (nếu trường hợp do cá nhân thành lập) gửi giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi mà bạn mở tiệm tạp hóa.

Trên giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh phải có đầy đủ và chính xác những thông tin sau:

  • + Tên đại diện hộ kinh doanh;
  • + Địa chỉ mở tiệm tạp hóa;
  • + Số vốn kinh doanh;
  • + Ngành, nghề kinh doanh;
  • + Số lao động; 
  • + Họ tên, địa chỉ nơi cư trú, chữ ký, số và ngày cấp thẻ căn cước công dân.

Khi đi đăng ký giấy phép kinh doanh, bạn nhớ mang theo bản sao công chứng hợp lệ của thẻ căn cước công dân. Riêng trường hợp nhóm cá nhân thì phải kèm theo biên bản nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.

Trường hợp những ngành nghề cần phải có chứng chỉ ngành nghề thì ngoài những giấy tờ đã quy định, bạn còn phải đem theo bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của đại diện hộ gia đình hoặc nhóm cá nhân hay chỉ cá nhân.

Trường hợp những ngành nghề cần phải có vốn pháp định thì ngoài những giấy tờ theo quy định, bạn còn cần phải chuẩn bị sẵn bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp.

hoàn thiện thủ tục pháp lý

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sau khi nhận hồ sơ sẽ trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ nếu như bạn đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • + Ngành nghề kinh doanh không thuộc mục các ngành nghề mà nhà nước cấm kinh doanh.
  • + Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp với quy định.
  • + Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Nếu sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mà bạn vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì bạn có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo.

giấy phép kinh doanh

Sau khi đã có giấy đăng ký kinh doanh, bạn cần đến chi cục thuế quận huyện đăng ký kinh doanh để kê khai và nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh. Mục 4 sẽ nêu rõ các loại thuế bạn cần phải đóng.

Ngoài hai loại giấy tờ vừa nêu trên, bạn còn cần phải có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy phòng cháy chữa cháy thì bạn có thể liên hệ công an phường hoặc phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy nơi bạn mở cửa hàng tạp hóa để được xác nhận và được cấp giấy chứng nhận.

Còn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn có thể hỏi tại bộ phận quản lý thị trường, ủy ban nhân dân phường tại nơi bạn đặt cửa hàng. Tờ giấy này rất quan trọng, bạn cần phải có càng sớm càng tốt. Nếu không có giấy phép này, cửa hàng tạp hóa của bạn có thể bị phạt lên đến 30.000.000đ.

Xem Thêm:  250+ Mẫu kệ siêu thị tạp hóa-bán hàng mini-giá rẻ đẹp nhất

4/ Các loại thuế cần phải đóng khi kinh doanh bán lẻ

Theo quy định hiện hành, đối với một cá thể kinh doanh cửa hàng tạp hóa, bạn phải cần đóng các loại thuế sau:

4.1/ Thuế môn bài 

Thuế môn bài

Để có thể xác định số thuế môn bài bạn cần phải đóng cho một năm thì bạn cần phải dựa vào thu nhập của bạn. Hiện tạo có 6 mức thuế môn bài được quy định theo văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC, tùy vào mức thu nhập của bạn là bao nhiêu mà quy ra mức thuế môn bài bạn phải nộp. Cụ thể:



4.2/ Thuế khoán (thuế GTGT và thuế TNCN)

Đối với loại thuế này, khi doanh thu của bạn trên 100 triệu/năm hoặc trên 8.4 triệu/tháng thì bạn sẽ phải nộp thuế TNCN (thuế thu nhập cá nhân) và GTGT (thuế giá trị gia tăng) theo phương pháp khoán.

Thuế khoán

Loại thuế này được tính dựa vào doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế, cụ thể:

  • + Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ thuế GTGT
  • + Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN * Tỷ lệ thuế TNCN

Xem Thêm:  25 ý tưởng kinh doanh dịp tết 2024 lợi nhuận cao

5/ Kinh nghiệm khi mở cửa hàng tạp hóa

5.1/ Không nên đăng ký kinh doanh theo hình thức công ty

Mặc dù thủ tục đăng ký kinh doanh công ty và thủ tục đăng ký kinh doanh cá thể không quá khác nhau, thời gian đăng ký và chi phí bỏ ra không khác nhau nhiều nhưng việc vận hành báo cáo một công ty phức tạp hơn rất nhiều so với việc vận hành báo cáo hộ kinh doanh cá thể.

không hiểu quy mô kinh doanh

Việc lập công ty sẽ phát sinh nhiều chi phí khác như chi phí chữ ký số, chi phí phần mềm kê khai thuế, kê khai bảo hiểm xã hội,... Và hàng tháng bạn cần kê khai thuế cho công ty chứ không phải theo quý như kinh doanh cá thể.

Khi không có chuyên môn kế toán, việc kê khai này có thể chiếm phần lớn thời gian làm việc của bạn, bạn khó mà chuyện tâm vào việc bán hàng của mình, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến doanh thu của cửa hàng.  

5.2/ Đàm phán để được giảm thuế?

Do mức doanh thu cửa hàng tạp hóa khó mà xác định chính xác nên bên chi cục thuế sẽ đàm phán với bạn về mức doanh thu mà cửa hàng có thể đạt được. Khi mới bắt đầu kinh doanh cửa hàng tạp hóa, bạn sẽ bị áp mức thuế từ 300.000VNĐ - 500.000VNĐ/tháng bởi đây là mức tối thiểu cửa hàng tạp hóa hoàn toàn có thể đạt được.

tạo cuộc tranh luận trên face

Mức thuế khoán này hoàn toàn có thể là lợi thế nếu cửa hàng tạp hóa của bạn kinh doanh tốt và cũng có thể là điều bất lợi nếu cửa hàng của bạn kinh doanh không đặt mức kỳ vọng. 

Tuy nhiên, bạn không nên tranh cãi với cán bộ để được hưởng mức thuế thấp hơn, điều, điều này chẳng mang lại lợi lộc gì cho bạn.

Xem Thêm:  10 Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng quà lưu niệm với số vốn nhỏ

5.3/ Nhập ít hàng trước khi có giấy phép kinh doanh an toàn thực phẩm

Theo như kinh nghiệm của PosApp thì giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thật sự rất quan trọng và đây là điều kiện cần thiết để bạn có thể kinh doanh cửa hàng tạp hóa lâu dài. 

hàng hóa

Nếu bạn nhập quá nhiều hàng hóa về bán trong khi chưa nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bạn có thể gặp nhiều rắc rối. Một trong số những rắc rối bạn có thể gặp phải là khó lòng đảm bảo toàn bộ chất lượng hàng hóa mình nhận về bán có đáp ứng giấy phép này hay không? 

Vì vậy, bạn nên tìm kiếm nguồn cung hàng hóa uy tín và sau đó nhập một lượng vừa đủ để bán trước khi đoàn kiểm tra đến kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại cửa hàng tạp hóa của bạn.

5.4/ Không nên quên giấy tờ về phòng cháy chữa cháy

phòng cháy

Dù giấy tờ này không hoàn toàn cần thiết và hầu như các chủ cửa hàng tạp hóa đều không để ý đến nó do phát sinh thêm chi phí trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy nhưng có một giấy phép phòng cháy chữa cháy cũng giúp cửa hàng của bạn tự tin hơn trong việc vận hành và thật sự cần thiết khi ra trường hợp khẩn cấp.

Xem Thêm:  15 Bí quyết mở cửa hàng gốm sứ cho người mới bắt đầu

6/ Một số câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng bán lẻ

Một số câu hỏi được nhiều chủ cửa hàng tạp hóa thắc mắc khi họ bắt đầu kinh doanh:

Câu hỏi

Tóm lại, cần những mẫu kinh doanh hàng tạp hóa nào?

Giấy phép kinh doanh là quan trọng nhất. Ngoài ra bạn còn cần phải có giấy chứng nhận đã đóng thuế, giấy phép phòng cháy chữa cháy và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đăng ký giấy phép kinh doanh, giấy giấy phép phòng cháy chữa cháy và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?

Bạn đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể tại phòng kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi bạn mở cửa hàng tạp hóa.

Giấy phòng cháy chữa cháy bạn có thể liên hệ công an phường hoặc phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy nơi bạn mở cửa hàng tạp hóa.

Còn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn có thể hỏi tại bộ phận quản lý thị trường, ủy ban nhân dân phường tại nơi bạn đặt cửa hàng.

Photo công chứng giấy phép kinh doanh ở đâu?

Bất kỳ Ủy ban nhân dân xã/phường nào cũng cũng sẽ giải quyết vấn đề phô tô công chứng giấy phép kinh doanh. 

Có nên mở cửa hàng tạp hóa không?

Câu trả lời là có. Bởi nhu cầu sử dụng nhu yếu phẩm của người dân luôn tăng cao nên việc kinh doanh cửa hàng tạp hóa không thể thua lỗ được. Nếu có niềm đam mê kinh doanh nhưng bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu thì có thể lựa chọn mô hình kinh doanh tạo hóa, siêu thị mini.

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến thủ tục mở cửa hàng bán lẻ và các giấy tờ liên quan. Hy vọng những thông tin mà PosApp vừa cung cấp sẽ giúp bạn tự tin hơn, chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch kinh doanh cửa hàng tạp hóa của mình.

Ảnh gif Trọn bộ thiết bị quản lý siêu thị, tạp hóa

Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc liên hệ PosApp thông qua các hình thức sau:

Xem demo trực tiếp tại:

  • HCM: Lầu 5, tòa nhà HS Building, 260/11 Nguyễn Thái Bình, Quận Tân Bình
  • Hà Nội: Tầng 4, 174 đường Láng, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa
  • Đà Nẵng: Số 128 Lý Tự Trọng, Hải Châu

Xem thêm:

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!