✓ Đáp ứng đầy đủ Nghị định 70/2025/NĐ-CP mới nhất
✓ Dễ dàng lập và gửi hóa đơn trong vòng 5 giây
✓ Dành cho cửa hàng bán lẻ, dịch vụ, hộ kinh doanh
✓ 35.000+ đơn vị đã sử dụng giải pháp
Hóa đơn điện tử máy tính tiền là loại hóa đơn điện tử được lập và xuất thông qua các thiết bị như máy tính tiền, phần mềm bán hàng hoặc hệ thống POS (Point of Sale). Đây là hình thức hóa đơn hiện đại, được kết nối trực tiếp với cơ quan thuế, giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình quản lý hóa đơn, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật.
Hóa đơn này thường được sử dụng trong các lĩnh vực bán lẻ, nhà hàng, siêu thị, và các ngành dịch vụ để tối ưu hóa tốc độ thanh toán, giảm sai sót và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Lợi ích của hóa đơn điện tử máy tính tiền:
• Tiết kiệm thời gian: Lập hóa đơn nhanh chóng, chính xác.
• Kết nối trực tiếp với cơ quan thuế: Đảm bảo minh bạch và tuân thủ quy định.
• Giảm chi phí: Không cần in ấn hoặc lưu trữ hóa đơn giấy.
• Thân thiện với môi trường: Giảm sử dụng giấy, bảo vệ môi trường.
Theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hằng năm từ 1 tỷ đồng trở lên và hoạt động trong 06 nhóm ngành nghề sau đây sẽ thuộc đối tượng bắt buộc sử dụng Hóa đơn điện tử máy tính tiền:
1/ Bán lẻ hàng hóa (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác): Bao gồm các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, các chuỗi bán lẻ quần áo, giày dép, đồ gia dụng, điện tử tiêu dùng,... (không bao gồm các đại lý, showroom ô tô, xe máy).
2/ Ăn uống, nhà hàng, khách sạn: Các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quán bar, khách sạn, nhà nghỉ, homestay... nơi có các hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống và lưu trú trực tiếp cho khách hàng.
3/ Vận tải hành khách: Các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi, xe khách liên tỉnh, xe buýt, xe hợp đồng (có tính cước theo chuyến/lượt hoặc có hệ thống tính tiền tự động).
4/ Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, chiếu phim: Bao gồm các rạp chiếu phim, công viên giải trí, khu vui chơi, sàn nhảy, karaoke, các cơ sở biểu diễn nghệ thuật,...
5/ Dịch vụ phục vụ cá nhân khác: Các dịch vụ trực tiếp cho cá nhân như cắt tóc, gội đầu, làm đẹp, giặt là, sửa chữa đồ dùng cá nhân, dịch vụ y tế tư nhân (phòng khám, nhà thuốc), giáo dục tư nhân (trung tâm ngoại ngữ, gia sư)... (trừ các trường hợp đặc thù đã có quy định riêng về chứng từ).
6/ Kinh doanh xổ số, bảo hiểm, casino và trò chơi điện tử có thưởng: Các hoạt động đặc thù này cũng được đưa vào diện bắt buộc sử dụng HĐĐT MTT để tăng cường quản lý doanh thu.
Bán lẻ hàng hóa
Ăn uống, Nhà hàng, Khách sạn
Vận tải hành khách
Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí
Dịch vụ phục vụ cá nhân khác
Kinh doanh xổ số, bảo hiểm, casino, trò chơi có thưởng
✓ PosApp là đơn vị cung cấp giải pháp đã ký kết với chi cục thuế khu vực 2 để triển khai Nghị Định 70 về việc sử dụng Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
✓ Dịch vụ Hóa đơn điện tử do PosApp cung cấp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC, Quyết định 1450/QĐ-TCT, Quyết định 1510/QĐ-TCT.
✓ Thao tác phát hành hóa đơn điện tử trên máy tính tiền PosApp dễ dàng, cho phép quản lý, tra cứu hóa đơn điện tử đã phát hành
✓ Sau khi order đơn hàng, nhân viên có thể xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng từ máy tính tiền trong vài giây
✓ Tiết kiệm chi phí in ấn, lưu trữ và vận chuyển hóa đơn
✓ Không cần đầu tư nhiều các thiết bị, cửa hàng chỉ cần điện thoại di động và phần mềm PosApp là có thể phát hành hóa đơn điện tử.
Xuất hóa đơn điện tử nhanh chóng ngay trên điện thoại, máy tính với phần mềm PosApp chỉ với vài thao tác đơn giản. Hỗ trợ in hóa đơn nhanh chóng
Xuất hóa đơn điện tử trực tiếp từ các thiết bị máy tính tiền thu ngân chuyên nghiệp. Thường dùng cho cửa hàng dịch vụ, ăn uống, bán lẻ có quầy thu ngân chuyên nghiệp
Hỗ trợ xuất hóa đơn điện tử cũng như hóa đơn giấy có kèm mã tra cứu và mã cơ quan thuế cho khách hàng. Máy có tích hợp sẵn máy in để in bill khi thanh toán thành công
Gói Phần mềm HĐĐT
1.370.000 đồng
(Giá cũ: 1.590.000đ)
✔ 1.000 Hóa đơn điện tử máy tính tiền
✔ Chữ ký số 1 năm
✔ Phần mềm bán hàng 1 năm
Tính năng:
✔ Tính năng bán hàng cơ bản
✔ Hỗ trợ tích hợp - sử dụng Online trong suốt quá trình sử dụng
✔ Quản lý danh mục sản phẩm
✔ Bán hàng trên 1 thiết bị (PC hoặc điện thoại)
Gói Cơ Bản
1.800.000 đồng
(Giá cũ: 2.690.000đ)
✔ 1.000 Hóa đơn điện tử máy tính tiền
✔ Chữ ký số 3 tháng
✔ Phần mềm bán hàng 1 năm
Tính năng:
✔ Đầy đủ tính năng gói Phần mềm HĐĐT
✔ Quản lý kho cơ bản
✔ Hỗ trợ sử dụng - Training nhân viên
✔ Theo dõi báo cáo từ xa
✔ Quản lý phân quyền nhân viên
✔ Bán hàng trên 3 thiết bị (PC hoặc Điện thoại hoặc Máy POS)
Gói Phổ Biến
2.640.000 đồng
(Giá cũ: 3.590.000đ)
✔ 1.000 Hóa đơn điện tử máy tính tiền
✔ Chữ ký số 3 tháng
✔ Phần mềm bán hàng 1 năm
Tính năng:
✔ Đầy đủ tính năng gói Cơ bản
✔ Tính năng bán hàng Online
✔ Quản lý kho nâng cao
✔ Quản lý công nợ khách hàng, Supplier
✔ Màn hình hiển thị Bếp - Bar (Cho ngành ăn uống)
✔ Tính năng đặt lịch dịch vụ
✔ Website bán hàng Online
Gói Nâng Cao
3.588.000 đồng
(Giá cũ: 4.990.000đ)
✔ 1.000 Hóa đơn điện tử Máy tính tiền
✔ Chữ ký số 3 tháng
✔ Phần mềm bán hàng 1 năm
Tính năng:
✔ Đầy đủ tính năng gói Phổ biến
✔ Báo cáo Thu-chi, Tài chính chuyên sâu
✔ Quản lý chuỗi chuyên sâu, nhiều kho
✔ Quản lý kho nâng cao
✔ Quản lý công nợ khách hàng, Supplier
✔ Tính năng đặt bàn Online - QR order (Ngành F&B)
✔ Loyalty - CRM - Hạng thẻ chuyên sâu
✔ Tính năng thẻ trả trước
Máy in hoá đơn
✔ Dùng để: In hóa đơn bán hàng
✔ Tốc độ in: 200mm/s
✔ Khổ giấy: 80mm
✔ Cổng kết nối: LAN/ USB hoặc Bluetooth
Máy POS thu ngân
✔ Dùng để: Bán hàng cảm ứng (Thay cho thiết bị máy tính - Thường đặt tại quầy thu ngân trường hợp khách có quầy thu ngân
✔ Hệ điều hành: Android 11
✔ CPU: RK3566 QUAD-CODE 1.8 GHZ
✔ Màn hình: 10.1” cảm ứng chạm đa điểm
✔ Bộ nhớ: 2GB RAM/ 16GB ROM
Máy POS cầm tay
✔ Dùng để: Bán hàng - In bill (Thay cho điện thoại)
✔ Hệ điều hành: Android 11
✔ Máy in: Khổ 57mm
✔ Màn hình: 5.5"HD+, 1440*720
✔ Bộ nhớ: 2GB RAM/ 16GB ROM
✔ Tốc độ in: 80 mm/s
Loa Tingbox
✔ Thông báo bằng giọng nói khi thanh toán thành công
✔ Loại bỏ việc bị giả mạo các giao dịch khi thanh toán
✔ Hiển thị mã QR động kèm số tiền của đơn hàng
✔ Kết nối và đối soát ngay trên phần mềm PosApp
(Giúp bạn quản trị danh mục sản phẩm, linh hoạt bán hàng trên điện thoại, máy tính, máy POS bán hàng)
✓ Tính tiền - In hóa đơn nhanh chóng
✓ Tự động đồng bộ đơn hàng đến từng bộ phận trong cửa hàng
✓ Đối soát đơn hàng chặt chẽ - Hạn chế thất thoát
✓ Kiểm soát Xuất - nhập kho, hàng tồn, nhà cung cấp,... chặt chẽ
✓ Phân quyền và quản lý nhân viên dễ dàng
✓ Chủ động xem các báo cáo tài chính mọi lúc, mọi nơi
✓ Hỗ trợ thanh toán tiền mặt, thẻ ngân hàng, ví điện tử
✓ Quản lý doanh thu theo hình thức thanh toán
✓ Hỗ trợ kết nối với các kênh bán hàng Online như Grabfood, Shopeefood
✓ Tạo website bán hàng in bil tính tiền hoàn toàn miễn phí
"NextPay của Shark Bình đồng loạt rót hàng triệu USD vào 3 startup trong đó có PosApp"
"NextPay rót triệu USD vào 3 Start-up bao gồm PosApp.vn"
Bạn cần tư vấn? Vui lòng để lại thông tin liên hệ chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất!
Lượt tải ứng dụng PosApp
Cửa hàng sử dụng hàng ngày
năm kinh nghiệm phát triển giải pháp bán hàng
Khách hàng đến từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ
Liên hệ qua với tư vấn viên của chúng tôi qua Zalo
Liên hệ qua với tư vấn viên của chúng tôi trên Fanpage PosApp.vn
Tổng đài tư vấn hỗ trợ từ 8h - 22h00 (nghỉ trưa từ 12h - 13h) tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ!
1. Những điều cần chuẩn bị để sử dụng Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Để có thể sử dụng HĐĐT MTT, đơn vị kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện về đối tượng và chuẩn bị các yếu tố về mặt kỹ thuật, thủ tục, cùng với các giấy tờ pháp lý cần thiết.
Về điều kiện cơ bản:
- Đối tượng bắt buộc: Đơn vị của bạn phải thuộc diện bắt buộc sử dụng HĐĐT MTT theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP. Điều này thường áp dụng cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên và hoạt động trong các lĩnh vực bán lẻ hàng hóa, ăn uống, khách sạn, vận tải hành khách, dịch vụ vui chơi giải trí, và các dịch vụ phục vụ cá nhân khác.
- Mã số thuế: Đơn vị phải có mã số thuế hợp lệ và đang hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.
- Đăng ký với cơ quan thuế: Phải hoàn tất việc đăng ký sử dụng HĐĐT MTT với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Phần mềm phù hợp: Cần có phần mềm quản lý bán hàng (POS) hoặc giải pháp hóa đơn điện tử có khả năng kết nối và truyền dữ liệu hóa đơn trực tiếp về cơ quan thuế.
Về mặt giấy tờ pháp lý và thông tin cần cung cấp:
- Giấy phép Đăng ký kinh doanh (GPĐKKD): Đây là giấy tờ quan trọng nhất để xác định tư cách pháp nhân/thể nhân kinh doanh của bạn. Thông tin trên GPĐKKD (tên đơn vị, mã số thuế, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh) sẽ được sử dụng để đăng ký và cấu hình hệ thống hóa đơn điện tử.
- Căn cước công dân (CCCD) của người đại diện pháp luật/chủ hộ kinh doanh: CCCD là giấy tờ tùy thân cần thiết để xác minh thông tin của người chịu trách nhiệm chính trong việc đăng ký và quản lý hóa đơn điện tử. Thông tin trên CCCD (họ tên, số CCCD, ngày cấp, nơi cấp) sẽ được dùng để đối chiếu khi đăng ký dịch vụ hoặc trong các giao dịch với cơ quan thuế.
- Chứng thư số (chữ ký số): Đây là công cụ không thể thiếu để ký các tờ khai đăng ký, thông báo với cơ quan thuế. Mặc dù HĐĐT MTT không yêu cầu chữ ký số trên từng hóa đơn, nhưng chứng thư số vẫn cần thiết cho các thủ tục hành chính điện tử.
Về mặt kỹ thuật:
- Thiết bị bán hàng: Có máy tính tiền hoặc thiết bị bán hàng (máy tính hoặc điện thoại hoặc máy POS) có khả năng tương thích và kết nối với phần mềm quản lý.
- Phần mềm chuyên dụng: Phần mềm quản lý bán hàng PosApp
- Phần mềm hóa đơn điện tử: Do PosApp cung cấp hoặc nếu bạn đã có sẵn thì tích hợp vào. Phần mềm này sẽ tích hợp với các phần mềm POS để khởi tạo và truyền dữ liệu hóa đơn.
2. Quy trình PosApp triển khai HĐĐT máy tính tiền cho khách hàng
PosApp là một trong những nhà cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đồng hành cùng chi cục thuế vùng 2 đã xây dựng quy trình triển khai HĐĐT MTT chặt chẽ và thuận tiện cho khách hàng, bao gồm các bước chính sau:
- Tư vấn và khảo sát: PosApp sẽ chủ động tư vấn chi tiết cho khách hàng về các quy định mới nhất của Nghị định 70/2025/NĐ-CP, đồng thời xác định xem khách hàng có thuộc đối tượng bắt buộc sử dụng HĐĐT MTT hay không. PosApp sẽ khảo sát nhu cầu và hiện trạng hệ thống của khách hàng để giới thiệu giải pháp phù hợp nhất
- Hỗ trợ đăng ký với cơ quan thuế: PosApp sẽ hướng dẫn khách hàng cách lập và gửi Tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (Mẫu 01/ĐK-HĐĐT) qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trong quá trình này, PosApp sẽ hỗ trợ đảm bảo các thông tin từ GPĐKKD và CCCD của người đại diện/chủ hộ được khai báo chính xác. Đội ngũ hỗ trợ của PosApp cũng sẽ giúp khách hàng theo dõi phản hồi từ cơ quan thuế để đảm bảo việc đăng ký được chấp thuận thành công.
- Thiết lập và cấu hình hệ thống: Sau khi đăng ký thành công, PosApp sẽ có hỗ trợ kỹ thuật viên khởi tạo mẫu HĐĐT MTT trên phần mềm PosApp theo đúng quy định. Đồng thời, PosApp sẽ thiết lập kết nối giữa phần mềm quản lý bán hàng (PosApp) của khách hàng và phần mềm hóa đơn điện tử, đảm bảo dữ liệu bán hàng có thể tự động truyền tải để khởi tạo HĐĐT MTT. Các công cụ cần thiết như PosApp Ký số (nếu có) cũng sẽ được hướng dẫn cài đặt.
- Đào tạo và hỗ trợ sử dụng: PosApp cung cấp các buổi đào tạo chi tiết để người dùng có thể nắm vững quy trình bán hàng và xuất HĐĐT MTT trực tiếp trên máy tính tiền. Hướng dẫn bao gồm cách phát hành hóa đơn (từng hóa đơn hoặc hàng loạt) và cách gửi dữ liệu về cơ quan thuế. Đặc biệt, PosApp sẽ đào tạo về quy trình xử lý HĐĐT MTT khi có sai sót (như điều chỉnh, thay thế, thông báo sai sót) theo đúng quy định bằng hình thức Online
- Hỗ trợ kỹ thuật và cập nhật: PosApp cung cấp kênh hỗ trợ kỹ thuật để giải đáp mọi thắc mắc và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng. Đồng thời, PosApp cam kết liên tục cập nhật phần mềm để đảm bảo tuân thủ các quy định mới nhất từ Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế, giúp khách hàng yên tâm sử dụng.
Nếu bạn đã có phần mềm HĐĐT sẵn có, PosApp có khả năng kết nối với đa số các nhà cung cấp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền (HĐĐT MTT) trên thị trường. Bạn chỉ cần cung cấp mã ký hiệu, dữ liệu bán hàng từ hệ thống POS của PosApp có tự động truyền sang hệ thống HĐĐT MTT của nhà cung cấp mà bạn đang sử dụng để tạo hóa đơn.
Nếu bạn đang sử dụng HĐĐT thông thường (không phải HĐĐT MTT) và ngành nghề của bạn thuộc đối tượng bắt buộc phải chuyển đổi sang HĐĐT MTT theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP (ví dụ: bán lẻ, ăn uống, khách sạn, vận tải...), bạn có hai lựa chọn chính:
- Chuyển đổi sang HĐĐT MTT của đơn vị cung cấp hiện tại: Nếu nhà cung cấp HĐĐT hiện tại của bạn có giải pháp HĐĐT MTT, bạn có thể yêu cầu họ lập tờ khai chuyển đổi. Sau đó, PosApp sẽ hỗ trợ bạn tích hợp hệ thống POS của mình với giải pháp HĐĐT MTT mới này để đảm bảo việc xuất hóa đơn từ máy tính tiền được diễn ra tự động và liên tục.
- Chuyển sang giải HĐĐT MTT PosApp: Vì việc chuyển đổi từ Hóa đơn điện tử sang hóa đơn điện tử máy tính tiền cũng sẽ hủy bỏ toàn bộ hóa đơn cũ. Bạn có thể xài trực tiếp giải pháp của PosApp, sử dụng lại chữ ký số cũ chỉ cần mua hóa đơn mới do PosApp cung cấp
Chỉ 599.000 đồng/năm
Theo Nghị định số 70/2025/NĐ-CP ban hành ngày 23/03/2025, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế (hộ khoán) có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Cụ thể, khoản 1 Điều 11 quy định:
"Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 51 có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trong đó có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng (trung tâm thương mại; siêu thị; bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác); ăn uống; nhà hàng; khách sạn; dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác theo quy định về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam) sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế."
Chế tài liên quan đến HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền | ||||
HÀNH VI | MỨC PHẠT | CĂN CỨ PHÁP LÝ | ||
Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế | 4.000.000 - 8.000.000 VNĐ | Điểm d, khoản 4, Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP | ||
Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. | 4.000.000 - 8.000.000 VNĐ | Điểm g, khoản 4, Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP | ||
Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định | 10.000.000 - 20.000.000 VNĐ | Khoản 5 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Chế tài về lỗi xuất hoá đơn sai thời điểm | ||||
HÀNH VI | MỨC PHẠT | CĂN CỨ PHÁP LÝ | ||
Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế (không thuộc diện cảnh cáo) | 3.000.000 - 5.000.000 đồng | Khoản 3, Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP | ||
Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ | 4.000.000 - 8.000.000 đồng | Điểm a, khoản 4, Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Chế tài lỗi không xuất hoá đơn | ||||
HÀNH VI | MỨC PHẠT | CĂN CỨ PHÁP LÝ | ||
Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định | 10.000.000 - 20.000.000 đồng | Khoản 5, Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP | ||
a) Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất. | 500.000 - 1.500.000 đồng | Khoản 2, Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP | ||
Trốn thuế | từ 1 - 3 lần số tiền thuế | Điểm b, khoản 1, điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Chế tài về vi phạm hoá đơn và thủ tục thuế | ||||
HÀNH VI | MỨC PHẠT | CĂN CỨ PHÁP LÝ | ||
Sử dụng hóa đơn không hợp pháp | 20.000.000 - 50.000.000 đồng | Khoản 1, Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP | ||
Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định | 2.000.000 - 5.000.000 đồng | Khoản 1, Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP | ||
a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định b) Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ | 5.000.000 - 8.000.000 đồng | Khoản 2, Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
Về thời điểm lập hóa đơn điện tử máy tính tiền, Nghị định 70/2025/NĐ-CP giữ nguyên nguyên tắc cơ bản đã được quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 78/2021/TT-BTC. Cụ thể:
Một số lưu ý:
- Thời điểm xuất hóa đơn khi bán hàng qua sàn, bán Online có đơn vị vận chuyển đến lấy: Thời gian xuất hóa đơn là thời điểm shipper đến lấy hàng
- Tiền cọc dịch vụ/sản phẩm (Cọc sân, cọc bàn, cọc đặt sản phẩm…): Không xuất hóa đơn. Chỉ xuất lúc đã bán hàng hóa, dịch vụ (Bao gồm luôn tiền cọc)
- Đối với sản phẩm có liệu trình như: Nha khoa, Spa... Thời điểm thu tiền và làm dịch vụ là thời điểm xuất hóa đơn điện tử. Ví dụ: 1 liệu trình 6 lần đóng tiền thì xuất 6 hóa đơn điện tử
Có, theo quy định của Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/6/2025), hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán có mức doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên, hoạt động trong các lĩnh vực như bán lẻ hàng hóa, ăn uống, nhà hàng, khách sạn, vận tải hành khách, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác thuộc đối tượng phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.
Vì đối tượng này nộp thuế khoán, hóa đơn điện tử từ máy tính tiền của tôi sẽ là Hóa đơn bán hàng, không phải hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT). Điều này có nghĩa là trên hóa đơn sẽ không có thông tin về thuế suất GTGT và tiền thuế GTGT.
Dưới đây là mẫu gợi ý cho hóa đơn điện tử từ máy tính tiền của đối tượng nộp thuế khoán:
Giải thích các yếu tố trên hóa đơn:
- Mã của cơ quan thuế: Đây là một điểm đặc trưng và bắt buộc. Mỗi hóa đơn được cấp một mã duy nhất bởi cơ quan thuế ngay tại thời điểm xuất hóa đơn, đảm bảo tính xác thực và giúp cơ quan thuế dễ dàng quản lý.
- Ngày, giờ lập: Hóa đơn phải thể hiện chính xác thời điểm hoàn thành giao dịch (ngày, giờ, phút, giây).
- Thông tin người bán: Bao gồm tên hộ/cá nhân kinh doanh, địa chỉ và mã số thuế. Đây là những thông tin cơ bản để xác định người bán.
- Thông tin người mua: Khác với hóa đơn thông thường, hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không bắt buộc phải có tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn với các thông tin đó. Trong trường hợp người mua cần thông tin để kê khai thuế hoặc lưu trữ, họ có thể yêu cầu người bán nhập các thông tin như tên, mã số thuế/CCCD/số điện thoại.
- Chi tiết hàng hóa, dịch vụ: Bao gồm tên hàng hóa/dịch vụ, số lượng, đơn giá và thành tiền.
- Tổng cộng thanh toán: Tổng số tiền khách hàng phải trả cho giao dịch.
- Hình thức thanh toán: Ghi rõ hình thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản, thẻ tín dụng/ghi nợ...).
- QR Code tra cứu hóa đơn: Thường có một mã QR để người mua có thể quét và tra cứu thông tin hóa đơn trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, giúp kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn.
Lưu ý quan trọng cho đối tượng nộp thuế khoán:
- Là hóa đơn bán hàng: Hóa đơn này chỉ có giá trị ghi nhận giao dịch bán hàng, không phải hóa đơn GTGT. Do đó, trên hóa đơn không có mục thuế suất GTGT và tiền thuế GTGT.
- Gửi dữ liệu tức thời: Dữ liệu hóa đơn được chuyển thẳng đến cơ quan thuế ngay khi giao dịch hoàn thành, đảm bảo sự minh bạch và kịp thời trong quản lý thuế.
HĐĐT MTT có thể là hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, tùy thuộc vào phương pháp tính thuế của người bán. Nếu người bán nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (doanh nghiệp và hộ kê khai), hóa đơn sẽ là hóa đơn GTGT.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã có những thay đổi quan trọng trong việc xử lý hóa đơn điện tử có sai sót, đặc biệt là bỏ quy định hủy hóa đơn đã lập sai trong một số trường hợp và đưa ra các quy định rõ ràng hơn về điều chỉnh/thay thế.
1. Sai sót về tên, địa chỉ người mua (nhưng không sai mã số thuế và các nội dung khác không sai)
Cách xử lý:
- Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn đã lập sai.
Không phải lập lại hóa đơn mới.
- Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về HĐĐT đã lập sai theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP.
2. Sai sót về mã số thuế, sai về số tiền, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng (các lỗi liên quan đến giá trị hoặc nội dung quan trọng)
- Cách xử lý: Người bán có thể lựa chọn điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn điện tử.
- Trước khi điều chỉnh/thay thế: Đối với người mua là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (tức là người mua có thể cần hóa đơn để kê khai thuế), người bán và người mua phải có văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai sót. Trường hợp người mua là cá nhân không kinh doanh thì không cần văn bản thỏa thuận, người bán tự lưu giữ bằng chứng về sai sót và xuất trình khi có yêu cầu.
Lựa chọn 1: Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh.
Hóa đơn điều chỉnh phải ghi rõ: "Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm..."
- Nội dung điều chỉnh:
Nếu điều chỉnh tăng: Ghi dấu dương.
Nếu điều chỉnh giảm: Ghi dấu âm.
- Lập riêng cho phần giá trị hoặc nội dung cần điều chỉnh.
- Người bán ký số trên hóa đơn điều chỉnh (nếu là HĐĐT có mã) và gửi cơ quan thuế để cấp mã (đối với HĐĐT có mã), sau đó gửi cho người mua.
Lựa chọn 2: Lập hóa đơn điện tử thay thế.
- Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập sai.
- Hóa đơn thay thế phải ghi rõ: "Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm..."
- Nội dung hóa đơn thay thế phải đầy đủ như một hóa đơn mới và đúng với giao dịch thực tế.
- Người bán ký số trên hóa đơn thay thế (nếu là HĐĐT có mã) và gửi cơ quan thuế để cấp mã (đối với HĐĐT có mã), sau đó gửi cho người mua.
- Thông báo cơ quan thuế: Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về HĐĐT đã lập sai theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP.
Đối với logo và các thông tin cá nhân khác không bắt buộc trên HĐĐT, các hộ kinh doanh, cá nhân có thể thêm biểu tượng hoặc logo để thể hiện thương hiệu, nhãn hoặc hình ảnh cá nhân của người bán vào nội dung HĐĐT.
Những nội dung này được quy định căn cứ theo Khoản 15 Điều 10 tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
“Ngoài các nội dung hướng dẫn từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.”
Vui lòng nhập thông tin để được tư vấn chúng tôi tư vấn giải pháp cho cửa hàng của bạn!