GPP là gì? Tiêu chuẩn để trở thành nhà thuốc GPP

Mục lục bài viết

1. GPP là viết tắt của chữ gì?

GPP là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Good Pharmacy Practice”. Dịch đầy đủ theo nghĩa Tiếng Việt là “Thực hành tốt nhà thuốc”.

2. Tiêu chuẩn GPP là gì?

GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) trong quy trình đảm bảo chất lượng thuốc - từ khâu sản xuất (GMP), kiểm tra chất lượng (GLP), tồn trữ bảo quản (GSP), lưu thông phân phối (GDP) và phân phối đến tay người bệnh (GPP).

Từ 1996, Bộ Y tế đã từng bước ban hành và áp dụng tiêu chuẩn GMP, GLP, và GSP. Tháng 1 năm 2007, Bộ chính thức ban hành và áp dụng hai tiêu chuẩn còn lại (GDP và GPP) để bảo đảm tính đồng bộ và toàn diện từ sản xuất, lưu thông và phân phối lẻ. Tất cả đều vì mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị và an toàn cho nhân dân.

tiêu chuẩn GPP của nhà thuốc

Khi xây dựng một nhà thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc-GPP” phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc chính sau :

Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết.

Điều kiện, môi trường trong nhà thuốc phải đảm bảo điều kiện bảo quản của sản phẩm

Bố trí, sắp xếp phải phù hợp theo quy định, đảm bảo hạn chế nhầm lẫn

Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.

Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.

Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả.

3. Thế nào là nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP?

Để được công nhận là Nhà thuốc đạt chuẩn GPP, nhà thuốc cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

 a) Đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở vật chất:

◆Theo quy định, diện tích tối thiểu của nhà thuốc phải đạt 10m2. Địa hình nhà thuốc phải ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng bảo quản thuốc phải dưới 30 độ C, còn độ ẩm không quá 75%.

◆ Có đầy đủ các không gian bố trí, sắp xếp thuốc theo đúng quy chuẩn (khu trưng bày, khu bảo quản, khu mỹ phẩm…)

◆ Đảm bảo các trang thiết bị, phương tiện cần thiết về bảo quản thuốc.

◆ Với thuốc bán lẻ không kèm bao bì, dược sĩ bán thuốc cần ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, hướng dẫn sử dụng cụ thể… bên ngoài bao.

 b) Đáp ứng tiêu chuẩn về nhân sự:

◆ Người đứng tên thành lập Nhà thuốc GPP bắt buộc phải có bằng Dược sĩ đại họcchứng chỉ hành nghề Dược do Bộ Y tế cấp. Đối với nhân viên làm việc tại nhà thuốc phải mặc áo Blouse trắng, có đeo biển tên, chức vụ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

◆ Dược sĩ bán thuốc phải có trình độ chuyên môn nghề dược, thực hành bán thuốc theo đúng quy định, đảm bảo lợi ích, an toàn cho bệnh nhân và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

c) Đáp ứng tiêu chuẩn về hoạt động:

◆ Thực hiện việc ghi chép, lưu trữ và bảo quản hồ sơ tối thiểu 1 năm tính từ thời điểm thuốc hết hạn sử dụng

◆ Không được thực hiện bất kỳ hành vi quảng cáo, lôi kéo khách hàng

◆ Đảm bảo việc mua thuốc, kiểm soát chất lượng, bán thuốc không kê đơn/kê đơn, theo dõi chất lượng thuốc, bảo quản thuốc, giải quyết các trường hợp thu hồi thuốc hay khiếu nại về thuốc;…

◆ Việc xây dựng Nhà thuốc đạt GPP không chỉ đảm bảo lợi ích cho cộng đồng mà còn giúp nâng uy tín cho Nhà thuốc và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ngành Dược nước nhà.

nhà thuốc chuẩn GPP

Dưới đây là 10 tiêu chuẩn để xin cấp giấy chứng nhận nhà thuốc đạt chuẩn GPP các chủ hiệu thuốc cần biết:

Chủ nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược và phải có mặt tại cửa hàng trong thời gian hoạt động.

Nhân viên trực tiếp bán thuốc phải có bằng chuyên môn dược và thời gian thực hành nghề phù hợp.

Nhân viên nhà thuốc phải mặc áo blouse trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ họ tên và chức danh.

Khu vực bán thuốc có diện tích tối thiểu là 10m2.

Có chỗ rửa tay cho người bán và người mua, có đủ thiết bị để bảo quản thuốc, tránh được các ảnh hưởng bất lợi của môi trường.

Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác để làm túi đựng thuốc. Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì cần phải ghi rõ các thông tin về thuốc.

Không được tiến hành các hoạt động quảng cáo thuốc tại nơi bán trái quy định. Không khuyến khích người mua coi thuốc là hàng hóa và mua nhiều hơn mức cần thiết.

Nguồn thuốc nhập về phải từ các cơ sở kinh doanh hợp pháp và được phép lưu hành.

Nhân viên nhà thuốc phải tư vấn đúng, bảo đảm hiệu quả điều trị với người bệnh, thực hiện bán thuốc theo đơn. Thường xuyên ghi chép các hoạt động mua, bán thuốc, hồ sơ, sổ sách lưu giữ ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng.

Nếu kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không gây ảnh hưởng đến thuốc.

4. Cách sắp xếp thuốc đạt chuẩn GPP

Cách bày trí, sắp xếp nhà thuốc cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá GPP của nhà thuốc. Có 6 nguyên tắc về sắp xếp các sản phẩm thuốc mà chủ nhà thuốc nào cũng cần phải biết.

Nguyên tắc 1: Sắp xếp theo từng loại thuốc riêng rẽ

Các mặt hàng phải được phân biệt và để trong từng nhóm riêng biệt như:. thuốc điều trị, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thiết bị y tế,... Hoặc bạn cũng có thể sắp xếp theo  nhóm tác dụng dược lý, công thức hóa học; hãng sản xuất; dạng thuốc,…

Nguyên tắc 2: Đảm bảo các thuốc được bảo quản trong điều kiện nhất định

Các loại thuốc cần được sắp xếp đảm bảo được các yêu cầu bảo quản của từng loại nhất định:

◆ Những loại thuốc cần được bảo quản trong điều kiện thường : thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt

◆ Những loại thuốc bắt buộc phải bảo quản trong điều kiện đặc biệt (không được để nơi quá sáng, nhiệt độ không quá cao): hàng có mùi, dễ bay hơi hay dễ phân hủy. Đặc biệt đối với các loại vacxin, viên đặt hạ sốt,... cần bảo quản nơi có nhiệt độ thấp. Vì vậy mà bạn cần trang bị tủ lạnh cho nhà thuốc của mình.

quầy thuốc GPP

Nguyên tắc 3: Đúng quy định về chuyên môn hiện hành

• Những loại thuốc độc bảng A, B cần được sắp xếp riêng, thậm chí bạn nên có một tủ riêng, khóa lại cẩn thận để bảo quản và quản lý theo các quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành.
• Hàng chờ xử lý: Phải được xếp vào khu vực riêng, có nhãn “Hàng chờ xử lý”.

Nguyên tắc 4: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy và dễ kiểm tra

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng trong sắp xếp thuốc. Nguyên tắc này đảm bảo Dược sĩ sẽ dễ nhìn thấy buốc, kê đơn nhanh cũng như kịp thời kiểm tra, phát hiện những loại đã quá hạn hay để các cơ quan chức năng dễ kiểm tra hàng hóa định kỳ.

• Các sản phẩm thuốc cần được sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng, có thẩm mỹ. Không nên để hàng hóa chồng chéo lên nhau.

Nhãn hàng của các loại thuốc như hình ảnh, tên, chữ số,.. cần được quay ra phía ngoài. Vừa để dược sĩ dễ tìm thấy vừa để khách hàng dễ nhận biết và thu hút họ hơn.

quầy thuốc đạt chuẩn GPP

Nguyên tắc 5: Sắp xếp theo nguyên tắc FEFO và FIFO và đảm bảo chất lượng hàng Dược phẩm

FEFO: Những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn thì xếp ở ngoài còn những mặt hàng có hạn sử dụng dài hơn thì xếp vào bên trong.

FIFO: Những loại hàng hóa nào nhập trước thì bán trước, những loại nào sản xuất trước cũng cần xuất trước.

Đối với những loại hàng bán lẻ: Dược sĩ cần bán hộp dở hết rồi mới mở hộp mới, tuyệt đối không mở nhiều hộp bán cùng lúc.

Chống đổ vỡ hàng: những loại nào nhẹ thì nên để ở trên còn nặng thì để ở dưới. Các loại chai, lọ, ống tiêm không được xếp chồng lên nhau và phải để phía bên trong tủ kính.

Nguyên tắc 6: Cách sắp xếp các tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang trong nhà thuốc

Phân loại tài liệu, văn phòng phẩm,…giữ vệ sinh sạch sẽ, có ghi nhãn, để ở một tủ riêng

Các tờ giới thiệu thuốc phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.

Sắp xếp gọn gàng tài liệu, văn phòng phẩm, để đúng nơi quy định.

Không để tư trang trong khu vực quầy thuốc.

5. Phần mềm quản lý nhà thuốc đạt chuẩn GPP

a) Tại sao cần sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc?

Đối với mỗi nhà thuốc dù lớn hay nhỏ cũng có hàng trăm thậm chí hàng nghìn mặt hàng thuốc khác nhau. Chưa kể mỗi một loại thuốc lại có tính năng, hạn dùng khác nhau. Nếu quản lý bằng cách truyền thống chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn như:

◆ Không quản lý được tổng quan các sản phẩm có trong nhà thuốc.

◆ Tình trạng thuốc quá hạn nhiều vì không kiểm soát được hạn dùng các loại thuốc trong kho

◆ Nhầm lẫn giá tiền của các loại thuốc làm thất thoát doanh thu

◆ Xảy ra sai sót khi tính tiền

Phần mềm quản lý nhà thuốc là giải pháp khắc phục tất cả vấn đề trên cho nhà thuốc của bạn. Ngoài ra phần mềm còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích khác giúp công việc quản lý nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Phần mềm quản lý nhà thuốc
Dược sĩ đang sủ dụng phần mềm quản lý nhà thuốc chuẩn GPP

Ngoài ra Bộ y tế cũng đã ban hành quy định về việc ứng dụng CNTT vào quản lý nhà thuốc. Cụ thể là đến 01/01/2019 các nhà thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng CNTT thực hiện kết nối mạng bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra. Có cơ chế chuyển thông tin về việc mua bán thuốc, chất lượng thuốc giữa các nhà cung cấp với khách hàng cũng như việc chuyển Giao thông tin cho cơ quản lý liên quan khi được yêu cầu.

b) Có nên dùng phần mềm quản lý nhà thuốc miễn phí?

Hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý nhà thuốc miễn phí, để tiết kiệm chi phí mà nhiều nhà thuốc lựa chọn các phần mềm này. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro xảy ra khi dùng các phần mềm này.

1/ Dễ bị virus, mã độc

Các phần mềm miễn phí thường được tải từ các trang web không uy tín, không có nguồn gốc rõ ràng vì vậy mà rất có thể nó chứa virus hoặc mã độc hại. Khi tải về máy tính sẽ làm cho máy của bạn nhiễm virus, mất các dữ liệu quan trọng như danh sách khách hàng, nhà phân phối,... Ngoài ra các thông tin cá nhân như số tài khoản ngân hàng, mật khẩu,... đều có khả năng bị lấy cắp.

2/ Không đầy đủ các tính năng

Trường hợp bạn có thể mở phần mềm và sử dụng thì các phần mềm miễn phí đều không đủ các tính năng dành cho nhà thuốc chuẩn GPP. Mà các chủ nhà thuốc thì không thể chỉnh sửa hoặc thiết kế cho phù hợp dẫn đến tình trạng “có cũng như không”.

phần mềm quản lý nhà thuốc miễn phí
Phần mềm quản lý nhà thuốc miễn phí chứa đựng nhiều rủi ro khi sử dụng

3/ Tính năng bị lỗi, gây sai sót bán hàng

Phần mềm miễn phí ngoài việc không đầy đủ tính năng thì các tính năng của nó thường xuyên xảy ra lỗi. Các lỗi này làm cho chủ nhà thuốc gặp khó khăn trong quá trình quản lý và vận hành nhà thuốc.

4/ Không được hỗ trợ hướng dẫn

Trong quá trình sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc miễn phí nếu xảy ra lỗi hay sự cố thì bạn cũng không bất kỳ sự hỗ trợ nào.

c) Phần mềm quản lý nhà thuốc đạt chuẩn GPP - PosApp.vn

Phần mềm quản lý nhà thuốc PosApp hiện nay rất được ưa chuộng và nhiều nhà thuốc lựa chọn sử dụng. Đây là giải pháp quản lý tối ưu dành cho nhà thuốc với nhiều tính năng nổi bật như:

Hoạt động trên đa nền tảng: Bạn có thể sử dụng mọi thiết bị như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, PC hay máy POS chuyên dụng.

Quản lý sản phẩm: Quản lý các sản phẩm thuốc theo số lô, nhà phân phối, hạn sử dụng,.. Phân loại theo nhóm sản phẩm: thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,... tùy chọn theo yêu cầu của từng nhà thuốc.

Phần mềm quản lý nhà thuốc posapp

Bán hàng dễ dàng hơn: Tìm kiếm thuốc chính xác, bán hàng nhanh chóng. Kết nối với máy quét mã vạch để tra cứu thông tin, thanh toán đơn hàng chỉ trong vòng vài giây.

Quản lý nhân viên, ca làm việc: Nhà thuốc có nhiều nhân viên, lịch làm việc và thời gian khác nhau rất khó khăn khi quản lý. Phần mềm PosApp hỗ trợ quản lý lịch làm việc nhân viên theo giờ/ngày… đối với từng nhân viên

Quản lý kho chặt chẽ: Phần mềm quản lý nhập - xuất hàng, kiểm tra hạn sử dụng, số lượng dễ dàng. Phần mềm sẽ gửi thông báo khi hàng chỉ số tồn kho xuống thấp hoặc sắp hết hạn sử dụng.

phần mềm quản lý nhà thuốc posapp

Quản lý tiệm thuốc mọi lúc mọi nơi: Bạn có thể quản lý từ xa thông qua 30 dạng báo cáo bằng biểu đồ chi tiết.

Chi phí thấp: Chỉ với 4.000 đồng/ngày bạn đã sở hữu phần mềm quản lý PosApp cho nhà thuốc của mình.

Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình: Khi gặp bất cứ vấn đề cần hỗ trợ kỹ thuật thì bạn có thể liên hệ đến tổng đài PosApp để được hỗ trợ tận tình. Tổng đài hoạt động mỗi ngày từ 8h30-22h.

Phần mềm quản lý quầy thuốc PosApp

Đăng ký để trải nghiệm MIỄN PHÍ các tính năng của phẩn mềm PosApp quản lý nhà thuốc chuẩn GPP ngay hôm nay!

6. Mẫu sổ sách dành cho nhà thuốc GPP

7. Sơ đồ nhà thuốc chuẩn GPP

sơ đồ nhà thuốc chuẩn GPP

thiết kế quầy thuốc đạt chuẩn GPP
Bản thiết kế quầy thuốc đạt chuẩn GPP

Tham khảo Slide Mô hình nhà thuốc GPP chi tiết:

8. Một số hình ảnh thực tế nhà thuốc chuẩn GPP

9. Tái thẩm định nhà thuốc GPP

Việc được công nhận tiêu chuẩn GPP của nhà thuốc cũng có thời hạn, theo quy định của Bộ y tế thì khoản thời gian được duy trì là 3 năm kể từ này đánh giá liền trước. Vào tháng 11 hằng năm, sở Y tế sẽ công bố kế hoạch đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GPP của cơ sở bán lẻ thuốc trong năm kế tiếp. Bạn cần nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ về sở Y tế tối thiểu 30 ngày trước thời điểm đánh giá theo kế hoạch của sở y tế.

Hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GPP (Tái thẩm định)



Theo SỞ Y TẾ TP.HCM

10. Các mẫu SOP nhà thuốc đạt chuẩn GPP

SOP là viết tắt của chữ tiếng Anh Standard Operating Procedure, có nghĩa là quy trình thao tác chuẩn. Đây là văn bản trình bày các thao tác của một hoạt động nào đó trong nhà thuốc (mua thuốc và kiểm soát chất lượng, bán thuốc theo đơn, bán thuốc không kê đơn, xử lý thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi,…)

Câu hỏi thường gặp


Thế nào là quầy thuốc đạt chuẩn GPP?
‣ Quầy thuốc đạt chuẩn GPP là quầy thuốc đạt các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, nhân sự, quy trình hoạt động mà Bộ Y tế đặt ra.
‣ Địa điểm quầy thuốc cố định, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm. Được tách biệt với các hoạt động khác.
‣ Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

Thủ tục mở nhà thuốc GPP như thế nào?
Có 5 bước để mở nhà thuốc chuẩn GPP, cụ thể như sau:
○ Bước 1: Cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nộp hồ sơ về Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở.
○ Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, Sở y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
○ Bước 3: Thẩm định hồ sơ
10 ngày Kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở y tế xem xét hồ sơ và có văn bản gửi cơ sở đề nghị nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
○ Bước 4: Đánh giá thực tế cơ sở đối với cơ sở chưa đánh giá thực tế
Tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện về cơ sở kinh doanh, Sở y tế ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn 05 ngày làm việc.
○ Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Trong vòng 10 ngày làm việc bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

Hồ sơ đề nghị cấp tiêu chuẩn GPP gồm những gì?
○ Sơ đồ nhân sự, danh sách nhân sự, tên, chức danh, trình độ chuyên môn
○ Bản vẽ bố trí các khu vực của cơ sở bán lẻ
○ Danh mục trang thiết bị (bao gồm cả thông tin về hệ thống máy tính và phần mềm quản lý nối mạng)
○ Danh mục các quy định, hồ sơ, tài liệu, các quy trình thao tác chuẩn
○ Bản tự kiểm tra Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc theo Danh mục kiểm tra


BÀI VIẾT LIÊN QUAN

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!