Kinh doanh quán trà sữa

Trà sữa trở thành thức uống yêu thích không chỉ là giới trẻ mà còn nhiều lứa tuổi khác. Chính vì vậy mà có rất nhiều quán trà sữa xuất hiện với nhiều quy mô và phương thức kinh doanh khác nhau.
Tuy nhiên, để bắt đầu kinh doanh, vận hành quản lý một quán trà sữa không hề đơn giản. Điều này đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về các vấn đề kinh doanh trà sữa. Những bài viết dưới đây xoay quanh các vấn đề này. Hi vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và thông tin khi bắt đầu kinh doanh quán trà sữa.

1/ Các mô hình kinh doanh trà sữa phổ biến hiện nay

1.1/ Kinh doanh trà sữa nhượng quyền

Nếu không có kiến thức kinh doanh bài bản nhưng cần có người hướng dẫn thì kinh doanh theo hình thức nhượng quyền là lựa chọn đúng đắn dành cho bạn.

Làm chủ một cửa hàng trong 1 mạng lưới nhượng quyền đồng nghĩa với việc bạn không được tự ý thay đổi chiến lược kinh doanh (thêm sản phẩm mới, thay đổi giá bán thậm chí ngay cả màu sắc bảng hiệu, bao bì bạn cũng không được can thiệp). 

đã có sẵn hệ thống, chiến lược kinh doanh chung bạn chỉ cần làm theo và phát triển mô hình này hiểu quả. Chủ cửa hàng chỉ cần quản lý việc kinh doanh và những vấn đề xung quanh cửa hàng của mình.

1.2/ Mở quán trà sữa take-away, xe đẩy

Cafe take away là loại hình mang đi, khách hàng họ chỉ đến mua đồ uống mà không ngồi tại quán.

Mô hình cafe take away được du nhập vào Việt Nam vào năm 2004, nhưng đến giữa năm 2012 thì loại mô hình mới được biết đến và dần trở nên phổ biến hơn cho đến hiện tại. Tuy nhiên, nó được biến tấu một chút, nhiều khách hàng cũng có thể ngồi tại quán

Việc kinh doanh cafe take away này là sự tiện lợi của thực khách được đặt lên hàng đầu, bởi vì menu đồ uống được in trên bảng lớn và được đặt trước quầy pha chế cho khách hàng dễ dàng nhìn thấy và có thể gọi ngay loại đồ uống yêu thích, việc thanh toán cũng nhanh gọn lẹ.

Đặc biệt là các loại cốc sử dụng được thiết kế phù hợp với từng loại đồ uống nóng, lạnh để khách hàng có thể cầm tiện nhất thay vì mang đi.

1.3/ Kinh doanh cửa hàng trà sữa với thương hiệu riêng

Khi kinh doanh một mô hình quán cafe, việc định hình được giá trị trong lòng khách hàng là vô cùng quan trọng. Ngoài chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm... thì tên thương hiệu quán cũng không kém phần quan trọng.

Không chỉ đơn thuần là tên, việc đặt thương hiệu riêng cho quán cafe còn rất thú vị và nhiều ý nghĩa. Vì cái tên quán có thể là câu chuyện thương hiệu để tạo dấu ấn trong lòng khách hàng, góp phần định hình phong cách riêng của quán.

Từ đó tạo dựng nên thương hiệu đi sâu trong trí nhớ đối tượng khách hàng mục tiêu.

1.4/ Kinh doanh trà sữa mô hình lạ độc đáo

Với thành phố Sài Gòn náo nhịp luôn bắt kịp những xu hướng mới nhất thì hiện nay mô hình trà sữa túi zipper không còn quá xa lạ với giới trẻ. Thay vì những ly nhựa truyền thống cồng kềnh quy trình đóng gói thì hiện nay với túi zipper đầy thẩm mỹ, tiện lợi và an toàn đã có mặt trên khắp thị trường ngành trà sữa. Chiếc túi này thường có cấu tạo dày dặn, chắc chắn, chịu nhiệt tốt với phần khoá kéo đầu miệng, dễ dàng mang xách và thưởng thức bất kỳ lúc nào bạn cần sử dụng. 

Hình thức bắt mắt, kiểu dáng mới lạ, trà sữa zipper vẫn là một trào lưu mới mẻ hấp dẫn mà các chủ kinh doanh trà sữa cần áp dụng. Hãy biến tấu thêm nhiều hình thức khác để quán trà sữa của của bạn dẫn đầu xu hướng mới và  thu hút được nhiều sự quan tâm từ đối tượng khách hàng của mình.

Mô hình này du nhập Việt Nam cách không lâu, với kiểu dáng độc đáo, sáng tạo, trà sữa bóng đèn dần nổi lên và trở thành xu hướng tiếp nối mô hình trà sữa túi. Trên thực tế, những chiếc ly kiểu dáng này không phải bóng đèn thật mà được mô phỏng lại theo ý tưởng nên bạn không cần quá lo lắng khi sử dụng trà sữa hình dáng độc đáo này.

Dù có theo bất kỳ trào lưu mới mẻ nào thì hương vị vẫn là yếu tố quan trọng tạo nên sự nổi bật cho thức uống trà sữa. Vì vậy, các chủ kinh doanh cũng cần đảm bảo, ổn định chất lượng chung của trà sữa để có thể giữ chân khách hàng nhé !

Bên cạnh những thương hiệu trà sữa nổi tiếng. Trà sữa nhà làm thu hút được lượng khách hàng nhất định nhờ chất lượng, giá cả cũng như các topping “handmade” của chủ kinh doanh.

Với giá thành rẻ, hương vị ngon, topping “đầy ụ” đã giúp phần nào khẳng định chất lượng và sự yêu thích của đối tượng khách hàng đối với các quán trà sữa này.

2/ Kinh doanh trà sữa có lời không?

Dựa trên số liệu tham khảo hiện tại ở TP.HCM đã có hơn hai nghìn cửa hàng trà sữa lớn nhỏ với khoảng hơn 900 bán trà sữa online.

Còn theo báo cáo từ Euromonitor, thị trường trà sữa ở Việt Nam đạt khoảng 282tr USD năm 2016. So với 2020, thị trường này đã vượt mức độ tăng trưởng đáng kể. 

Với khảo sát của Lozi cho thấy hơn 60% người muốn uống trà ít nhất 1 lần/tuần. Vậy với những số liệu trên, cho thấy nhu cầu tiêu thụ trà sữa của giới trẻ ngày càng gia tăng.

Nhưng để kinh doanh trà sữa đạt nhiều lợi nhuận lớn đòi hỏi bạn nhiều thách thức trong đó phần lớn là nhờ cách quản lý và chi tiêu của cửa hàng. 

3/ Cách quản lý quán trà sữa hiệu quả

Để Quản lý tối ưu mô hình kinh doanh trà sữa, PosApp cho ra đời các thiết bị phần mềm giúp đồng bộ hoạt động kinh doanh, giám sát, kiểm soát và giảm tối đa những vấn đề liên quan đến doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng. Từ đó cải thiện, tăng năng suất và phục vụ khách hàng với chất lượng tốt hơn.

Bạn cần tư vấn? Vui lòng để lại thông tin liên hệ chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất!