Kinh doanh nhà hàng - quán ăn

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn hiện đang là lĩnh vực kinh doanh sôi nổi trên thị trường trong và ngoài nước. Ẩm thực giờ đây không chỉ là những món ăn ngon đơn thuần mà nó còn thể hiện được văn hóa, bản sắc của một địa phương, vùng miền hay đất nước. Mỗi nhà hàng, quán ăn như là một nơi giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng này.
Mở nhà hàng, quán ăn không hề đơn giản, nó đòi hỏi phải có nhiều hiểu biết, kinh nghiệm và khả năng quản lý. Đặc biệt đối với những ai đã, đang và sắp có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực này thì những kinh nghiệm và kiến thức về quản lý là vô cùng hữu ích. Bài viết dưới đây tổng hợp những vấn đề, thông tin và kiến thức về kinh doanh nhà hàng, quán ăn.

 
 
 
 

1/ Kinh doanh quán ăn nhà hàng cần gì?

1.1/ Nguồn vốn

Đây là điều khá trăn trở với hầu hết các chủ kinh doanh, bạn có thể vay nợ tiền từ ngân hàng hoặc xin tài trợ. Nhưng trước đó, bạn cần tự chuẩn bị sẵn nguồn tiền đầu tư, lập bảng kế hoạch kinh doanh cụ thể từng bước phát triển kinh doanh nhỏ theo dự kiến..

Sau khi đã có nguồn doanh thu lợi nhuận nhất định, nếu việc kinh doanh phát triển tốt, bạn có thể gọi vốn đầu tư từ các nhà tài trợ lớn để mở rộng quy mô, phát triển kinh doanh.

Kinh nghiệm gọi vốn thành công là hãy cố gắng hoàn thiện các mục tiêu đề ra và dự tính được lợi nhuận kinh doanh của mình bạn nhé!

1.2/ Máy móc thiết bị

Khi đã tìm được nguồn vốn ổn định bạn nên liệt kê những vật dụng, thiết bị cần thiết ở phần chi phí dự trù. Sau đó tìm nhà cung cấp rồi trang bị đầy đủ cho quán. 

Ngoài các vật dụng phục vụ nấu nướng, trang trí, bạn nên sắm thêm máy tính tiền. Đây là sản phẩm hỗ trợ bạn trong việc tính tiền in hoá đơn, chi phí cửa hàng chặt chẽ để tạo được nguồn năng suất tốt nhất. 

1.3/ Các vật dụng phục vụ khách

  • Bàn ghế
  • Bàn ghế nhà hàng cần đảm bảo tạo cảm giác thoải mái cho thực khách khi dùng bữa nhưng cũng cần gọn nhẹ để tiện việc mang vác, di chuyển, tiết kiệm không gian.

Chén, bát
Khác với các vật dụng chén bát ly cốc dùng tại nhà, những vật dụng dùng ở nhà hàng đặc biệt phải có độ bền nhất định để chịu những va chạm trong quá trình phục vụ và làm sạch.

Vì thế bạn chỉ nên mua những vật dụng có xuất xứ rõ ràng, vừa đảm bảo chất lượng vừa tránh mua phải những sản phẩm có hàm lượng các chất độc hại cao, gây hại cho sức khỏe khách hàng.

 

 

Ly, cốc
Đối với ly cốc, bạn nên xác định nhà hàng của mình sẽ phục vụ những đồ uống nào để mua sắm cho phù hợp.

· Ly uống bia: nên chọn những loại ly có dung tích lớn khoảng 300-500ml, có tay cầm, thành dày.

· Ly uống nước ngọt: nên chọn loại ly cao miệng vừa không quá rộng, thẳng, không quai.

· Ly sinh tố thường có dáng ly thon, miệng rộng, chân to, thích hợp với nhiều loại sinh tố hoa quả khác nhau.

 

Đũa, Thìa/muỗng
Đũa kim loại tuy sáng bóng, bền nhưng lại khó sử dụng vì trơn khó cầm, thêm vào đó chúng được làm từ những vật liệu có khả năng dẫn nhiệt cao nên đây là một điểm trừ rất lớn.
Do vậy tốt nhất bạn nên lựa chọn  loại đũa được làm từ gỗ vừa dễ sử dụng  vừa có chất lượng tốt, không độc hại hoặc đũa sứ tuy có giá thành cao nhưng mang lại rất nhiều lợi ích. Dễ tẩy rửa, độ bền cao không những thế còn mang lại cảm giác sang trọng khi sử dụng.
Thìa/muỗng cũng vậy, bạn nên chọn thìa kim loại dẫn nhiệt. Như chất liệu sứ sẽ rất thích hợp cho nhà hàng của bạn. Vừa tạo sự sang trọng vừa không gây nóng, khó chịu cho thực khách.

 

1.4/ Nguồn nguyên vật liệu chất lượng

Nguyên liệu tốt đảm bảo chất lượng mới có thể tạo ra những món ăn đẳng cấp mang đến khẩu vị tuyệt vời cho người thưởng thức. Vì vậy, khi mở nhà hàng bạn cần lựa chọn nơi cung cấp thịt, cá, các sản phẩm đông lạnh, rau củ quả tươi có xuất xứ, giấy tờ minh chứng về hạn sử dụng và thành phần nguồn gốc. Nếu chọn lựa nhà cung cấp sai lầm, bạn dễ dẫn gặp phải nhiều vấn đề hậu quả về sau.

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu sạch thì hiện nay nhiều nhà hàng cơ sở kinh doanh đang hướng đến mô hình tự cung tự cấp. Họ sẽ mua lại trang trại, đất trồng trọt, giống rau trực tiếp tại Lâm Đồng sau đó thuê chủ trang trại hoặc nông dân trong khu vực về trồng trọt, chăn nuôi để đảm bảo chất lượng sản phẩm mình phục vụ. Việc sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng tích hợp kiểm soát toàn bộ quy trình này là điều vô cùng cần thiết, ngoài việc quản lý tối ưu các nguồn nguyên liệu xuất nhập kho mà còn dễ dàng tính toán để tiết kiệm ngân sách tối đa

1.5/ Các loại giấy phép pháp lý

Giấy phép kinh doanh tuỳ theo quy mô quán mà bạn lựa chọn 2 hình thức: cá nhân hoặc hộ kinh doanh

Tùy theo quy mô mà sau khi đăng ký kinh doanh cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Sở y tế hoặc có cam kết chấp hành về vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.6/ Thuê nhân viên

Khi kinh doanh quán ăn, nhà hàng bạn cần xác định trước quy mô cũng như số lượng khách hàng tối đa có thể phục vụ để lên được bảng kế hoạch tuyển dụng chi tiết.

Cần vạch ra số lượng nhân viên tuyển, các yêu cầu, trình độ cần thiết. Đặc biệt là vị trí bếp trưởng cũng như quản lý nhà hàng.

Bên cạnh đó, nên tính toán mức lương chi trả cho nhân viên phù hợp. Bởi phí thuê nhân viên là một trong những phí cần duy trì và phải bỏ ra hàng tháng.

2/ Kinh doanh nhà hàng quán ăn có rủi ro không?

Hiện nay, kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cafe, trà sữa đang được rất nhiều người lựa chọn để bắt đầu khởi nghiệp. thống kê có khoảng 50% cửa hàng đóng cửa sau 5-6 tháng hoạt động.
Điển hình là các tin rao sang quán xuất hiện ở khắp nơi với lý do không có thời gian quản lý hay có việc gia đình nhưng doanh thu và lợi nhuận vẫn ổn định. Vì vậy bạn cần biết những rủi ro dễ xảy ra khi kinh doanh mô hình này.

Bảo quản thực phẩm

Để tránh tình trạng hư hỏng thực phẩm bạn nên có các phương án dự phòng trong nhiều trường hợp do mất điện hay hỏng tủ hoặc tìm cách phân huỷ, xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến các loại thực phẩm khác.

Rủi ro cao khi không xử lý tốt thực phẩm là khách hàng của bạn sẽ bị ngộ độc. Từ đó, dẫn đến việc nhà hàng phải ngừng hoạt động trong thời gian dài.

Thương hiệu nhà hàng 

Nếu bạn không xác định đúng đối tượng, nhu cầu khách hàng hoặc không có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, đẩy mạnh thương hiệu dễ đối mặt với nhiều rủi ro thua lỗ vì không đem lại được nguồn lợi nhuận hiệu quả để phát triển tiếp. 

Vậy nên Bạn cần đẩy mạnh thương hiệu đến để khách hàng cập nhật, nắm bắt tình hình chất lượng dịch vụ nhà hàng. Nhân được sự tin tưởng từ khách hàng là cơ hội để đẩy mạnh phát triển kinh doanh tránh rủi ro

Thiệt hại từ cháy nổ

Đa phần nhà hàng đều có nguy cơ cháy nổ nhất là khi tiếp xúc dầu mỡ và nguồn điện. Không cần thẩn, ga dễ bị hở, dầu mỡ tràn và các vật dụng dễ cháy khi để trong bếp. Ngoài các vấn đề pháp lý, tình trạng cháy nổ cũng làm bạn mất thêm nhiều khoản phí về thiệt hại tài sản.

Để luôn bảo đảm an toàn nhà hàng bạn trực tiếp kiểm tra hoặc điều phối nhân viên xem xét để tránh các tình trạng cháy nổ ngoài ý muốn.

3/ Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng quán ăn thành công

Khách hàng là thượng đế

Nhà hàng nên đặt những lợi ích, yêu cầu của khách hàng lên hàng đầu, niềm nở giúp họ giải quyết những vấn đề và nên tôn trọng lắng nghe chú ý đến những cảm xúc, lời nói của họ. Đây là bí quyết quan trọng nhất để phát triển, kinh doanh nhà hàng thành công

Giả cả phù hợp với chất lượng

Chính sách về giá và chất lượng luôn là các yếu tố quan trọng để đánh giá nhà hàng của bạn có duy trì kinh doanh tốt hay không. Áp dụng “hiệu ứng chim mồi” trong giá cả không chỉ giúp nhà hàng tăng doanh thu mà còn tạo khách hàng cảm thấy “hời” khi ăn tại quán. 
Ví dụ điển hình như việc bạn bán dĩa nhỏ là 25.000 đồng, dĩa vừa là 35.000 đồng và dĩa lớn là 40.000 đồng. Bạn có thể thấy được dĩa vừa, chính là “chim mồi”.
Về phía tâm lý khách hàng sẽ nghĩ khá “hời” khi sử dụng được sản phẩm dĩa lớn nhưng chỉ hơn so giá dĩa trung bình 5.000 đồng.

 Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn

Việc sử dụng phần mềm quản lý trong lĩnh vực F&B (nhà hàng ăn uống) đang trở nên ngày càng phổ biến. Một số các tính năng phải nói đến của các phần mềm này đó chính là khả năng tích hợp báo cáo các hoạt động kinh doanh của cửa hàng ngay trên điện thoại di động với nhiều biểu đồ phân tích tình hình kinh doanh theo ngày, tháng, quý, năm. Phân tích, báo cáo thu-chi xuất tồn kho.

Một số chức năng khác liên quan đến nghiệp vụ F&B như order gọi món, in phiếu bếp, phân quyền nhân viên,.. tất cả sẽ được tích hợp trong phần mềm quản lý nhà hàng PosApp.

Nhiều ưu đãi, gói quà tặng hấp dẫn

Loại hình này bạn có thể áp dụng đối với việc khách sử dụng combo, đặt bàn nhiều tại nhà hàng. Bằng cách tính toán hợp lý cùng việc sử dụng "hiệu ứng chim mồi" hiệu quả sẽ làm thay đổi doanh thu và làm khách hàng cảm thẩy thoải mái về những ưu đãi và quà tặng mà họ nhận được. Việc này còn giúp nhà hàng nhận được nhiều lời đánh giá tốt từ đối tượng khách hàng của mình.

Nhà hàng nổi trên sông

Nhà hàng hội nghị, tiệc cưới

Nhà hàng chay

Nhà hàng buffet tự chọn

Nhà hàng hải sản

Nhà hàng nhậu, beer

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn

Bạn cần tư vấn? Vui lòng để lại thông tin liên hệ chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất!

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!