Hướng dẫn lập kế hoạch mở nhà hàng-quán ăn chỉ với 11 bước

Mở một nhà hàng là ước mơ của nhiều người. Tuy nhiên, để công việc kinh doanh thuận lợi, trước tiên bạn cần lập kế hoạch mở nhà hàng- quán ăn cẩn thận và chi tiết.

Các bước lập kế hoạch bao gồm: xác định mô hình kinh doanh, địa điểm, thiết kế nhà hàng, lựa chọn thực đơn, nguồn nhân lực, dự toán chi phí đầu tư và vốn ban đầu... Đặc biệt, không thể thiếu phần mềm quản lí nhà hàng hiệu quả như: đặt bàn, thanh toán, kho hàng, báo cáo doanh thu... Một kế hoạch chi tiết và phần mềm hỗ trợ sẽ giúp quá trình kinh doanh nhà hàng của bạn thuận lợi và thành công hơn.

mở nhà hàng quán ăn ảnh bìa

Bước 1: Lựa chọn phong cách quán ăn nhà hàng

Xác định rõ loại nhà hàng, quán ăn bạn muốn. Hãy xem xét loại đồ ăn bạn muốn phục vụ và khoảng giá cho thực đơn. Bạn cũng nên xác định liệu bạn có muốn phục vụ đồ uống có cồn trong cửa hàng hay không.

quán cơm văn phòng

Hiện nay có rất nhiều loại hình nhà hàng quán ăn khác nhau như quán ăn bình dân, sang trọng, nhà hàng thức ăn nhanh, buffet, lẩu nướng,.... Vậy nên việc đầu tiên trước khi kinh doanh là bạn cần xác định phong cách nhà hàng, quán ăn của mình là gì. Có nhiều yếu tố để bạn xem xét mình nên theo phong cách nào như: sở thích và chuyên môn của bạn, thị trường đang cần hay thiếu mô hình nhà hàng nào, vốn và ngân sách của bạn,...

Bước 2: Phân tích vốn đầu tư

Cân nhắc về số vốn bạn cần có thể bắt đầu mở nhà hàng, và bạn sẽ kiếm số tiền đó bằng cách nào. Bạn có thể vay nợ ngân hàng hoặc xin tài trợ. Tuy nhiên cách tốt nhất đó là bạn chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cụ thể rồi trình bày với những nhà đầu tư tiềm năng (nếu bạn cần góp vốn), còn nếu kinh doanh bằng vốn tự có thì có thể tự mình triển khai nhé. Trong bản kế hoạch kinh doanh này, bạn hãy thể hiện rõ cách thức bạn sẽ tiến hành để khiến cho nhà hàng của bạn trở nên hoàn toàn khác biệt với những nhà hàng khác, và lợi nhuận bạn dự tính sẽ thu được.

vốn kinh doanh

Bạn cần hoạch định chi phí sẽ phải trả khi mở quán. Những chi phí bắt buộc phải có như:

Công cụ lao động và tài sản cố định

1. Số lượng bàn ăn:

– Mặt bằng đủ diện tích cho số lượng bàn ăn

– Bàn lễ tân + điều hành + kế toán ( Diện tích mặt bằng )

– Ly, chén… ( dụng cụ dùng ăn uống )

bàn ghế

2. Các món ăn:

  • Diện tích xây dựng bếp chế biến
  • Dụng cụ nấu nướng
  • Dụng cụ phục vụ chế biến
  • Diện tích mặt bằng khâu chuẩn bị, tập kết thực phẩm
  • Nguồn nước
  • Hệ thống thoát nước, rác thải, vệ sinh

quầy bếp nhà hàng

3. Hệ thống băng, biển quảng cáo

4. Dụng cụ phục vụ :

Mở quán ăn cần những gì? và dưới đây là danh mục dụng cụ bếp ăn cần có:

  • – Quạt mát
  • – Đèn thắp sáng
  • – Khay đựng thức ăn
  • – Bộ muỗng gắp thức ăn
  • – Xe đẩy,...

dụng cụ phục vụ tại nhà hàng

Nhân lực: ( Có thể chia làm 3 nhóm: 1/ Thực phẩm, chế biến; 2/ Phục vụ, 3/ Lễ tân, kế toán, điều hành )

  • Đầu bếp
  • Phụ bếp
  • Nhân viên chạy bàn
  • Nhân viên lễ tân
  • Nhân viên điều hành, quản lý
  • Nhân viên kế toán, thanh toán
  • Nhân viên thực phẩm
  • Nhân viên coi giữ xe

quản lý nhân viên nhà hàng

Dự phòng quỹ tiền mặt cho:

1. Mặt bằng kinh doanh ( đất, nhà )

2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến: soong, nồi, chảo…

3. Dụng cụ phục vụ : ly, chén, thìa dĩa,bàn ghế, đèn điện, quạt điện…

4. Thực phẩm, gia vị…

5. Dụng cụ quảng cáo: Băng rôn, biển quảng cáo…

6. Vốn đầu tư xây dựng: bếp lò, nhà cửa …

Bạn có thể tham khảo File Dự tính chi phí đầu tư ban đầu

quỹ dự phòng

Bước 3: Nghiên cứu thị trường & đối thủ

Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, liệt kê các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, bao gồm những đối thủ trực tiếp (các nhà hàng phục vụ cùng loại) và đối thủ gián tiếp (các nhà hàng phục vụ loại đồ ăn khác). Xem xét giá cả và món ăn của các đối thủ để biết mức giá chung trong khu vực. Rút ra cho mình những điểm khác biệt mà chưa ai làm, có như vậy quán của bạn dù ra đời sau nhưng sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn.

nghiên cứu khảo sát thị trường

Trong bước này bạn cũng cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là ai. Điều này cũng phụ thuộc nhiều vào phong cách của nhà hàng mà bạn đã xác định từ ban đầu. Khách hàng của bạn có thể là nhân viên văn phòng, người trung niên, học sinh sinh viên, người ăn chay,...

Bước 4: Lên kế hoạch thuê mặt bằng

Cân nhắc địa điểm mở nhà hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định mở nhà hàng, và nó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng. Nếu bạn mở quán tại một địa điểm cách xa đường lớn và khuất, bạn sẽ rất khó có thể thành công. Thông thường, các nhà hàng được đặt gần đường quốc lộ, các con phố chính với nhiều văn phòng công ty và trung tâm thương mại, và có thể gần với nhiều nhà hàng khác tạo nên một trung tâm ăn uống để hút khách. Các trung tâm thương mại, trường đại học và cao đẳng cũng là một lựa chọn đúng đắn để mở nhà hàng.

thuê mặt bằng nhà hàng quán ăn

Điều tra địa điểm tiềm năng để mở quán, lập bảng so sánh về lợi nhuận và chi phí giữa các địa điểm khác nhau. Khi bạn thương lượng chi phí thuê địa điểm, hãy chắc chắn rằng chi phí này bao gồm cả việc sửa sang lại cửa hàng, và nhớ thêm vào hợp đồng điều khoản cho phép bạn trang trí lại hoặc thay đổi nội thất.

Bước 5: Lên kế hoạch - định giá menu

Lên danh sách những món ăn bạn sẽ bán trong quán. Định lượng và chế biến các món ăn trước từ đó soạn ra công thức chế biến. Như vậy thì bạn sẽ hoạch định được chi phí nguyên liệu cho từng món và định giá menu dễ dàng hơn.

Có nhiều cách để định giá các món ăn như:

+ Định giá theo chi phí

Đây là phương pháp định giá đơn giản nhất, bạn chỉ cần tính toán chi phí của món ăn. Sau đó cộng thêm lợi nhuận mà bạn mong muốn.

Ví dụ tổng chi phí chế biến món ăn là 100.000 đồng. Bạn muốn thu được lợi nhuận 20% thì giá bán trong menu của món này là 120.000 đồng.

+ Định giá theo đối thủ cạnh tranh

Khảo sát giá của các đối thủ trên thị trường, từ đó định giá tương tự với quán của mình. Bạn có thể cạnh tranh giá bằng cách định giá thấp hơn giá đối thủ.

+ Định giá theo chất lượng cảm nhận

Đây là phương pháp định giá dựa trên cảm nhận của khách hàng về giá trị mà họ có thể bỏ ra cho món ăn. Ví dụ như với tô phở chọc trời ở Landmark 81 HCM có giá 920.000 đồng/tô. Nó bao gồm giá trị cảm nhận của khách hàng khi ngồi trên cao, ngắm nhìn được khung cảnh đẹp, được phục vụ chu đáo,.... để định giá của món ăn.

Bước 6: Lựa chọn phong cách thiết kế & trang trí

thiết kế nhà hàng

Tiếp theo là lựa chọn các phong cách thiết kế quán ăn, nhà hàng của bạn. Có nhiều phong cách thiết kế đang được nhiều nhà hàng lựa chọn. Đó có thể là phong cách bình dân, sang trọng, phong cách phương tây, cổ điển, đơn giản,...

Bước 7: Trang bị cơ sở vật chất

Bạn đã liệt kê những vật dụng và thiết bị cần mua sắm ở phần hoạch định chi phí dự trù. Đây là lúc bạn tìm nhà cung cấp để trang bị đầy đủ cho quán của mình.

Vật dụng nhà hàng, quán ăn

Ngoài những vật dụng phục vụ, nấu nướng thì một trong những thiết bị không thể thiếu là máy bán hàng. Đây là thiết bị hỗ trợ tính tiền, order, in hóa đơn và quản lý cửa hàng. Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng máy tính tiền khác nhau nhưng được ưa chuộng nhất là dòng máy cảm ứng có tích hợp máy in hóa đơn. Dưới đây là một vài dòng máy mà bạn có thể tham khảo như:

Máy bán hàng thu ngân PAL

máy PosApp T2 2 màn hình

Máy PosApp PAL có màn hình cảm ứng 15.6" có tích hợp sẵn máy in bill trên thân máy. Máy có thiết kế sang trọng, phù hợp đặt tại mọi mô hình kinh doanh. Máy hỗ trợ công việc tính tiền, order, in hóa đơn chỉ với vài bước chạm cảm ứng.

Video giới thiệu máy tính tiền PosApp PAL2

Máy bán hàng cảm ứng PAM1

máy tính tiền mini

Dòng máy bán hàng này cũng phù hợp đặt tại quầy thu ngân. Điểm khác biệt là máy có thiết kế nhỏ gọn, màn hình cảm ứng 11.6" tích hợp sẵn máy in bill K57. Màn hình nghiêng 178 độ phù hợp với tầm mắt của thu ngân.

Video máy tính tiền thu ngân mini PAM1

Máy bán hàng cầm tay

máy pos cầm tay tại sườn pet

Dòng máy cầm tay nhỏ gọn với màn hình cảm ứng 5,5" là lựa chọn tuyệt vời cho những quán ăn nhỏ. Máy có chi phí thấp nhưng đảm bảo đầy đủ các tính năng bán hàng và quản lý. Tuy nhỏ nhưng máy có tích hợp sẵn máy in hóa đơn K57, camera quét mã vạch, khe sim,... Máy sử dụng pin để hoạt động nên bạn có thể di chuyển dễ dàng.

Video giới thiệu máy tính tiền cầm tay PAC2

máy nhận order grabfood goviet

Việc trang bị máy tính tiền cho quán ăn nhà hàng còn là một điều kiện để quán của bạn được xác nhận quán uy tín trên các ứng dụng giao món. Vì khi có khách hàng order trên Grabfood, Gofood, Beamin,... thì máy bán hàng sẽ tự động in hóa đơn và phiếu chế biến. Lúc này quán của bạn sẽ chuẩn bị món ăn trong lúc chờ tài xế đến nhật. Giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi của tài xế và khách hàng.

Bước 8: Làm thủ tục đăng ký kinh doanh

Thủ tục kinh doanh nhà hàng, quán ăn

Xin giấy phép kinh doanh và các giấy tờ cần thiết khác. Nếu bạn dự định phục vụ đồ uống có cồn, bạn cũng cần xin giấy phép cho việc này. Hãy tìm hiểu kỹ mọi quy định, luật lệ của địa phương về việc sử dụng/ cung cấp đồ uống có cồn.

Bước 9: Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên nhà bếp và phục vụ. Hãy tuyển một kế toán phụ trách mọi vấn đề thu chi và đóng thuế thu nhập của cửa hàng. Đóng bảo hiểm thất nghiệp cho tất cả nhân viên toàn thời gian của cửa hàng.

nhân viên phục vụ lẩu nướng

Đối với nhân viên nhà bếp, khởi sự kinh doanh nhà hàng, bạn có thể cần 3 đầu bếp – 2 người làm full-time và 1 người làm part-time. Các nhân viên nhà hàng có thể làm việc theo ca từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều và từ 4 giờ chiều tới khi đóng cửa.

Riêng bếp trưởng cần đến sớm mỗi buổi sáng để chuẩn bị mọi thứ trong ngày. 1 đầu bếp làm full-time sẽ chịu trách nhiệm phần việc buổi sáng và đầu bếp kia nhận việc buổi chiều.

đầu bếp

Đầu bếp làm part-time sẽ giúp nấu ăn trong thời điểm bận rộn nhất của nhà hàng, đặc biệt là cuối tuần. Những khoảng thời gian còn lại có thể được dành cho việc chuẩn bị những thứ đơn giản.

Bạn có thể tham khảo các nhà hàng xung quanh hay các tạp chí tuyển dụng để chọn ra ứng viên xuất sắc nhất.

Mức lương cho bếp trưởng và các đầu bếp phụ khác tùy thuộc vào kinh nghiệm của họ và menu của nhà hàng. Tất nhiên, lương cho bếp trưởng luôn cao hơn các đầu bếp khác.

Đối với các đầu bếp làm part-time, bạn có thể trả lương căn cứ trên giờ làm việc. Tham khảo các nhà hàng xung quanh trước khi quyết định mức lương.

Bước 10: An toàn thực phẩm

An toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố đặt lên hàng đầu vì liên quan đến sức khỏe của khách hàng. Bạn nên đảm bảo các nguyên liệu chế biến có nguồn gốc rõ ràng. Luôn đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi chế biến.

Thực phẩm nhà hàng

Mời nhân viên y tế khu vực đến kiểm tra vệ sinh và thiết bị phòng cháy/ cứu hỏa cửa hàng trước khi bắt đầu kinh doanh. Sau đó treo các loại giấy phép, cũng như kết quả kiểm tra cửa hàng ở một nơi dễ thấy.

Liên hệ nhà cung cấp thực phẩm để đặt hàng thực phẩm và giấy một tuần trước khi khai trương. Một số loại thực phẩm dễ bị hư, hỏng, nên hãy đảm bảo đơn hàng đến sát ngày khai trương.

Bước 11: Marketing nhà hàng, quán ăn

marketing nhà hàng

Bất cứ cửa hàng nào cũng cần có kế hoạch marketing quảng cáo. Đặc biệt là với quán mới bắt đầu hoạt động kinh doanh. Bạn có thể gửi thiệp mời đến người thân, bạn bè để dự khai trương quán. Đăng tải lên các trang mạng xã hội về sự xuất hiện của quán bạn. Thu hút thêm nhiều khách hàng bằng những chương trình giảm giá đặc biệt. Ghi danh lên những trang web, Fanpage về địa điểm ăn uống ngon như Foody, diadiemanuong.com, jamja, pasgo,...

Tóm lại

Với nhận định của PosApp.vn thì mở một quán cafe - nhà hàng, quán ăn là ước mơ của nhiều người, tuy nhiên lập quán không phải là điều đơn giản. Hãy luôn sáng tạo và làm mới mình để thích ứng xu hướng và nhu cầu ngày càng cao của thực khách. Chìa khóa để mở quán ăn, nhà hàng - cafe thành công chính là sự đầu tư trang thiết bị, nội thất phù hợp với concept rõ ràng và sáng tạo không ngừng.

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!