Từ A-Z kinh nghiệm mở chuỗi nhà hàng, quán ăn thành công

Trên thực tế việc kinh doanh nhỏ lẻ chỉ ổn đối với những chủ kinh doanh mong muốn có cuộc sống ổn định, tiền kiếm ra đủ ăn là được. Nhưng đối với những người có tham vọng lớn, kinh doanh nhỏ lẻ sẽ không đem lại cho họ lợi nhuận cao bởi chi phí đầu tư ban đầu khá đắt. Chính vì vậy nhằm gia tăng lợi nhuận và phát triển thương hiệu của mình, các chủ nhà hàng, quán ăn nên kinh doanh dạng chuỗi. 

Tuy nhiên không phải cứ có vốn đầu tư là bạn có thể kinh doanh dạng chuỗi thành công. Vậy phải làm sao? Trong bài viết dưới đây, PosApp sẽ bật mí cho bạn từ A - Z kinh nghiệm mở chuỗi nhà hàng, quán ăn thành công.  

Từ A-Z kinh nghiệm mở chuỗi nhà hàng, quán ăn thành công

1/ Lưu ý khi kinh doanh chuỗi nhà hàng

1.1/ Xác định mục tiêu kinh doanh rõ ràng và kiên trì theo đuổi

Đầu tiên, điều quan trọng trước khi bắt đầu mở rộng mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn của bạn thành chuỗi chính là xác định rõ mục tiêu kinh doanh chuỗi nhà hàng của bạn là gì? Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn đưa ra những chiến lược, chiến thuật kinh doanh phù hợp, tránh trường hợp cứ kinh doanh mà không biết phải làm gì tiếp cũng như không đánh giá được hiệu quả kinh doanh một cách chính xác.

khách hàng mục tiêu

Một số yếu vấn đề mà bạn nên xác định rõ khi bắt đầu kinh doanh chuỗi nhà hàng của mình bao gồm:

  • Định vị nhà hàng: Phục vụ đối tượng khách hàng nào? Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì? Nhà hàng hướng tới phong cách nào? Điểm khác biệt gì khiến khách hàng nhớ đến bạn?
  • Quy mô nhà hàng: Bạn dự định quy mô nhà hàng của mình như thế nào? Một cửa hàng phục vụ được tối đa bao nhiêu khách hàng? Nhà hàng có thêm những dịch vụ tiện ích gì?… Những thông tin này sẽ giúp bạn định hình được yêu cầu về diện tích nhà hàng, tìm địa điểm mặt bằng phù hợp cũng như bố trí mặt bằng sao cho phù hợp nhất.
  • Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, điểm hòa vốn: Doanh số mong muốn, mức doanh thu cần đạt được hàng tháng, dự kiến bao lâu có thể thu hồi vốn, khả năng tăng trưởng qua từng giai đoạn,… Đây là cơ sở để bạn đo lường hiệu quả kinh doanh cũng như có những sự điều chỉnh kế hoạch sau này.

Điều lưu ý khi xác lập các mục tiêu kinh doanh chuỗi nhà hàng là mục tiêu cần đảm bảo các yếu tố như rõ ràng, cụ thể, có phương pháp để đo lường, phù hợp với tình hình thực tế của thị trường cũng nguồn lực của chủ kinh doanh, có thời gian và lộ trình thực hiện cụ thể.

1.2/ Xây dựng thương hiệu của chuỗi quán ăn, nhà hàng

Xây dựng thương hiệu

Điều thứ hai để đạt được sự thành công khi kinh doanh chuỗi nhà hàng, quán ăn là bạn cần định hướng và phát triển thương hiệu của mình. Việc định hướng và phát triển thương hiệu đúng cách sẽ giúp nhà hàng của bạn:

  • • Tăng niềm tin với khách hàng, khách hàng sẽ yên tâm trải nghiệm chất lượng sản phẩm, dịch vụ tại nhà hàng.
  • • Tạo lợi thế khác biệt cho nhà hàng vì trên thị trường có vô vàng hàng quán, quán ăn lớn nhỏ mọc lên nên sức cạnh tranh trong ngành dịch vụ ăn uống này là rất lớn. 
  • • Gia tăng giá trị của nhà hàng thông qua giá trị thương hiệu, khẳng định vị thế của nhà hàng trên thị trường ngành F&B

1.3/ Đồng bộ chất lượng giữa các chi nhánh

Để đồng bộ chất lượng giữa tất cả các chi nhánh, bạn cần lưu ý hai vấn đề là đồ ăn và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Về món ăn

hình món ăn đẹp

Có một điều dễ nhận thấy là chỉ cần một cửa hàng trong chuỗi nhà hàng bị khách hàng đánh giá không tốt, phản hồi tệ về chất lượng món ăn thì cả thương hiệu đều sẽ bị mang tiếng theo.

Để hạn chế rủi ro này, bạn cần đặt ra tiêu chuẩn đồ ăn đồng nhất tại tất cả các nhà hàng của mình. Tất cả các món ăn trong menu phải có một công thức chế biến như nhau. Đồng thời hằng tháng bạn cũng nên tổ chức một buổi đào tạo nhân viên bếp nhằm chuẩn hóa quy trình chế biến và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại tất cả các cửa hàng. 

Trong trường hợp nhà hàng của bạn có một bếp trung tâm chuyên tẩm ướp gia vị cho tất cả các món ăn rồi chuyển giao đến từng chi nhánh với mục tiêu đồng nhất hương vị vì bạn cần đảm bảo quy trình vận chuyển không xuất hiện bất kỳ sai sót nào, nguyên liệu không bị thất thoát hay tráo đổi.

Về Dịch vụ chăm sóc khách hàng

dịch vụ khách hàng

Nhằm đem đến cho khách hàng một trải nghiệm thân thuộc ngày càng thân thuộc thì việc chuẩn hóa quy trình phục vụ khách hàng là điều bạn không nên bỏ qua. Các yếu tố từ đồng phục, cách phục vụ, chào khách hàng đến quá trình order, tính tiền cho khách,... đều cần được chuẩn hóa và áp dụng như nhau tại tất cả các cửa hàng.

Nhưng làm sao để đảm bảo sự đồng nhất thì khá là phức tạp. Tuy nhiên không có nghĩa là không làm được, để kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm tại mỗi cửa hàng, bạn cần phải điều chỉnh lại hoạt động quản lý nhà hàng của mình.

Tạo một bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận để nhân viên theo đó mà làm. Một tháng đào tạo lại nhân viên về quy trình phục vụ khách hàng một lần để nhân viên nắm bắt lại quy trình làm việc. 

Sử dụng phần mềm quản lý chuỗi nhà hàng, quán ăn PosApp giúp quy trình quản lý bán hàng được tối ưu hơn. Sử dụng phần mềm PosApp, bạn không lo mọi hoạt động kinh doanh tại các cửa hàng khó quản lý. Mặc khác sử dụng phần mềm PosApp còn giúp bạn đồng nhất quy trình order, bán hàng tại mọi điểm bán. Từ đó tạo nên một phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đồng nhất tại mọi cửa hàng. 

1.4/ Thiết kế không gian theo chủ đề thống nhất 

Thiết kế không gian theo chủ đề thống nhất

Chuỗi nhà hàng KFC thiết kế không gian theo tông đỏ đặc trưng của nhà hàng

Đồng bộ trong phong cách thiết kế là cách rõ ràng nhất giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu của bạn. Tùy vào diện tích mặt bằng lớn nhỏ khác nhau tại các chi nhánh mà bạn có thể tùy chọn cách bày trí nội thất khác nhau, miễn sao vẫn đảm bảo concept thương hiệu nhà hàng của bạn muốn hướng đến. Chẳng hạn như nhà hàng của bạn bán đồ ăn nhật bản thì tất cả các chi nhánh đều phải được trang trí theo đúng phong cách nhật bản.

Để đồng bộ phong cách thiết kế, bạn có thể sử dụng chung một loại nội thất, bàn ghế, sơn cùng màu, thiết kế đèn, trang trí không gian tương tự nhau tại tất cả các chi nhánh  để khách hàng nhanh chóng nhận ra cửa hàng mà họ đang ăn thuộc chuỗi chi nhánh của bạn. 

1.5/ Quản lý tài chính cho chuỗi nhà hàng, quán ăn

Khi kinh doanh chuỗi nhà hàng, bạn chắc chắn sẽ không thể có mặt tại tất cả các chi nhánh trong chuỗi của mình do đó nếu không có phương pháp quản lý tài chính phù hợp, bạn sẽ khó mà quản lý ổn thỏa doanh thu, lợi nhuận tại từng chi nhánh nhà hàng của mình. 

quản lý tài chính

Nhằm giải quyết khó khăn này, chủ quán nên ứng dụng phần mềm quản lý nhà hàng vào hoạt động kinh doanh của mình. Phần mềm quản lý nhà hàng PosApp có tính năng đồng bộ dữ liệu và quản lý nhà hàng từ xa giúp chủ nhà hàng dù đang ở nhà hay bất cứ đâu vẫn có thể nắm rõ tình hình kinh doanh tại quán, tổng doanh thu từng chi nhánh và kịp thời phát hiện bất thường trong hoạt động kinh doanh khi xem phần báo cáo chung được phần mềm PosApp tổng hợp.

1.6/ Quản lý kho, nguyên vật liệu cho nhà hàng

Đối với chủ cửa hàng, việc quản lý một lượng lớn nguyên liệu để cung cấp và phân phối cho từng chi nhánh là một công việc thật sự không dễ và đây đã trở thành một thách thức rất lớn đối với những người kinh doanh mô hình chuỗi nhà hàng này.

Nếu không quản lý kho chặt chẽ sẽ dẫn đến vấn đề chi nhánh này thiếu nguyên liệu, chi nhánh kia lại dư nguyên liệu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh tại từ cửa hàng. 

quản lý hàng tồn kho

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng PosApp, bạn có thể quản lý tồn kho tại từng cửa hàng một cách chặt chẽ. Phần mềm sẽ tự động cảnh báo bạn khi nguyên liệu tại một cửa hàng chạm mức tối thiểu, từ đó giúp bạn có những chính sách phân phối nguyên liệu hiệu quả hơn, tránh tình trạng thiếu nguyên liệu tại một cửa hàng.

1.7/ Quản lý nhân viên và chất lượng phục vụ

nhân viên phục vụ lẩu nướng

Đã có không ít trường hợp nhân viên hay quản lý nhà hàng lợi dụng việc chủ nhà hàng  không thường xuyên có mặt tại các chi nhánh mà nổi lòng tham gian lận về vấn đề tiền bạc. Một số điều nhân viên có thể lợi dụng gian lận như:

  • Đối với người quản lý: Họ có thể lợi dụng quyền hạn của mình về việc quản lý tổng doanh thu tại một nhà hàng mà “xáo trộn” doanh thu, ăn bớt lợi nhuận, báo cáo kết quả kinh doanh giả cho chủ nhà hàng.
  • Đối với nhân viên phục vụ, thu ngân: Họ có thể lợi dụng các chương trình khuyến mãi của nhà hàng mà áp dụng cho những người không đủ điều kiện áp dụng chương trình, họ có thể là người thân, bạn bè của nhân viên.
  • Đối với nhân viên bếp, quản lý kho: Họ có thể lợi dụng việc quản lý lỏng lẻo mà lấy bớt nguyên liệu gây thất thoát kho không rõ nguyên nhân.

Phân quyền nhân viên

Với phần mềm quản lý nhà hàng PosApp, mọi hoạt động xuất nhập kho hay doanh thu ngày bán đều được phần mềm cập nhật đều đặn theo thời gian thực cho chủ nhà hàng biết. Ngoài ra, với tính năng phân quyền nhân viên chặt chẽ của phần mềm PosApp, mỗi nhân viên chỉ được hoạt động trong khu vực được phân quyền nên chủ nhà hàng có thể hạn chế khả năng gian lận của họ.

1.8/ Marketing truyền thông cho chuỗi nhà hàng, quán ăn

marketing

Ngoài việc làm tốt những điều trên bạn nên xem xét thêm khía cạnh Marketing truyền thông cho chuỗi nhà hàng, quán ăn của mình để khách hàng biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn. Có danh tiếng, thương hiệu tốt rồi sẽ giúp cho chuỗi nhà hàng của bạn thu hút  thêm nhiều khách hàng, từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận cho quán. 

Một vài hoạt động Marketing truyền thông mà bạn có thể ứng dụng cho nhà hàng của mình bao gồm lập kênh truyền thông trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,... chạy quảng cáo giới thiệu nhà hàng, mời các KOL, KOC review về trải nghiệm của họ tại chuỗi nhà hàng của bạn,... Bên cạnh đó bạn cũng nên chuẩn bị các các chương trình khuyến mãi và giảm giá nhằm thu hút thêm sự chú ý và quan tâm của khách hàng.

2/ Khó khăn, thách thức khi kinh doanh mở chuỗi nhà hàng

Kinh doanh một cửa hàng đã khó, kinh doanh chuỗi cửa hàng lại càng có nhiều khó khăn, thử thách hơn. Cùng PosApp điểm qua một vài khó khăn mà các chủ nhà hàng, quán ăn thường gặp phải.

2.1/ Đảm bảo chất lượng đồng đều trong hệ thống chuỗi nhà hàng

Đảm bảo chất lượng đồng đều

Khi mở nhiều chi nhánh cho chuỗi nhà hàng, quán ăn của mình, chủ nhà hàng thường vấp phải lỗi cơ bản này dẫn đến thất bại trong việc kinh doanh chuỗi nhà hàng. Lỗi cơ bản mà nhiều chủ nhà hàng hay vấp phải chính là không đảm bảo chất lượng đồng nhất giữa các cửa hàng trong chuỗi hệ thống nhà hàng của mình.

Tính đồng bộ ở đây bao gồm phong cách nhà hàng, nội thất, phong cách dịch vụ, quy trình order, đồng phục nhân viên, giá bán từng món, chất lượng món ăn,... 

Về tâm lý khách hàng, bất kì ai cũng vậy khi trải nghiệm cùng một thương hiệu nhưng chất lượng dịch vụ, món ăn ở chinh nhánh này không đồng nhất với chi nhánh khác họ sẽ dần mất niềm tin vào nơi họ đó và dần không muốn trải nghiệm dịch vụ tại đó nữa.  Vậy nên việc đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn đồng nhất là điều vô cùng quan trọng.

2.2/ Thị trường ngày càng khốc liệt

Chuỗi nhà hàng, quán ăn

Chuỗi nhà hàng GoGi house, Chuỗi quán món Huế, Chuỗi quán phở Hùng

Theo thông tin khảo sát mà PosApp thu thập được, hiện nay trên lãnh thổ Việt Nam đã tồn tại hơn 540.000 cửa hàng kinh doanh ngành F&B lớn nhỏ hoạt động với nhiều loại hình ẩm thực khác nhau như các món ăn Việt Nam, Thái, Hàn, Nhật, Trung, Châu Âu,... Mỗi khách hàng có quá nhiều lựa chọn trong việc ăn uống nên sự cạnh tranh trong ngành này rất là cao, chỉ với một sai lầm trong mắt xích nhỏ đều có thể dẫn đến sự đào thải trong lĩnh vực này. 

Song song với đó sự bùng nổ của các nhà hàng, quán ăn “ma” mang tên Cloud Kitchen ngày càng được khách hàng ưa chuộng bởi sự tiện lợi và đồng nhất về chất lượng sản phẩm nên vô hình chung làm cho thị trường kinh doanh F&B ngày càng trở nên khốc liệt hơn.

2.3/ Khẩu vị vùng miền

Yếu tố khẩu vị từng vùng miền cũng đóng vai trò quan trọng và là một yếu tố góp phần vào sự thành công của nhà hàng. Đối với những người con đi làm xa xứ, được ăn một món ăn mang đậm hương vị miền quê mình là một điều khá khó khăn nhưng nếu có một quán nào đó kinh doanh các món ăn là đặc sản của quê họ, chắc chắn sẽ làm cho những khách hàng này hài lòng. 

Các món ăn miền quê cũng có một sức hút nào đó làm cho những thực khách tuy không phải người quê đó vẫn cảm thấy rất hứng thú và muốn một lần trải nghiệm thử đặc sản từng vùng miền là như thế nào. Điều này sẽ đem lại nhiều trải nghiệm thú vị cho từng thực khách, từ đó nâng cao doanh thu cho quán bạn.

Khẩu vị từng vùng miền

Tuy nhiên không phải lúc nào yếu tố vùng miền cũng đem lại lợi thế cho chuỗi nhà hàng của bạn. Lấy ví dụ thực tế của chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh Burger King. Từ khi Burger King gia nhập vào thị trường Việt Nam đã không thật sự thành công bởi sản phẩm mà họ cung cấp không phù hợp với gu ẩm thực của người Việt.

2.4/ Yếu tố con người

Về vấn đề con người có nhiều yếu tố có thể gây cản trở sự phát triển của chuỗi nhà hàng. Đầu tiên có thể kể để đó là tư duy kinh doanh của chủ nhà hàng. Nếu chủ nhà hàng là một người khá bảo thủ trong cách quản lý cũng như vận hàng chuỗi nhà hàng, điều này sẽ là rào cản rất lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp, không sớm thì muộn việc không tiếp thu kiến thức mới sẽ làm doanh nghiệp nhanh chóng bị đào thải. 

Khi bạn chấp nhận nâng cấp và phát triển hệ thống nhà hàng của mình thành chuỗi từ bạn phải chấp nhận tối giản menu, chọn lọc và loại bỏ những sản phẩm, quy trình khó làm nhằm chuẩn hóa toàn bộ hệ thống chuỗi cửa hàng của mình hơn. 

quản lý nhân viên nhà hàng

3/ Kinh nghiệm mở chuỗi nhà hàng thành công

3.1/ Kinh nghiệm xử lý xung đột với khách hàng

Mạng xã hội dạo gần đây xuất hiện khá nhiều bài phốt giữa quản lý và khách hàng, đặc biệt nhờ sự hỗ trợ nền tảng truyền thông thì việc đưa thông tin tới người dùng rất nhanh và xa, vậy việc kiểm soát thông tin là điều không thể.

Vậy nên để tránh xảy ra các vấn đề đáng tiếc này, PosApp sẽ chia sẻ cho bạn các kinh nghiệm giải quyết xung đột với khách hàng sau đây:

Giải quyết xung đột

Xử lý vấn đề xảy ra tại chỗ

Đối với ngành dịch vụ, câu nói “Khách hàng luôn luôn đúng” vẫn luôn được xem như là tôn chỉ cho hoạt động kinh doanh. Nếu khách hàng cảm thấy không hài lòng với bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào tại cửa hàng của bạn, hãy cố gắng giải quyết phàn nàn của khách ngay tại quán. 

Quy trình xử lý tình huống:

  • • Chủ động xin lỗi khách hàng về trải nghiệm dịch vụ không tốt của quán

  • • Lắng nghe và đồng cảm với khách hàng

  • • Xác nhận thông tin phản hồi của khách hàng và đề xuất phương hướng giải quyết

  • • Cam kết với khách hàng về việc chấn chỉnh phong cách phục vụ hay sản phẩm tại nhà hàng

Xử lý thông tin sau khi khách ra về

Với những sự việc mang tính chất nghiêm trọng hơn, khách hàng tuy có vẻ chấp thuận lời xin lỗi nhưng vẫn ra về với thái độ bực bội, hãy liên hệ với họ và chân thành hòa giải.

Việc xử lý thông tin sau khi khách về là một khâu quan trọng, tuy nhiên nhiều nhà hàng thường bỏ qua bước này khiến sự việc bị đẩy lên mạng xã hội hoặc tệ hơn là trên các mặt báo. Một vài phương án xử lý sau khi khách về mà chủ cửa hàng có thể tham khảo là:

  • • Gọi điện xin lỗi khách hàng bị sự cố, trong trường hợp cần thiết có thể xin địa chỉ và tới tận nhà để xin lỗi;

  • • Hoàn trả lại số tiền theo bill đã ăn hoặc uống tại quán;

  • • v.v…

Phần mềm quản lý nhà hàng

Xử lý thông tin xấu trên mạng xã hội

Việc các thông tin xấu của nhà hàng bị đưa lên mạng xã hội thì xác định khó kiểm soát. Trong trường hợp này, bạn nên tìm cách xoa dịu dư luận đồng thời liên hệ với người đăng bài để tìm cách giải quyết. Tuyệt đối không nên đôi co đúng sai với người đăng bài trực tiếp trên bài viết "bóc phốt" nhà hàng.

Xử lý bóc phốt toàn diện

Hầu như nhiều nhà hàng, quán ăn chỉ tập trung giải quyết phàn nàn và khiếu nại của khách hàng ngay thời điểm đó, mà không thể xử lý vấn đề một cách toàn diện.

Lý do bởi phần lớn những nhà hàng tầm trung trở xuống chưa có một lộ trình đào tạo bài bản ngay từ đầu dành cho nhân viên. Khách hàng ngày càng trở nên khó tính, trong khi chất lượng phục vụ của nhà hàng lại không thể đáp ứng kịp, dẫn đến các tình huống trớ trêu xảy ra hàng ngày.

Phòng còn hơn tránh, để giải quyết vấn đề bóc phốt của khách hàng một cách toàn diện, nhà hàng cần thực hiện một số biện pháp sau đây: 

  • • Thường xuyên đào tạo kiến thức và nghiệp vụ cho nhân sự, đảm bảo họ có thể làm tốt nhiệm vụ của mình;
  • • Thiết lập ngay 1 đường dây nóng để khách hàng đưa thông tin phản hồi nhanh chóng;
  • • Xây dựng các kịch bản và cách thức giải quyết các sự cố có thể xảy ra;
  • • v.v…

Nói chung trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng vậy đều sẽ có đúng và sai, cái chính là bạn giải quyết vấn đề như thế nào, có “vẹn cả đôi đường” hay không, sau khiếu nại khách hàng có còn muốn trải nghiệm dịch vụ của bạn hay không, điều này mới quan trọng. Hãy hành xử thật thông minh, giải quyết các khiếu nại trong êm đẹp sẽ giúp chuỗi nhà hàng của bạn xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng.

3.2/ Bài học từ dự án chuỗi nhà hàng bị cả 5 Shark từ chối

Sơ lượt về dự án 10 tỷ bị từ chối trên chương trình Shark Tank Việt Nam

Shark Tank là một chương trình truyền hình thực tế của Mĩ có người chơi là các doanh nhân khởi nghiệp thực hiện các bài thuyết trình trước một hội đồng các nhà đầu tư (Shark), và những nhà đầu tư này sẽ lựa chọn đầu tư hoặc không.

Tại Việt Nam, chương trình được đặt tên là Thương vụ Bạc tỷ và phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia VTV3. Đã có rất nhiều doanh nhân tham gia chương trình và nhận được nguồn vốn đầu tư mong muốn từ các Shark.

Chương trình Shark Tank Việt Nam, Thương vụ bạc tỷ

Đến với Shark Tank Việt Nam mùa thứ 2, anh Hoàng Chí Hiếu đã trình bày dự án đầu tư phát triển nhà hàng lẩu hấp Tân Hoàng Gia của anh trở thành một chuỗi mang phong cách hoàng gia với mức gọi vốn 10 tỷ.

Tân Hoàng Gia là một nhà hàng sang trọng mang phong cách Tân Cổ điển đặt tại Hà Nội.

Sau một thời gian kinh doanh phát đạt, nhà hàng này đã đạt doanh thu lên đến 12 tỷ và mức lợi nhuận lên đến 25% (trong năm 2017). Chính vì những số liệu khả quan như vậy , anh Chí Hiếu mới tự tin ôm mộng phát triển nhà hàng sang mô hình kinh doanh theo chuỗi, tham vọng “bành trướng” thị trường.

Tuy nhiên, đổi lại chỉ có 5 cái lắc đầu từ chối của 5 nhà đầu tư.

Bài học rút ra từ những lần "LẮC ĐẦU"

Dù các chỉ số về doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh vài năm qua của nhà hàng là khá khả quan. Tuy nhiên cả 5 Shark đều từ chối đầu tư để phát triển lên thành một chuỗi nhà hàng “bành trướng” thị trường như tham vọng của anh Hoàng Chí Hiếu.

Nguyên nhân ở đâu???

1/ Không tạo ra được rào cản kinh doanh cho đối thủ:

Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh nặng ký hơn Tân Hoàng Gia như: GoGi House, King BBQ Buffet,...

Rào cản kinh doanh là những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (dịch vụ, món ăn, công thức,...) mà đối thủ không thể nào làm theo, bắt chước để cạnh tranh chung với mình.

Khi được hỏi về nhà hàng của mình có điểm gì đặc biệt để thu hút khách hàng, anh Hiếu đã trả lời rằng Tân Hoàng Gia có công thức tẩm ướp từ đầu bếp Hong Kong đem về truyền dạy lại cho các đầu bếp của nhà hàng.

Cũng có thể các tập đoàn lớn đã có kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng như Red Sun, Golden Gate bắt đầu để mắt tới khi anh Hiếu khai trương thêm năm, sáu chi nhánh, dùng khả năng tài chính có sẵn để tạo nên một chuỗi theo mô hình kinh doanh giống hệt, to hơn, hoành tráng hơn cùng danh tiếng sẵn có, vậy Tân Hoàng Gia có gì để có thể đánh bại các đối thủ nặng kí như vậy?

2/ Xác định sai điểm mạnh, điểm yếu:

Lẩu

Xác định sai điểm mạnh của Tân Hoàng Gia là công thức tẩm ướp

Như đã nói ở trên, anh Chí Hiếu đã tự tin chỉ ra điểm mạnh của nhà hàng lẩu hấp Tân Hoàng Gia chính là công thức tẩm ướp mang bản sắc Hồng Kông.

Do sai lầm trong khâu xác định lợi thế cạnh tranh, nhà hàng chưa rõ ràng có một tiềm năng phát triển lên, các nhà đầu tư đã từ chối bỏ vốn.

Việc xác định sai điểm mạnh, điểm yếu trong kinh doanh, nhất là kinh doanh hệ thống nhà hàng chính là nguyên nhân khiến hầu hết các chủ nhà hàng kinh doanh thất bại. 

3/ Không tính toán đúng nguồn vốn cần thiết để đầu tư:

vốn

Đó cũng là lí do chính mà Shark Thái Vân Linh - Giám đốc chiến lược quỹ đầu tư VinaCapital không đồng ý rót vốn cho mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng Tân Hoàng Gia.

Tân Hoàng Gia với số vốn 10 tỷ, mở thêm 2-3 cửa hàng kinh doanh nữa không thể nào đi theo đúng hướng thứ hai để phát triển đồng thời cũng không phải mô hình kinh doanh theo công thức bí truyền đặc biệt của gia đình như hướng một.

Chưa quy chuẩn hoá được các quy trình trong hoạt động kinh doanh chuỗi

“Khi kinh doanh theo mô hình này thì cần phải tạo được một mô hình chuẩn và lúc này công nghệ quản lý đóng vai trò quan trọng nhất”. Đó cũng là lời khuyên của Shark Phú dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B muốn nhân rộng quy mô kinh doanh.

Làm sao để nhà hàng giữ được đúng chất lượng như ban đầu luôn là thách thức trong kinh doanh nhà hàng, khi kinh doanh nhà hàng theo chuỗi, các chủ quản lý còn phải cân bằng thêm cả chất lượng giữa các chi nhánh.

Từ những sai lầm trên mà ước mơ "Bành Trướng" với số vốn 10 Tỷ của anh Hoàng Chí Hiếu đã tang thành bọt biển. Từ những sai lầm trên PosApp mong rằng các chủ quán đã hay sắp "lấn thân" vào con đường kinh doanh này có thêm nhiều kinh nghiệm quý giá giúp hoạt động kinh doanh chuỗi nhà hàng của mình thêm phần khởi sắt.

Trên đây là tất cả các thông tin về kinh nghiệm kinh doanh chuỗi nhà hàng, quán ăn thành công mà PosApp muốn chia sẻ. Chúc cho hoạt động kinh doanh của các bạn thật thành công.

PosApp là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các phần mềm quản lý chuỗi nhà hàng, quán ăn và các thiết bị hỗ trợ tối ưu quy trình bán hàng như máy Pos thu ngân, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, ngăn kéo đựng tiền,... uy tín, được hơn 30.000 khách hàng trải dài khắp Việt Nam tin dùng.

Năm 2021, PosApp được Shark Nguyễn Hòa Bình tin tưởng và đầu tư. Shark Bình nguyên là nhà sáng lập kiêm chức chủ tịch của tập đoàn NextTech. Ông cũng đã từng tham gia chương trình Thương Vụ Bạc Tỷ (Shark Tank Việt Nam mùa 3 năm 2019). 

Từ ngày được Shark Bình tin tưởng và hỗ trợ tài chính, PosApp chính thức trở thành thành viên của tập đoàn Next360 và PosApp mong muốn cung cấp nhiều giá trị hơn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

ký kết hợp đồng

Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý quán chuỗi nhà hàng, quán ăn tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc liên hệ PosApp thông qua các hình thức sau:

Xem demo trực tiếp tại:

  • HCM: Lầu 5, tòa nhà HS Building, 260/11 Nguyễn Thái Bình, Quận Tân Bình
  • Hà Nội: Tầng 4, 174 đường Láng, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa
  • Đà Nẵng: Số 128 Lý Tự Trọng, Hải Châu

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!