Từ A-Z 7 điều bạn cần biết khi bán hàng qua app giao đồ ăn

1. Những thông tin cần chuẩn bị trước khi đăng ký bán đồ ăn trên ứng dụng

• Tên & địa chỉ cửa hàng
• Gmail đăng nhập ứng dụng và nhận thông tin của Grab, LƯU Ý MỖI CỬA HÀNG 1 GMAIL KHÁC NHAU và chỉ sử dụng các email có đuôi @gmail.com
• Họ tên chủ cửa hàng
• Số điện thoại của người đứng ra làm việc với Grab + số điện thoại của mỗi cửa hàng.
• Thời gian bán hàng.
• Tên chủ tài khoản ngân hàng chính chủ của người ký. Nếu Nguyễn Văn A ký hợp đồng, thì chỉ được chuyển khoản cho Nguyễn Văn A. Không chuyển tiền cho người khác! Nếu đăng ký dưới hình thức công ty thì chỉ chuyển tiền về số tài khoản của công ty (Số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh)
• Ảnh Đăng ký kinh doanh (nếu có)
• Ảnh CMND/CCCD/Hộ chiếu 2 mặt
• Ảnh mặt tiền cửa hàng có địa chỉ trên biển hiệu (fanpage/ảnh quán trên các app khác đối với các cửa hàng bán hàng online)
• Ảnh khu vực chế biến đồ ăn - khu vực ra đơn cho tài xế
•Menu - Hình chụp giấy viết tay hoặc bảng excel
• Ảnh toàn bộ các món ăn có trong menu (tối thiểu 2 tấm hình làm ảnh bìa).

cách đăng ký bán hàng trên app giao hàng
cách đăng ký bán hàng trên app giao hàng

1. Những thông tin cần chuẩn bị trước khi đăng ký bán đồ ăn trên ứng dụng

• Tên & địa chỉ cửa hàng
• Gmail đăng nhập ứng dụng và nhận thông tin của Grab, LƯU Ý MỖI CỬA HÀNG 1 GMAIL KHÁC NHAU và chỉ sử dụng các email có đuôi @gmail.com
• Họ tên chủ cửa hàng
• Số điện thoại của người đứng ra làm việc với Grab + số điện thoại của mỗi cửa hàng.
• Thời gian bán hàng.
• Tên chủ tài khoản ngân hàng chính chủ của người ký. Nếu Nguyễn Văn A ký hợp đồng, thì chỉ được chuyển khoản cho Nguyễn Văn A. Không chuyển tiền cho người khác! Nếu đăng ký dưới hình thức công ty thì chỉ chuyển tiền về số tài khoản của công ty (Số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh)
• Ảnh Đăng ký kinh doanh (nếu có)
• Ảnh CMND/CCCD/Hộ chiếu 2 mặt
• Ảnh mặt tiền cửa hàng có địa chỉ trên biển hiệu (fanpage/ảnh quán trên các app khác đối với các cửa hàng bán hàng online)
• Ảnh khu vực chế biến đồ ăn - khu vực ra đơn cho tài xế
•Menu - Hình chụp giấy viết tay hoặc bảng excel
• Ảnh toàn bộ các món ăn có trong menu (tối thiểu 2 tấm hình làm ảnh bìa).

Chi tiết cách đăng ký trở thành đối tác của 4 đơn vị vận chuyển

đăng ký grabfood

GrabFood hiện tại là đơn vị vận chuyển đồ ăn uống nhanh số 1 Việt Nam với khoảng 300.000 đơn hàng đặt trên hệ thống 1 ngày. GrabFood sở hữu lượng tài xế "Khủng" giúp việc giao hàng diễn ra nhanh chóng cùng hệ sinh thái ứng dụng đa dạng. 

Xem chi tiết
đăng ký delivery now

Là một trong những đơn vị vận chuyển đồ ăn lâu đời nhất của Việt Nam. Delivery Now sở hữu lượng người dùng lớn nhờ sở hữu hệ sinh thái ví điện tử AirPay, nền tảng Review Foody... Tuyệt vời hơn nữa, năm 2021, Shopee - Nền tảng TMĐT số 1 VN đã trở thành 1 nhà với ứng dụng Delivery NOW với tên gọi mới là ShopeeFood. Nhờ đó mà lượng người dùng đặt món cũng không hề kém cạnh so với GrabFood

Xem chi tiết
đăng ký baemin

Là một tân binh mới đến từ Hàn Quốc, BAEMIN đã mua lại ứng dụng website giao đồ ăn Vietnammm

Xem chi tiết
đăng ký goviet

GoFood là nền tảng giao hàng của ứng dụng GoViet. GoViet hiện tại đang được bơm vốn mạnh mẽ từ công ty mẹ là GoJek (Ở Indonesia)

Xem chi tiết
loship

Lozi đã cho ra đời Loship – hình thức giao thức ăn với khởi đầu là trà sữa và thức ăn nhanh. Hiện nay Loship đã có chỗ đứng nhất định trở thành app giao món được nhiều người yêu thích.

Xem chi tiết

2. 3 lý do vì sao bạn nên sử dụng các nền tảng giao đồ ăn cho quán của mình

liên kết với các đơn vị giao hàng

a/ Lượng người dùng cực lớn - Không lo kiếm khách Online

• “Buôn có bạn, bán có phường” - Bạn sẽ có mặt trên một đại siêu thị ẩm thực và tiếp cận với lượng khách hàng cực lớn. Chỉ tính riêng nền tảng GrabFood đã có 300.000 đơn hàng giao đồ ăn hàng ngày. Gộp chung cả 4 nền tảng giao hàng nổi tiếng nhất hiện nay là GrabFood, GoFood, BAEMIN và NOW (ShopeeFood), lượng đơn hàng người dùng đặt lên đến trên 1 triệu đơn/ngày. Đây chính là lý do đầu tiên bạn nên cân nhắc bán đồ ăn qua app.
• Chính vì vậy, bạn đừng lo không có khách mà nên quan tâm đến việc tối ưu giá, chất lượng đồ ăn để phục vụ khách hàng tốt nhất. Khi đó, hệ thống sẽ ưu tiên hiển thị quán của bạn lên đầu để nhận được nhiều đơn hàng hơn.

b/ Nguồn doanh thu ổn định

Theo quan sát của tôi, doanh thu trung bình của cửa hàng có liên kết với các đơn vị vận chuyển thường phân bổ như sau:
• 15 - 30% cho đơn hàng Online
• Số còn lại đến từ đơn hàng khách ăn tại quán
• Tuy nhiên, hiện nay có một số đơn vị dẹp bỏ hẳn việc thuê mặt bằng truyền thống, thay vào đó chỉ thuê mặt bằng có quy mô siêu nhỏ trong hẻm nhằm tiết kiệm chi phí hoặc thuê Grab Kitchen của Grab. Doanh thu cho đơn hàng Online của các quán này lên đến 80 - 100%

c/ Không cần phải duy trì đội ngũ giao hàng nội bộ

• Để "nuôi" đội ngũ giao hàng nội bộ, bạn phải trả 1 khoản chi phí tiền lương cố định (Từ 3 - 5 triệu/tháng/nhân sự).
• Khi bán hàng qua các ứng dụng app giao đồ ăn, bạn không cần phải tốn mức chi phí cố định này, bạn chỉ phải trả chi phí chiết khấu cho đối tác từ 15 - 25% trên mỗi đơn hàng bán được. Giúp bạn tiết kiệm được nguồn lực tài chính và chi phí dành cho nhân sự giao hàng.

3. Mô hình delivery phù hợp với mô hình kinh doanh nào?

cửa hàng của bạn có phù hợp bán đặt hàng online

Không phải cứ kinh doanh ẩm thực là bạn đều có thể phát triển kênh delivery vì phát triển được hay không phụ thuộc vào phong cách và định vị đồ ăn thức uống bạn đang kinh doanh. Tuy nhiên việc bán đồ ăn qua app là một trong những phương thức kinh doanh hiệu quả nhất là trong thời gian dịch bệnh, cần tránh tiếp xúc trực tiếp.

Bạn cần trả lời những câu hỏi sau để xem mô hình bạn có phù hợp:

• Đồ ăn / thức uống của bạn phải thưởng thức nóng / nguội / lạnh?
• Chi phí nguyên vật liệu và lợi nhuận gộp trên từng đơn vị đồ ăn / thức uống là bao nhiêu?
• Việc di chuyển đồ ăn / thức uống ra khỏi cơ sở kinh doanh có đảm bảo giá trị sử dụng khi tới tay khách hàng?
• Bạn có đủ nguồn lực để đảm bảo vận hành phục vụ khách tại chỗ và delivery?
• Nếu bạn hợp tác với đơn vị trung gian thì làm sao đảm bảo hàng hoá đến tay khách hàng đúng như khách sử dụng tại chỗ? Đơn vị trung gian tính phí hợp tác thế nào? Người giao hàng có đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng như định vị thương hiệu của bạn?
• Việc tổ chức vận hành từ truyền thông thúc đẩy bán hàng – nhận đơn hàng – kiểm tra đơn hàng – tổ chức ra đơn hàng – tổ chức giao hàng sẽ như thế nào? Bạn có phải bổ sung nguồn lực để vận hành việc này?
• Chính sách giá tại chỗ và delivery sẽ như thế nào, liệu có khác biệt không? (Thông thường phải bằng hoặc thấp hơn giá ăn tại chỗ)
• Khách hàng mà bạn phục vụ họ mong muốn điều gì? Thương hiệu - Tiện lợi - Khẩu vị - An toàn - Sức khoẻ…?
• Khách hàng đặt để sử dụng ngay hay khách có đủ điều kiện để tái chế biến? (Như cơm có thể ăn ngay, nhưng lẩu mang đi thì phải đun lại)
• Khách hàng có sẵn sàng thanh toán chi phí vận chuyển không?
•Và rất nhiều câu hỏi khác các bạn có thể tự đặt ra và trả lời để xem mô hình của mình thực sự cần điều gì.

Một số gợi ý cơ bản sau khi trả lời các câu hỏi trên bạn sẽ nhận ra như bên dưới:

• Với mô hình F&B trung và cao cấp: bạn nên tự tổ chức đội ngũ giao nhận riêng (nếu đủ tiềm năng và nguồn lực) vì chỉ có vậy bạn mới kiểm soát được định chuẩn dịch vụ. Bạn sẽ chủ động được chính sách giá, tối ưu hoá nguồn lực. Tuy nhiên, cái khó ở đây chính là việc lôi kéo được khách hàng sử dụng dịch vụ giao hàng. Khó khăn lớn nhất của bạn đó chính là tìm kiếm khách cho kênh này.

• Với mô hình chuỗi có thương hiệu và độ phủ tốt: bạn có thể cân nhắc thiết lập kênh giao hàng nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị trung gian nhưng nhớ thương lượng mức chiết khấu tốt nhất vì thế thương lượng của bạn lúc đó sẽ tốt hơn mô hình nhỏ lẻ.

• Với mô hình ẩm thực đơn lẻ, thương hiệu chưa mạnh, mô hình mới tham gia kinh doanh: Bạn nên cân nhắc hợp tác với đơn vị trung gian như các app Grab Food, Gofood, Now (shopeefood), baemin... Các đơn vị này có lượng người dùng có nhu cầu ăn uống cực kỳ lớn, chính vì vậy mà bạn không cần phải quá chú tâm đến chuyện đi tìm khách hàng. Khách & tài xế giao hàng sẽ tự tìm đến bạn!

Những món sau ít khuyến khích giao đi vì chất lượng bị ảnh hưởng qua quá trình vận chuyển:

đồ ăn khó vận chuyển giao hàng

- Đồ uống: các món nước pha chế có nền là đồ uống có ga (CO2), các món đồ uống có tạo hình décor đẹp, các món pha chế kiểu phân tầng, các món cocktail (vì cocktail thường định giá cao)…
- Thức ăn: các món ăn cao cấp, các món ăn phải sử dụng nóng ngay sau khi chế biến, các món ăn chế biến theo phương thức áp chảo như: beefsteak, cá hồi áp chảo…
- Một số món bạn nên cân nhắc việc mang đi: Các món lẩu (Như lẩu gà, lẩu hải sản, lẩu bò...) do các món này thường phải được hâm nóng lại trước khi sử dụng (Đòi hỏi khách phải có nồi & bếp). Các món này khó có thể bán được buổi trưa do khách phần lớn là dân văn phòng, học sinh...

4. Những thách thức khi hợp tác với các đơn vị giao đồ ăn

thách thức khi hợp tác với các đơn vị vận chuyển

• Các Ứng dụng giao đồ ăn như một đại siêu thị nên thách thức với bạn làm sao để bạn xuất hiện trước mặt khách hàng để có cơ hội đặt hàng cao.

• Grab sau vài năm thao túng thị trường với chiến lược giảm giá nên khách hàng đã có thói quen mua hàng giảm giá. Câu hỏi đặt ra là nếu bạn không giảm giá thì liệu bạn có được xuất hiện lên top đầu để chạm đến khách hàng? Nếu bạn giảm giá thì có xung đột với giá sử dụng dịch vụ tại chỗ?

• Tâm lý rất nhiều cơ sở kinh doanh nâng giá cao sau đó giảm giá, liệu bạn có chạy theo cách thức đó?

• Xuất hiện chung với cả thế giới ẩm thực, cao có, thấp có (dân gian người ta gọi là” thượng vàng – hạ cám” đều có) liệu bạn có đang đảm bảo định vị thương hiệu của bạn? Bạn phải ra quyết định giữa thúc đẩy doanh thu hay đảm bảo định vị lâu dài?

• Mức chiết khấu trên doanh thu dành cho đối tác liệu có đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm của bạn

• Bạn không tiếp cận trực tiếp khách hàng và không kiểm soát được chất lượng sản phẩm tại thời điểm giao nhận nên việc khách hàng để lại những đánh giá tiêu cực đối với gian hàng của bạn sẽ khiến bạn mất đi lượng khách lớn ngay cả trên Grab và có thể ảnh hưởng cả ở bên ngoài.

• Việc đối thủ cạnh tranh cố tình trở thành khách hàng sau đó hại bạn bằng cách review sản phẩm bạn dở tệ, không đảm bảo VSATTP có thể khiến bạn bị khoá tài khoản vĩnh viễn.

• Vì các đơn vị vận chuyển ăn từ 20 - 25% trên mỗi giá trị đơn hàng, không ít trường hợp doanh thu đến từ các đơn hàng Online cao hơn so với thực tế khiến bạn phải trả tiền chiết khấu cao hơn (Ví dụ doanh thu Online của bạn chỉ có 50 triệu, đơn vị giao hàng tính "Nhầm" cho bạn doanh thu ảo thành 100 triệu, vậy bạn sẽ bị lỗ mất 20% x 50 triệu = 10 triệu tiền chiết khấu trả cho các đơn vị giao đồ ăn). Vì vậy, bạn phải thường xuyên đối soát doanh thu từ các đơn hàng Online được tính trên App so với đơn hàng thực tế. Hiện nay, bạn có thể dùng phần mềm quản lý quán cafe, nhà hàng riêng để đối soát vấn đề này và khiếu nại đến các đơn vị giao đồ ăn khi có sự chênh lệch

đơn hàng ảo
Tình trạng đơn hàng ảo của 1 đơn vị giao đồ ăn bị phản ảnh lên cộng đồng

• Thời gian chờ đợi đăng ký nhận hồ sơ xét duyệt từ phía Grab, GoViet, Now hoặc Baemin tương đối lâu, mất thời gian. Để quá trình đăng ký xét duyệt diễn ra nhanh nhất, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây

 

xác thực hồ sơ lâu

Một số chủ nhà hàng phàn nàn về việc không đăng ký bán hàng được

xác thực hồ sơ lâu

Một số chủ nhà hàng phàn nàn về việc không đăng ký bán hàng được

5. Kinh nghiệm xương máu khi bán hàng trên App

PosApp xin chia sẻ các cách bán đồ ăn trên app nhiều đơn với doanh thu cao qua các kinh nghiệm bán hàng qua app của các chủ cửa hàng. Hi vọng những kinh nghiệm bán đồ ăn Online trên App dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

5.1/ Cách đặt tên trên app

- Bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi đặt tên cửa hàng trên App bán hàng Online. Bạn chỉ được chọn 1 lần tên của quán, có thể thay đổi địa chỉ quán nhiều lần nhưng khi đổi tên sẽ thành một shop khác, sẽ bị tính tiền phí tham gia như shop mới.
- Nên cân nhắc nếu hướng vào mở rộng thương hiệu thì dùng cùng một tên (áp dụng chuỗi trà sữa, trà chanh...). Nếu hướng vào doanh thu thì nên chọn tên khác sơ với quán (lý do sẽ được đề cập ở bên dưới).
 
 

5.2/ Định giá sản phẩm trên app

- Không tham gia chạy khuyến mãi: trừ khi quán của bạn quá nổi thì Now đưa vào để tăng lựa chọn cho khách (các hàng bún xôi lâu năm trên phố cổ). Nói chung quán sẽ không mất gì, còn khách sẽ mất tiền hàng + % phí dịch vụ + ship. Nên trừ khi quán quá nổi quá ngon, chứ không thì không khách nào chịu mất nhiều phí thế đâu.
- Tham gia chạy khuyến mãi: từ 30 - 60% là mức khuyến mãi khiến khách chú ý tới quán của bạn. Rất nhiều khách nhầm tưởng mức giảm giá này app chi trả chứ quán không mất, nhưng thực tế là quán mất % khuyến mãi và mất cả 20% hoa hồng cho app.
Lấy ví dụ một suất cơm tấm: Nếu bạn để giá 40.000 và chạy khuyến mãi giảm 20% -> còn 32.000. Nếu bạn để giá 55.000 và chạy khuyến mãi giảm 40% -> còn 33.000. Cách thứ 2 khiến quán được khách chú ý hơn, được Now cho vào “bộ sưu tập” trên trang chủ kiểu “Deal sốc ngày hè, cơm trưa giảm 40%”... đại loại thế. Vậy nên ngay từ đầu, bạn nên định giá sản phẩm nhỉnh lên chút. Vấn đề bạn nên nhớ là hãy đưa cho khách suất cơm có giá trị là 55.000 chứ không phải là suất 33.000! Nghĩa là giá 33.000 sẽ tiệm cận với giá gốc chứ không phải 33.000 mà mong lãi nhiều rồi làm cái suất lèo tèo ra thì bị đánh giá xấu ngay.
Đây cũng là lý do nên cân nhắc chọn tên khác đi vì Now cũng sẽ check mức giá bạn đưa cho Now có giống bán ở quán không và khách hàng cũng sẽ thắc mắc. Ví dụ hàng bún bò huế bán 45.000/bát thì không thể lên Now bán 60.000 - 70.000 được.
Đến đây thì có thể sẽ có nhiều bạn, với tư cách khách hàng, không đồng tình với việc chiêu trò “Tăng lên rồi lại giảm đi như thế khác gì lừa đảo”? Hãy nghĩ đơn giản hơn: thuận mua vừa bán. Giá cả niêm yết, hình ảnh rõ ràng, sản phẩm nhận được vệ sinh, vừa miệng... thì không có vấn đề gì nữa?
Các bạn nên nhớ, giá món hàng càng lớn thì % bị giảm càng nhiều và đồ uống cost thấp hơn đồ ăn, ví dụ cốc nước chanh 20.000 - 40% khuyến mãi - 20% hoa hồng = 9.600, vẫn lãi.
Nhưng suất cơm 50.000 - 40% khuyến mãi - 20% hoa hồng = 24.000. Đối với quán làm ăn có tâm, thì 24.000 bằng chi phí gốc luôn rồi ạ. Thôi lấy công làm lãi, coi như đổi lại hiệu ứng truyền thông, ảnh ọt shipper đứng xếp hàng chờ lấy đồ để up Facebook cũng được.

5.3/ Đánh giá trên app

Cái này Now không can thiệp khóa hay xóa được, và khách mất tiền mua mới đánh giá được nên thường khá công tâm, mọi người tin vào đánh giá sao này hơn các nhóm rì viu (vì sợ seeding). Và nếu muốn quán mình được nhiều sao thì phải đông khách chú ý -> đông khách mua -> trở lại mục 2 là khuyến mãi phải hấp dẫn.
Tuy nhiên quán mình cũng gặp phải một số trường hợp hơi hy hữu, ví dụ khách hồn nhiên bảo “em trượt tay bấm nhầm”. Hay hàng giao thiếu/nhầm do shipper hay kể cả do nhân viên quán (dù đã phát hiện ra và ship bù nhưng khách vẫn lên đánh giá sao trước khi phản hồi với quán, sau khi nhận đồ đổi/thiếu rồi thì vẫn kệ để đó không xóa/sửa). Các shop nên lưu ý lưu lại số điện thoại khách và shipper trong một thời gian nhất định vì cứ hoàn thành đơn là app xoá hết nên muốn liên lạc lại cũng chịu. Sau đó nếu bạn đã giải quyết các vấn đề phát sinh một cách vui vẻ đôi bên thì cứ comment ở dưới đánh giá của khách màn hình chụp tin nhắn cách giải quyết của bạn để các khách khác đọc được và có cái nhìn đúng đắn hơn.

5.4/ Shipper

Các shipper của các app giao đồ ăn như Now, Grab đều bị tính hiệu suất giao đơn,trong khung giờ cao điểm ăn trưa ăn tối họ được tăng điểm, vậy nên họ cần NHANH, đến cửa cái là phải có đồ ngay, rất hay giục giã, có người khó tính còn càu nhàu, gây khó chịu cho cả đôi bên.
Giải pháp đưa ra là:
- Có ghế hoặc chỗ mát cho shipper đứng đợi nếu đồ ăn của shop phải chuẩn bị lâu
- Có nước mời họ càng tốt
- Chuẩn bị nhân lực tối đa vào giờ cao điểm
- Tự cài đặt khung giờ bán của shop bạn
- Chủ động tắt app tạm thời khi quán bạn đang quá tải đơn

6. Cách đăng ký bán đồ ăn qua app GrabFood nhanh chóng

Một trong những khó khăn khi bán đồ ăn trên mạng đó chính là khâu đăng ký gian hàng trên các app giao hàng. Tin vui dành cho các chủ shop, giờ đây bạn có thể đăng ký nhanh chóng thông qua PosApp.

Khi chủ quán là khách hàng sử dụng hệ thống POS của PosApp và đăng ký bán hàng trên GrabFood sẽ được hưởng những ưu đãi sau đây:

- Tiết kiệm ½ thời gian xét duyệt hồ sơ đăng ký so với thông thường
- Hỗ trợ tự động nhận và in hóa đơn trên máy POS bán hàng.
- Hỗ trợ in tem ghi chú topping, phiếu bếp, phiếu chế biến từ các đơn GrabFood.
- Quản lý doanh thu từ Grab Food dễ dàng.

7. Không tốn chi phí cho bên thứ 3 với Web order

Hầu hết các đơn vị trung gian (bên thứ 3) như GrabFood, Now (shopeefood), Baemin, GoFood... đều có thu phí chiết khấu dựa trên doanh thu bán được của các đơn hàng. Các mức phí ở mỗi app có khác nhau, nhìn chung dao động từ 20 - 25% tổng doanh thu bán hàng qua app. Đây là một con số không lớn nhưng cũng không phải nhỏ. Đặc biệt đối với các cửa hàng kinh doanh nhỏ, lợi nhuận của các món ăn, nước uống không quá cao.

hệ thống đặt hàng online

Có thể nói việc chi trả thêm hoa hồng cho bên thứ 3 gây không ít khó khăn cho chủ cửa hàng. Một giải pháp hiệu quả giúp tăng doanh thu bán hàng Online đó chính là tạo Website order Online. Với mong muốn cung cấp công cụ bán hàng Online hiệu quả cho các chủ cửa hàng, PosApp hỗ trợ khởi tạo miễn phí website đặt hàng. Những lợi ích của Website đặt hàng phải kể đến như:

- Tăng sự uy tín và chuyên nghiệp cho cửa hàng của bạn
- Tạo kênh bán hàng Online mới cho phép khách hàng dễ dàng đặt mua
- Giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng
- Đồng bộ đơn hàng đến điện thoại
- Hỗ trợ đăng ký các đơn vị vận chuyển, giao hàng
- Theo dõi tình trạng đơn hàng và doanh thu dễ dàng qua điện thoại
- Hoàn toàn Miễn Phí!

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!