Bí quyết định giá thành công cho menu quán cafe

Định giá menu quán cafe là cả một nghệ thuật và khoa học kinh doanh. Là một bước quan trọng trước khi tạo menu cho quán cafe của chính mình. Định giá tốt sẽ góp phần giúp quán có được mức lợi nhuận như mong muốn. Vậy chúng ta phải làm thế nào để định giá tốt? Công thức định giá menu quán cafe là gì?

Ra giá là tùy thuộc vào quyền của quán cafe, nhưng các bạn phải nhớ "giá của đồ uống góp phần quan trọng trong việc quyết định của khách hàng có lựa chọn quán cafe của bạn hay không".

Và điều tất nhiên là giá sẽ tác động đến lợi nhuận của quán. Mặc dù không có cách tính chính xác để tính cost đồ uống, nhưng cách tính sau đây có thể cho các bạn tham khảo để quyết định đưa ra chiến lược giá cho quán cafe của mình.

định giá menu cafe

Những chi phí cấu thành giá món ăn

Giá món ăn được xác định dựa vào nhiều khoảng chi phí khác nhau. Dưới đây, PosApp sẽ gợi ý cho bạn các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định giá món ăn.

Chi phí trực tiếp: LÀ các loại chi phí liên quan đến thực phẩm hình thành món ăn. Các loại chi phí trực tiếp bao gồm: nguyên liệu, gia vị, dụng cụ, định lượng khẩu phần ăn, những phần bị loại bỏ trong quá trình chế biến,...

Chi phí gián tiếp: Đây là phần chi phí tăng thêm không bao gồm các thành phần thực tế hình thành nên món ăn. Những chi phí gian tiếp thường có như: chất lượng dịch vụ, phí quảng cáo, giá trị món ăn,...

chi phí mở quán bún đậu mắm tôm

Cách tính chi phí 1 ly cà phê đơn giản

Chi phí nhân công: Mõi nhà hàng, quán ăn đều có các bộ phận như bếp, phục vụ, thu ngân,... Tiền lương cho nhân viên cũng là yếu tố gián tiếp làm tăng thêm chi phí, khiến mức giá bán sản phẩm cao hơn giá nhập.

Chi phí khác: Tiền thuê mặt bằng, tiền điện, tiền nước, trang thiết bị,... Tuy các khoảng chi này được tính vào tổng chi phí hoạt động nhà hàng, quán ăn nhưng nó vẫn tạo ra giá trị gia tăng, gây ảnh hưởng đến giá sản phẩm trong menu.

Phương pháp định giá món ăn

Cách 1 : Định giá theo đối thủ cạnh tranh

Đây là cách đơn giản và dễ làm và hầu như được các chủ quán áp dụng. Sử dụng cách này để định giá dựa trên giá thị trường hoặc giá "chạy theo" đối thủ cạnh tranh. Thông thường thì chủ quán sẽ định giá giống đối thủ của mình hoặc có thể định giá trượt nhẹ so với đối thủ nhằm thu hút những người thích các đồ uống chất lượng cao hay với những khách hàng muốn có mức giá hời hơn các quán khác.

định giá theo cạnh tranh

Cách này dễ gây ra "cuộc chiến" về giá cả mà cả hai bên đều thua thiệt nhưng chỉ có khách hàng là được hưởng lợi trong chuyện này. Lưu ý là không nên tạo bảng giá menu cà phê thấp hơn đối thủ bởi vì nếu chúng ta định giá thấp so với đối thủ thì chúng ta đã tạo một áp lực cho nhân viên của mình (ví dụ như trong khâu định lượng và khâu chọn nguyên liệu,..). Và một điều nữa là định giá thấp thì chúng ta sẽ khó thực hiện các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng sau này. Đối thủ cạnh tranh có thể "phản đòn" bất ngờ đánh trực diện với bạn đấy.

Cách 2 : Định giá theo chi phí và lợi nhuận

Chi phí trực tiếp tạo ra thức uống : là chi phí liên quan đến việc tạo nên món đồ uống, bao gồm : chi phí nguyên vật liệu, chi phí đồ uống theo khẩu phần, kể cả những chi phí của phần đồ pha bỏ vì pha dở hoặc hư hay do trong quá trình chế biến chỉ lấy những nguyên liệu ngon nhất,…

Chi phí đồ uống gián tiếp : là chi phí không bao gồm các thành phần thực tế tạo nên đồ uống mà là giá trị tăng thêm như thương hiệu, chất lượng dịch vụ, độ ngon của thức uống và mô hình của quán. Điều này cho phép quán tính giá cao hơn đối thủ mà vẫn được thực khách chấp nhận

Chi phí nhân công : có thể hiểu là người pha chế chuẩn bị đồ uống ngon. Để tạo đồ uống ngon thì cần phải có tài năng, thời gian, nỗ lực và bí quyết để pha chế. Nó gián tiếp làm tăng giá trị cho quán để bạn có thể định mức giá cao hơn so với thị trường.

giá menu quán cafe

Chi phí khác : là những chi phí gồm khấu hao mặt bằng, chi phí dành cho đầu tư trang thiết bị, chi phí thiết bị, chi phí bán hàng, nhân sự vận hành của quán (bảo vệ, thu ngân, nhân viên phục vụ,…). Mặc dù những chi phí này được tính trong tổng chi phí hoạt động của quán, nhưng nó lại tạo ra giá trị gia tăng quyết định đến giá đồ uống.

Biến phí : chịu ảnh hưởng khi có sự khác biệt về chất lượng đồ uống dễ thay đổi theo mùa. Ví dụ như mưa bão, các loại trái cây giảm nguồn cung dẫn đến giá tăng và giá nguyên liệu đầu vào sẽ tăng theo. Do đó, người kinh doanh quán cafe phải thiết lập giá cao hơn cho những đồ uống có nguyên liệu giá dễ biến đổi.

Mức lợi nhuận mong muốn : cần xác định mức lợi nhuận mong muốn với từng món theo giá trị tương đối (tỉ lệ %) hay giá trị tuyệt đối (lợi nhuận so với giá vốn/món)

menu cafe

Công thức định giá cho menu quán cafe

Nhìn vào công thức trên bạn có thể định giá cho menu quán dễ dàng mà đảm bảo lợi nhuận.

Ví dụng thực tế như:

Tính giá thành 1 ly trà sữa truyền thống size L ( 700ml )

- Chi phí 1 ly: 4.500 đồng

- Tổng I : 18.000.000₫/tháng bao gồm chi phí mặt bằng, nhân viên, điện nước,thuế, wifi, chi phí marketing, chi phí hậu mãi, chi phí khác

- Tổng chi phí đầu tư quán là 100 triệu (V), trong đó hoàn thành xong quán 80 triệu còn 20 triệu dùng để duy trì quán và chỉ trả các phát sinh khác có liên quan đến đầu tư quán (như mua thêm vài dụng cụ pha chế, sửa lại sân hoặc chống dột hệ thống mái)
Vay ngân hàng lãi suất 1%/ tháng (a), ở đây mình ko tính thêm chi phí cơ hội vì không có đầu tư lĩnh vực khác.

- Kế đến n =24 tháng ( vì kí Hợp đồng 2 năm với chủ nhà ), nên trong 2 năm phải thu hồi vốn, vì thường sau khi hết hợp đồng bên cho thuê có quyền lấy lại ko cho thuê nữa. Các bạn nên chủ ý khoản này. Nếu đầu tư quá nhiều mà HĐ thuê ngắn là rất mạo hiểm nhé.=> V = (100.000.000₫ + 24.000.000₫)/24 =5.160.000/tháng

- Xác định m ( dự trù doanh số ) ví dụ 70ly /ngày tương đương 2100 ly/tháng. Hệ số m rất quan trọng, nếu theo phân khúc bình dân bạn nên tăng hệ số này càng nhiều càng tốt. Nên dự trù m mức tối thiểu nhé các bạn

- Hệ số x xác định x=0 vì phân khúc khách hàng mình rất nhiều cạnh tranh, quán mình ko có lợi thế để thêm x. Thay tất cả vào phương trình như ảnh :

P ( trà sữa TT size L ) = 14.500₫

Cách 3 : Định giá theo tiêu chuẩn thực phẩm

Đây cũng là cách khá phổ biến bằng cách xem xét chi phí cấu thành thức uống, tính ra rõ ràng giá thành của từng món ăn/ thức uống rồi sau đó định giá menu dựa trên tỉ lệ của giá thành.

định giá nước

Ví dụ : Giả định giá thành nguyên vật liệu một sinh tố dâu là 8.000 đồng, chi phí nguyên vật liệu chiếm 25% thì giá bán lẻ của món sinh tố dâu trên menu = giá thành chi phí tạo ra món / tỉ lệ phần trăm chi phí thực phẩm tức là = 8000 đồng /25% . Vậy một ly sinh tố dâu sẽ có giá là 32.000 đồng

Cách 4 : Định giá theo nhu cầu và khả năng chi trả (định giá theo marketing)

Đây là phương pháp đòi hỏi sự nghiên cứu về nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng nhiều nhất. Nếu cung nhiều và cầu ít thì giá sẽ giảm và ngược lại. Ví dụ như thực khách uống ở những nơi xa xôi, nguồn cung thực phẩm khó khăn nên sẽ chấp nhận giá cao hơn. Hoặc là chỉ có một nơi duy nhất đó bán đồ uống hấp dẫn thì hiện tưởng giá sẽ bị đẩy cao lên. Mặt khác, quán cafe sở hữu những món đồ uống đặc sắc và có không gian kiến trúc độc đáo và mới lạ mà những quán khác không có thì vẫn có thể định giá cao.

ngân sách chi trả

Chính vì vậy, hãy nghiên cứu thị trường thật kỹ và nền tảng khách hàng trước khi quyết định giá. Điều này sẽ giúp bạn biết giá nào áp dụng cho món đồ uống quá cao hay quá thấp. Nhưng chúng ta hãy tạo giá cạnh tranh, hợp lý và chắc chắn rằng bạn đã định giá phù hợp với các giá trị đã cung cấp cho thực khách

Tất cả những cách trên là hướng dẫn bạn cách định khung giá chứ không phải là phương pháp định giá tối ưu.

POSapp mong muốn rằng với những cách tham khảo trên sẽ giúp các bạn có một quyết định thật đúng cho việc định giá menu cafe.

Download trên Android tại:

Download trên iOS tại:

phần mềm in hoá đơn

Các chỉ số cần biết khi kinh doanh quán cafe, quán ăn, nhà hàng

1. Giá vốn hàng bán ( cost of good sold)

Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả chi phí để tạo ra món ăn, đồ uống trong menu của nhà hàng. Giá vốn hàng bán thể hiện số tiền cần sử dụng để có được nguyên liệu thô cần thiết cho chế biến món ăn, đồ uống tại nhà hàng trong một khoảng thời gian nhất định.

Giá vốn

Giá vốn hàng bán có chức năng xác định mức độ chính xác của giá món ăn trên menu. Điều này có vai trò quan trọng đến sự phát triển của nhà hàng vì thông qua đó, nhà hàng sẽ có thể điều chỉnh giá bán trên menu của mình sao cho cân bằng giữa giá bán của thị trường và mức sinh lời của nhà hàng

Giá vốn

Cách tính giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Mua vào trong kỳ – Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Ví dụ: 480 triệu tiền hàng tồn kho đầu kỳ + 420 triệu chi phí nhập nguyên liệu – 443 triệu tiền hàng tồn kho cuối kỳ = 457 triệu giá vốn hàng bán.

2. Tỷ lệ chi phí lao động ( labor cost percentage)

Tỷ lệ chi phí lao động là tỷ lệ giữa chi phí lao động và doanh thu của nhà hàng. Nhà hàng cần quan tâm đến tỷ lệ chi phí lao động, tránh tuyển dụng nhân viên quá nhiều hoặc quá ít.

Sau chi phí dành cho nguyên vật liệu thì tỷ lệ chi phí lao động đứng thứ hai trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Chủ nhà hàng cần ưu tiên tối ưu tỷ lệ chi phí lao động một cách tốt nhất có thể.

Tỷ lệ chi phí lao động

Cách tính tỷ lệ chi phí lao động:
Tỷ lệ chi phí lao động = (Chi phí lao động ÷ Doanh thu) x 100

Ví dụ: (Tổng chi phí dành cho nhân công 1 tháng là 180 triệu ÷ Tổng doanh thu 1 tháng là 1.170 triệu) x 100 = Tỷ lệ chi phí lao động chiếm khoảng 15% doanh thu.

3. Chi phí gốc (prime cost)

Chi phí gốc là chi phí bao gồm các khoản giá trị tài sản ban đầu hoặc nợ phải trả của doanh nghiệp gồm chi phí mua thực phẩm, đồ uống và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến tài sản. Chi phí gốc có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của một nhà hàng như định giá, lên chiến dịch phát triển cho thương hiệu.

Chi phí góc

Cách tính chi phí gốc:
Chi phí gốc = Giá vốn hàng bán + Tổng chi phí lao động

4. Điểm hòa vốn ( break-even point)

Điểm hòa vốn là điểm mà tổng doanh thu của nhà hàng vừa đủ để bù đắp cho các tổng chi phí khác mà nhà hàng phải bỏ ra. Điểm hòa vốn được biết đến như là điểm mà tại điểm đó doanh thu của nhà hàng không lời mà cũng không lỗ.

điểm hòa vốn

Tính điểm hòa vốn thông qua cách tính doanh thu quán cafe

Thông qua điểm hòa vốn, chủ nhà hàng có thể biết được hoạt động kinh doanh hiện tại của nhà hàng mình, từ đó sẽ đưa ra những giải pháp giúp nhà hàng phát triển tốt hơn trong tương lai.

Cách tính điểm hòa vốn:
Điểm hòa vốn = Tổng chi phí cố định ÷ [(Tổng doanh thu – Tổng chi phí biến đổi) ÷ Tổng doanh thu]

điểm bòa vốn

Ví dụ: Tổng chi phí cố định như tiền thuê nhà, lãi vay 1 tháng là 375 triệu ÷ [(1.170 triệu doanh thu 1 tháng – 440 triệu tổng chi phí biến đổi như tiền nguyên liệu,…) ÷ 1.170 triệu doanh thu 1 tháng] = 696.42 triệu. Vậy doanh thu của bạn

Trên đây là công thức định giá menu chi tiết mà PosApp đã tổng hợp được. Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết này. PosApp chúc bạn kinh doanh thành công.

Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý quán cafe tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Xem thêm

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!