Mở Spa Salon có lời không? 6 điểm cần tránh để không thất bại

mở spa salon sao cho có lời

Kinh doanh là trò chơi về Lợi Nhuận, chứ không phải là trò chơi về số lượng hàng bán được.Chúng ta thường khoe là ngày trăm đơn

• Chúng ta thường khoe là ngày kiếm trăm triệu

• Nhưng đó lại không phải là cái mà chúng ta được đút túi.

• Tăng doanh thu thì dễ, chứ để tăng lợi nhuận có thể mang về cất vào két thì câu chuyện lại hoàn toàn khác.

Cho nên: Làm thế nào để tăng doanh thu, làm thế nào để ngày bán nghìn đơn là cách mà các khóa học đang chào.

=> Làm thế nào để 1 tháng lãi 100 triệu mang về cất vào két mới là cái đích thực sự của trò chơi kinh doanh.

Trên thực tế, có khi tháng doanh thu cả tỉ, bán cả nghìn đơn, nhưng nếu ngồi tính toán lại, thì lợi nhuận còn không bằng đi làm thuê.

Các bạn cần tư duy lại và tỉnh táo để đi đúng con đường.

1/ Làm thế nào để kinh doanh Spa không lỗ vốn ?

Kinh doanh Spa có lời

Có nhiều bạn mới mở Spa đều có lòng đam mê nghề làm đẹp + chút ít kinh nghiệm + chút vốn dành dụm + được tự do về thời gian và cái cốt lõi nữa là sẽ trở thành chủ doanh nghiệp.

Chỉ đơn giản là vậy, đúng không nào ?

Và rồi khi mở tiệm spa kinh doanh không đơn giản là bạn chỉ cần biết nghề mà bạn phải biết rõ điểm hòa vốn trong đầu tư kinh doanh spa mình là ở đâu??? Làm cũng có khách mà sao không thấy tiền đâu ? Khi cần đầu tư máy móc thì lại lấy tiếp tiền túi để đầu tư, và nhiều vấn đề khác.

Làm kinh doanh bạn mà không hiểu các con số thì giống việc một người bơi mãi mà không biết điểm đến ở đâu, độ sâu của hồ thế nào.

Vì bạn không biết lên kế hoạch để tính toán các con số nên bạn không có mục tiêu hàng tháng rõ ràng để mà duy trì được hoạt động spa. 

Có cách giúp bạn xác định điểm hòa vốn cho kinh doanh dịch vụ - 1 cách tính đơn giản nhất mà bạn không cần phải là 1 chuyên gia tài chính cũng có thể biết cách tính toán được.

Trước tiên bạn cần có chính xác 3 số liệu bao gồm: Định phí, biến phí, lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm hay dịch vụ nhé. Vậy cùng tìm hiểu nó là gì nhé

1. Định phí hàng tháng: Là các chi phí cố định hàng tháng dù bạn có bán được sản phẩm hay không bạn vẫn phải chi. Ví dụ như: Thuê mặt bằng, lương nhân viên, điện nước, thuê kho bãi, thuê xe, dịch vụ bảo vệ, rác, PCCC, bảo kê,..

2. Biến phí hàng tháng: Là các khoảng chi phí biến đổi theo số lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ trung bình hàng tháng. Như là: phí hủy hàng, khấu hao tài sản, khấu hao sản phẩm, khuyến mãi, hoa hồng cho bên thứ 3, marketing… Nói chung biến phí này bạn có thể chủ động thay đổi hàng tháng, ngược lại Định phí bạn không thể thay đổi. Bạn có thể gộp chung 2 cái này nếu biến phí hàng tháng của bạn duy trì ổn định. Chú ý là phần biến phí này không tính giá cốt sản phẩm vì nó sẽ được đưa vào mục số.

Lợi nhuận

Biến phí thay đổi

3. Lợi nhuận trên 1 dịch vụ = giá bán - giá gốc (chi phí sản phẩm DV) - hoa hồng nhân viên (nếu có)

Sau khi có 3 thông số này bạn chỉ cần làm theo công thức sau:

Điểm hòa vốn = (Định phí + Biến phí)/LN 1 dịch vụ

Ví dụ: 1 Spa thực hiện nhiều gói sản phẩm khác nhau, tỷ lệ bán ra các sản phẩm này cũng tương đương nhau.

1. Lợi nhuận trung bình là 500.000 đồng/gói dịch vụ (Giá gốc là 200k, giá bán 700k)

2. Định phí là 64.000.000

3. Biến phí 38.000.000

Vậy điểm hòa vốn = 64.000.000 + 38.000.000/500.000 = 204

Vậy mỗi tháng bạn phải bán ra được 204 gói dịch vụ. Trung bình 1 ngày bạn phải bán là 204/30 = 6,8 dịch vụ (làm tròn 7 gói DV).

(1) Doanh thu 204 gói DV x 700.000 = 142.800.000 đồng

(2)Định phí: 64.000.000

(3)Biến phí: 38.000.000

(4) Giá gốc SPDV: 204 x 200.000 = 40.800.000

(5) Điểm hòa vốn = (1) - (2) - (3) - (4) = 142,8 tr - 64 tr - 38 tr - 40,8 tr = 0

Vậy cứ mỗi ngày mà bạn không bán ra được 6,8 gói dịch vụ này xem như bạn ăn không ngon ngủ không yên rồi. Nếu biết cách tính này bạn có thể biết được khả năng lãi hay lỗ trong từng ngày chứ không nhất thiết đến cuối tháng mới biết lời lỗ. Từ đó bạn sẽ có kế hoạch thay đổi chiến lược làm sao để tốt hơn, hiệu quả hơn

Từ điểm hòa vốn này bạn có thể thiết lập cho mình mục tiêu lợi nhuận hàng tháng là bao nhiêu.

Ví dụ đối với TH trên bạn muốn 1 tháng lãi 50 triệu thì công thức sẽ tính như sau:

Số DV mục tiêu = (Định phí + Biến phí + 50 triệu)/500.000 = 304. Vậy mỗi tháng bạn phải bán ra 304 gói dịch vụ tương đương 1 ngày phải bán ra 10,1 gói. Nếu thấp hơn số này xem như không đạt chỉ tiêu, vượt số này xem như lãi vượt ngoài mong đợi

Sẽ có nhiều đơn vị áp dụng tỷ lệ lợi nhuận hoa hồng khác nhau nên mình sẽ tính thêm phần hoa hồng vào bảng trên là ra kết quả lợi nhuận ròng hàng tháng.

Trên đây là cách tính điểm hòa vốn cơ bản nhất mà mình tin bạn nào cũng có thể ngồi tính lại cho mình trước khi cần mở 1 spa.

Từ đó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc mở Spa mới, mở rộng hay đầu tư thêm thiết bị Spa.

Xem Thêm:  Top 25 loại máy điện di spa tốt nhất 2024 và nơi bán giá rẻ

2/ Kinh nghiệm cho người mới bước vào nghề Spa

kinh nghiệm

Đầu tiên bạn xác định hướng đi của mình, giữa cái thời buổi spa mọc lên như nấm, nhan nhản đâu đâu cũng spa thì việc xác định hướng đi và có đc lợi thế gì để vượt trội hơn hẳn các spa khác để “Sống” đã là câu hỏi khó chứ đừng nói đến chuyện “mạnh”

Hàng năm vẫn rất nhìu spa mở ra và cũng rất nhìu spa đóng cửa, thanh lý....vì vô vàn lý do, nên bài học kinh doanh luôn là lựa chọn hướng đi và nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ để chọn cho mình 1 con đường phần thành công nhìu hơn sự thất bại.

Trước khi kinh doanh thì cần phải chuẩn bị kĩ về mặt tài chính và kinh nghiệm trong ngành, nhưng mấy ai mới làm mà đã có nhìu kinh nghiệm đâu, toàn học 1 đằng ra đời 1 nẻo mà.

Mình chứng kiến rất nhìu chủ đầu tư spa là người giàu có, đầu tư lớn hoành tráng nhưng sau 1 năm đóng cửa... đương nhiên họ không đói vì họ giàu mà, nhưng nếu  mà còn phá sản thì viễn cảnh chắc mọi người cũng tự tưởng tượng ra được

Người ta nhiều vốn còn chẳng duy trì đc , mình có hỏi một chị làm spa vì sao không làm spa nữa, chị ấy bảo “Chị không đam mê nghề này” thế nên xác định lại 1 lần nữa “có mê nghề hay không?” Đến với nghề vì để kiếm tiền thì sớm muộn cũng lạc trôi thôi. Vì nghề dịch vụ này nếu không yêu nghề thì dễ bỏ cuộc nếu tay nghề không chắc các bạn ạ. Nói dài quá, túm lại là muốn mở spa to nhỏ cần

1. Vốn

2. Đam mê

3. Hướng đi

1. Vốn bao nhiêu là đủ? Vốn nhìu làm nhìu, vốn ít làm ít, đừng vay mượn, nếu vay mượn thì hãy đảm bảo kinh doanh vỡ nợ. Mình không rành về các mảng khác, mình chỉ rành mảng điều trị da nên là vốn để mở 1 spa chuyên sâu điều trị thì không cần nhìu, quan trọng vẫn là kiến thức và tay nghề sản phẩm tốt là ok

2. Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn. Ngắn gọn vậy thôi

3. Hướng đi? Spa có nhìu mảng chăm sóc da, điều trị da, phun xăm thẩm mỹ, .... cá nhân mình thấy 1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề, áp dụng cho người ít vốn, còn người nhìu vốn họ chỉ cần đầu tư và thuê kỹ thuật viên về làm,  việc của họ là rót tiền cho PR, marketing... để có doanh thu... chất lượng thì hên xui nên mặc dù họ mạnh vốn nhưng chưa chắc dịch vụ mạnh nên mình vốn ít có thể “tìm lối đi riêng”... mình của 5 năm trước đã thấy được điều này và lựa chọn hướng đi “chuyên sâu mảng điều trị da” ở thị trường của mình xét thấy chỉ có mình mở ra đầu tiên cho tới thời điểm hiện tại đó, lắm lúc khi làm nghề gặp khó khăn mình muốn bỏ cuộc, vì tai nạn nghề khiến da mình tan nát , làm da thì cái da là mặt tiền mà, da nát khách vào thấy sợ chạy mất dép ai dám giao mặt cho mình chữa?

hướng đi

Chọn hướng đi cho Spa

Và rồi suy nghĩ “mình đã mất rất nhìu mồ hôi nước mắt để có được bao nhiu kinh nghiệm bây giờ bỏ cuộc phí quá, những ng mới vào nghề họ cug trải qua như mình thôi, mình không được bỏ vì mình bước vào nghề trước họ mình có nhìu kinh nghiệm hơn họ” vì suy nghĩ này mà mình bước tiếp và cũng  đúng đắn vì rất rất nhìu spa mặc dù 5-10-15 năm nghề vẫn cứ long đong lênh đênh tìm phương pháp trị liệu,.... nguyên nhân vì sao mình cũng không biết nữa?

Có ng không xác định đc hướng đi, người thì cứ chạy theo dịch vụ hot, chạy theo cái lý thuyết không tưởng (đẹp nhanh trắng nhanh, hết nhanh.....) làm về da thì để có được điều này thật sự hiếm vì người điều trị giỏi hiếm lắm, nếu người trị giỏi nhìu thì hàng kém chất lượng không hoành hành lộn xộn như hiện nay. Vì xét cho cùng, những ng ra hàng dởm lừa toàn những ng nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết,... chứ đã hiểu rồi thì dễ gì lừa phải không?

Nên là xác định hướng đi và đi thật sâu biến mình thành chuyên gia trong lĩnh vực mình chọn, hoa thơm bướm đậu, cần gì phải PR đâu, khách giới thiệu khách cứ vậy thôi.

Như vậy bạn là chủ spa, là người kinh doanh thành công đó. Đầu tư kiến thức tay nghề vững là bạn vững.

Bên cạnh đó còn có 2 kỹ năng mềm cần học nữa là:

- Học kinh doanh

- Học ăn nói

Chứ làm chủ mà nói khô như gỗ, cứng như đá, không lọt câu nào thì làm cho ai? Có khách tới thì cũng dễ bị mất lòng khách đó.

Và đã kinh doanh thì cần phải có chiến lược, có tay nghề tốt, có thuốc tốt, sản phẩm tốt mà không bít đường đưa sản phẩm tới tay khách hàng hay không biết tìm kiếm khách hàng để đến spa thì có giỏi đến mấy cũng sẽ phá sản.

Xem Thêm:  16 Thiết bị spa cơ bản dành cho Spa mini quy mô nhỏ

3/ Có nên mở Spa thời điểm ai cũng làm Spa?

Có nên mở Spa

Có bạn đã đi học nghề hay cũng có bạn kinh nghiệm đi làm cỡ hơn năm rồi và bây giờ quyết định mở Spa trong thời điểm này. Trong trường hợp xấu nhất thì các Spa sẽ phải đóng cửa bao nhiêu chi phí coi như đốt đi mỗi ngày, có tiền THÍCH THÌ MỞ chứ ít tiền ĐIÊN ĐÂU MÀ MỞ.

Tuy nhiên, mình nghĩ quan trọng nhất, đáng lo nhất chính là phải trả lời được 4 câu hỏi dưới đây:

3.1/ Bạn đã xác định được quy mô và dự toán chi phí chưa?

Quy mô, chi phí

Ngay ở câu hỏi cơ bản nhất này nhiều bạn vẫn còn rất mơ hồ. Quy mô Spa bạn hướng tới quan trọng nhất vẫn là phù hợp với tài chính của bạn, không có đúng có sai, phù hợp mới đi được đường dài.

Khi xác định tài chính bản thân đang có, hãy ngồi lên kế hoạch dự toán chi phí để mở spa. Nếu không có bước này nhiều bạn càng set up càng thiếu tiền dẫn tới đi vay và áp lực khi kinh doanh quá lớn. Dự toán chi phí và luôn có chi phí dự phòng sẽ giúp sự nghiệp tương lai của bạn không bị chết yểu ngay khi vừa bắt đầu nhé!

3.2/ Bạn có đang BÁN NHỮNG Gì KHÁCH HÀNG CẦN chứ KHÔNG BÁN NHỮNG GÌ MÌNH CÓ?

Bán thứ gì

Hãy thay đổi ngay tư duy này. Qua đó, bạn sẽ biết ngay mình cần đầu tư gì trước, đầu tư gì sau, mua máy móc – thiết bị – mỹ phẩm như thế nào, phân bổ dòng tiền cho hợp lý.

+ Hãy lựa chọn dịch vụ mà mình có thế mạnh mà các đối thủ cạnh tranh gần đó họ không có hoặc có nhưng không giải quyết được cho KH. Tử đó mới gây được sự chú ý với KH. Các SPA làm lâu lâu chút, thường chỉ có 1 vài dịch vụ chính mà thôi.

VD: Chuyên về giảm béo, chuyên về phun xăm hay chuyên về trị mụn. Ca sĩ cũng thế, mới thì hát thập cẩm, sau đều chọn cho mình 1 dòng nhạc để hát thôi.

3.3/ Bạn đã tự tin với chuyên môn hay dịch vụ thế mạnh của mình chưa?

Tự tin

Nếu câu trả lời là em vừa mới học hay em cũng bình thường thì nên thật sự xem xét lại nhé!

Nếu vứt bạn vào ngành Spa 5 năm trước thì nhàng nhàng có thể bạn vẫn kinh doanh Spa tốt. Nhưng hiện tại ngành Spa đang cạnh tranh khốc liệt lắm, không có chỗ cho sự mờ nhạt và câu chuyện vừa kinh doanh vừa học dần đâu. Hãy chọn ra dịch vụ thế mạnh và đi học chuyên sâu về nó. Hãy trải với nghề trước khi mong kiếm tiền được từ nghề này. Mọi thứ không rõ nét đến từ chính cái thế mạnh của bản thân thì làm sao khách hàng nhớ về bạn và rút ví cho Spa bạn được đây?

Kiến thức là nền tảng căn bản để chúng ta xác định được vấn đề, bắt bệnh chuẩn, đưa ra phác đồ điều trị chính xác mang lại hiệu quả cao.

➡️ Dù bạn có đầu tư cơ sở hoành tráng đến đâu, pr giỏi đến đâu đi chăng nữa nhưng bạn phán đoán bệnh sai , không đem lại hiệu quả thì khách hàng cũng sẽ 1 đi không trở lại.

3.4/ Bạn đã tự tin với chuyên môn Marketing chưa?

marketing

Các mảng trong Marketing

Mở Spa ra không phải là khách sẽ tự lao đầu tới, có chuyên môn cũng chưa chắc khách biết mà tìm tới. Chúng ta thường lo lắng nhất vấn đề chuyên môn nhưng quên mất rằng marketing chính là bước đầu quyết định Spa bạn có khách hay không mà thể hiện cái chuyên môn đó. Mọi hình thức online, offline, trả tiền hay 0đ thì luôn đóng vai trò nhất định và chỉ khi bạn học và làm bạn sẽ thấy nó thần kì thế nào!

3.5/ Bạn đã biết thiết kế liệu trình Spa?

Thiết kế dịch vụ spa là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của spa. Nhắm đúng đối tượng và giá cả dịch vụ sao cho phù hợp. Không thể nghĩ dịch vụ nào mình cũng làm tốt, nên đưa ra giá quá cao so với đối tượng xung quanh khu vực. 

Giá thành dịch vụ và bảng giá dịch vụ là chiến lược lâu dài thiết yếu

3.6/ Bạn đã biết cách mua máy móc, thiết bị Spa chưa?

Máy móc

Cho dù bạn mở spa lớn hay nhỏ, bạn cũng không thể nào am hiểu hết tất cả dụng cụ và thiết bị spa cần thiết. Bạn có thể là người giỏi về nghề, nhưng bạn sẽ khó có thể nắm bắt được những máy móc thiết bị mới ra sao, máy nào hiệu quả và phù hợp với spa của bạn. Chưa kể là việc phải mua những vật dụng, dụng cụ và nội thất nho nhỏ khác. Chỉ nghĩ thôi đã thấy mệt rồi, đúng không nào?

-->> cái này mình dính đủ luôn. Mua máy móc k tìm hiểu kĩ. Xong máy móc hỏng sửa liên tục, chưa kể vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm 

3.7/ Bạn đã có khả năng tư vấn tốt hay nhân sự làm tốt điều này chưa?

Tư vấn

Sẽ thật phí nếu mọi nỗ lực Marketing trước đó dù hiệu quả nhưng vì khâu tư vấn này chưa hiệu quả mà khiến tỉ lệ chốt sale giảm. Quy trình vận hành trong Spa thì riêng với vị trí tư vấn viên luôn phải ngồi làm việc trực tiếp, bài tư vấn cũng tự mình xây dựng.

Khi bạn trở thành chủ Spa ở quy mô nhỏ bạn sẽ tự làm tất cả những điều trên đây: tự set up, tự làm nghề, tự tìm cách thu hút khách hàng và tự mình tư vấn.

Hãy đầu tư cho các khóa học vận hành, quản lý spa:

Điều này thực sự rất rất cần thiết đối với kể cả những người mới vào nghề, chưa từng làm chủ hay từ nhân viên đi lên. Đừng nghĩ rằng tôi đi từ nhân viên đi lên, tôi hiểu hết nội bộ như thế nào. Khi bạn đứng ở vị trí nhân viên và hoạt động ở vị trí nhân viên có nghĩa là bạn chưa từng đặt mình ở vị trí mình là chủ, nên bạn chưa thể hiểu được làm chủ là cần làm gì, làm chủ khác hoàn toàn làm thuê cho chính mình.

- Làm sao để nhân viên không bật ?

- Làm sao để không thất thoát nguồn thu ?

- Làm sao để nhân viên hoạt động 100% năng lượng

3.8/ Bạn đã biết quy trình tuyển dụng nhân viên? 

tuyển nhân viên

 +Quy trình phỏng vấn nhân viên Spa thường tập trung vào các vấn đề chính sau:

• Mong muốn khi làm việc tại spa 

• Mục tiêu 1 tháng kiếm được bao nhiêu tiền 

• Phổ viên văn hoá spa

• Thoả thuận về lương tại cơ sở 

+ Về quy trình thử việc:

• Xem trình độ chuyên môn thế nào 

- Test tay nghề 

- Test khả năng đối đáp 

- Sử dụng Facebook và zalo như thế nào

•  Văn hoá spa là thứ vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp (Bạn phải xem ứng viên có phù hợp với văn hóa Spa không:

- Làm việc nhiệt tình 

- Phải uy tín ,đến làm việc đúng giờ 

- Biết quan tâm người khác 

- Quan tâm khách hàng .

- Quan tâm đến người chủ .

  + Bạn cần có quy định và bản mô tả công việc cho nhân viên chính thức?

  + Bạn có chế độ lương và thưởng nhân viên?

3.9/ Bạn đã biết thủ tục đăng ký kinh doanh Spa chưa?

thủ tục

Bạn cần phải nhờ đến đơn vị tư vấn để biết rõ loại hình spa mà mình muốn mở là gì. Bởi mỗi loại hình sẽ có điều kiện và yêu cầu đăng ký kinh doanh khác nhau. Để đăng ký kinh doanh spa thành công, bạn không chỉ cần chứng chỉ hành nghề mà còn phải chuẩn bị thêm nhiều loại giấy tờ khác, giấy chứng minh nguồn gốc các thiết bị spa.

3.10/ Bạn đã biết chi phí khi mở Spa?

Chi phí

Thật ra, để đưa ra một mức giá hay lời khuyên chính xác về chi phí mở spa là gần như không thể bởi vì nó có vô số yếu tố bạn cần xem xét và có sự thay đổi đáng kể gữa các quy mô spa khác nhau nữa.

Chung quy lại có 2 loại chi phí cơ bản chúng ta cần xem xét như sau :

1. Chi phí trước thành lập : bao gồm

- Chi phí sữa chữa spa hoặc xây mới, trang trí…..

- Chi phí mua sắm trang thiết bị, máy móc, đồng phục, mỹ phẩm..

- Chi phí đăng ký : giấy phép hành nghề, dịch vụ đăng ký kinh doanh ( nếu có)

- Chi phí Re Marketing : in ấn nam card, voucher, website, fanpage, chạy quảng cáo nhân diện thương hiệu…

- Chi phí đào tạo : ( nếu có )

2. Chi phí sau thành lập ( Hàng tháng )

- Chi phí nhân viên : lương cơ bản nhân viên, lễ tân, quản lý, thưởng doanh số, hoa hồng ….

- Chi phí phúc lợi nhân viên ( ngoài lương ) : bảo hiểm, quà tết, lễ…

- Chi phí cố định : Tiền nhà, nước, điện thoại, internet, thuế, quảng cáo, nguyên phụ liệu cho hoạt động hàng tháng

Các khoản chi này có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào loại hình spa bạn định mở & các yếu tố khác nữa sẽ ảnh hưởng đến giá cuối cùng của sản phẩm dịch vụ mà bạn muốn bán ra. Nếu bạn đang xây dựng cơ sở spa của mình từ đầu, chi phí để mở một spa sẽ lớn hơn nhiều so với việc bạn chỉ cải tạo nhỏ trên cơ sở hiện có.
Chung quy lại, nếu bạn chỉ mở 1 Spa nhỏ thì chi phí ban đầu sẽ là 150 - 300 triệu. Bạn nên bỏ thêm tiền đầu tư để vận hành 3 tháng đầu. Hãy xác định rằng 3 tháng đầu tiên bạn chưa thể có lãi

Vì vậy hãy dành thời gian bồi đắp những điều bản thân đang thiếu sót và tham gia các khoá học bổ ích. Bồi bổ kiến thức cho bản thân thì chưa bao giờ là thừa cả.

Tóm lại : 

- Mở spa ra nếu không có sản phẩm tốt, làm không hiệu quả thì có quảng cáo mạnh đến mấy thì khách cũng 1 đi không trở lại

- Mở spa mà làm tốt nhưng không ai biết, không có doanh thu cũng dễ dẫn đến phá sản

- Mở spa mà có sản phẩm tốt, có marketing kéo khách đông nhưng không làm tốt khâu quản lý cũng không được.

Xem Thêm:  5 bước cúng khai trương spa nail salon phát tài phát lộc

4/ Muốn thành công - Đừng trở thành 1 chủ Spa tốt

đừng làm chủ Spa tốt

Khi bắt đầu khởi nghiệp, có những người từng suýt PHÁ NÁT SPA chỉ vì muốn trở thành một CHỦ SPA TỐT:

- Không ép chỉ tiêu mà để nhân viên tự làm việc theo khả năng.

- Mềm mỏng, ít khi trách mắng nhân viên. Khi họ phạm lỗi hay không đạt kết quả, có người cũng chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, cho rằng như vậy nhân viên sẽ tận tâm cống hiến cho mình.

- Cố gắng tạo ra văn hóa vui vẻ, thoải mái, nuông chiều nhân viên hết mực

- Cực kỳ ghét giám sát tiểu tiết như: theo dõi chặt chẽ giờ giấc, nhất cử nhất động... của nhân viên. Nhiều người thả lỏng quản lý để đội ngũ cảm thấy tự do và làm hiệu quả nhất.

Với triết lý "Thu phục nhân tâm" để lãnh đạo, họ đã mơ về những ngày huy hoàng cho spa, nhưng cuối cùng lại chỉ gặt TRÁI ĐẮNG!

=> Nhân viên không có áp lực, làm việc ngày càng rệu rã, không chút cố gắng, với tâm lý làm cho xong.

=> Được chiều quá sinh hư, nhân viên đâm ra "nhờn" với chủ, thích thì làm, không thích thì kiếm cớ nghỉ.

==> Đăt quá nhiều tin tưởng vào 1 người, không có mình ở đó thì gian lận sổ sách, ăn trộm tiền dịch vụ. Một cách để quản lý điều này đó chính là sử dụng phần mềm quản lý spa để quản lý nhân viên, ca làm việc chặt chẽ.

=> Theo sau sự vô kỷ luật của nhân viên là hiệu quả công việc ngày càng giảm sút, doanh thu tụt dốc trầm trọng

=> Chưa hết, Chủ Spa còn bị nhân viên đánh giá sau lưng là quản lý yếu kém, không có kỹ năng lãnh đạo.

"Ở hiền mà gặp ác", bạn sẽ nhận ra rằng: Nếu không thay đổi, không sớm thì muộn, spa bạn sẽ bị PHÁ NÁT, bao nhiêu cố gắng lập nghiệp sẽ đổ sông đổ bể!

Xem Thêm:  Chi phí mở tiệm phun xăm thẩm mỹ, kinh nghiệm thành công

5/ Kinh nghiệm khi đầu tư máy móc cho Spa tránh bị lỗ

kinh nghiệm

Khi quyết định đầu tư mua một máy móc mới công nghện cao cho spa thì việc đầu tiên bạn sẽ làm là gì ?

1. Tìm các thông tin máy đang trên thị trường

2. Xem giá cả thế nào

3. Công nghệ, đời máy…1 vài thông tin kỹ thuật

4. Review về các loại máy đó

5. Tổng hợp các thông tin để định hướng mình sẽ mua máy loại nào vừa với ngân sách của mình

6. Lên kế hoạch Sale sản phẩm dịch vụ khi mình có máy là gì : giá cả dịch vụ, thời gian khấu hao, thu hồi vốn…

Bạn đã bao giờ nghiêm túc lên danh sách các câu hỏi như đã liệt kê ở trên chưa ? Nếu chưa thì mình thật sự khuyên bạn đừng nên đầu tư máy móc công nghệ cao vì bạn đang góp phần làm giàu cho các công ty bán máy mà thôi.

Thật sự là vậy. Vì 1 máy công nghệ cao số tiền chúng ta bỏ ra không hề rẻ, toàn tiền chục đến tiền trăm và đừng vì spa đầu ngõ nó có dịch vụ đó thì mình cũng sẽ làm giống vậy để thu hút khách hàng. Bạn lại càng sai đấy.

Hãy thật sự xác định xem lại đối tượng khách hàng của mình họ có cần dịch vụ đó không ? Nếu số đông khách hàng mong muốn có thì mình đầu tư để phục vụ, đồng thời đa dạng hóa được dịch vụ tại spa & cũng là 1 cách để thu hút khách hàng mới. Còn nếu chỉ có 1 vài khách hàng thì mình cân nhắc lại các thông số tài chính ( mục 6 ) nhé.

Chắc đọc đến đây thì có nhiều bạn sẽ nói là lý thuyết quá, cách tính sẽ thế nào nên mình sẽ đưa ra 1 ví dụ cụ thể để các bạn có thể áp dụng vào thực tế cho dễ nha.

Lấy luôn cái ví dụ máy triệt lông cho máu vì có nhiều bạn trong group đang quan tâm

Ah, cái này là mình xin bỏ qua bước nghiên cứu nhu cầu của KH tại spa nha. Và cứ coi như là số đông KH mong muốn có thêm dịch vụ triệt lông.

1. Công nghệ về máy triệt lông trên thị trường hiện nay có 3 loại : IPL, OTP, LASER DIODE.

2. Mỗi loại sẽ có ưu & nhược riêng. Và theo các chuyên gia kết luận thì OTP khá là ổn nhất so với 2 loại kia

3. Tương đương đó thì tức nhiên giá tiền cũng khác nhau ( chỗ này quan trọng …) bởi vì công nghệ càng tối ưu thì giá tiền càng cao.

4. Giá thành để mua 1 cái máy OTP là : 120 triệu trong khi đó túi đã có sẵn 60 triệu. Vậy thì tiếp tục để dành hay dùng nguồn tài chính khác thì tùy bạn quyết định nha.

5. Liên lạc với 1 vài công ty bán máy xem họ tư vấn thế nào về máy móc ( lúc này họ có múa các kiểu thì mình cũng đã có đủ thông tin rồi, không dễ bị dụ hihi..) và giờ chỉ tập trung vào việc coi chính sách bảo hành, hổ trợ thanh toán của họ thế nào thôi để quyết định mua của ai.

lưu ý : hầu hết chúng ta không là dân kỹ thuật cho nên chúng ta hoàn toàn dốt về nó. Vì vậy nên chọn công ty nào mà có chế độ bảo hành rõ ràng, thương hiệu công ty uy tín thì mua. Chứ đừng vì ham rẻ mà mua của 1 công ty không rõ ràng thông tin đến chừng máy hư hay có vấn đề gì kêu họ đến xem mà cứ hứa hẹn hoài hoặc thậm chí bỏ rơi mình luôn. Cái này mình kinh nghiệm xương máu lắm rồi hic…hic…

6. Đây là mục quan trọng!

Ngân sách : 120.000.000

Thời gian thu hồi vốn : 6 tháng

Dịch vụ thực hiện : Triệt lông nách 1.500.000 / gói

Số khách : 80 khách

Số khách phải bán : 14/ tháng

Doanh thu máy/ tháng : 14 x 1.500.000 = 21.000.000

Nếu bạn muốn thu hồi vốn trong 12 tháng thì chỉ cần điều chình lại con số là ra mỗi tháng mình thu bao nhiêu & cần phải bán cho bn KH thì sẽ đảm bảo đủ số tiền vốn.

Và sau khi thu hồi vốn thì a lê hấp là tiền lợi nhuận thôi.

Cái này mình lấy ví dụ 1 loại là triệt nách thôi chứ ngoài ra bạn còn bán những loại triệt khác nữa và còn có doanh thu từ việc chăm sóc da công nghệ cao vì hầu hết máy triệt lông đều có thêm 1 tay cầm cho chăm sóc da nữa.

Vậy là bạn đã biết được cách mình cần phải tính toán những gì gọi là cơ bản nhất, dễ nhất chứ có những cách tính khác nữa mà mình không viết ra ở đây vì nó sẽ khó hiểu nếu bạn không phải là dân tài chính. Và tất nhiên tùy vào đặc điểm vùng miền, thu nhập bình quân dân cư khu vực thì bạn sẽ đưa ra giá bán riêng chứ đừng lấy giá trên để tính

Xem Thêm:  Mở Spa nhỏ cần bao nhiêu tiền? Kinh nghiệm mở spa nhỏ mini

6/ Đừng giảm giá để tránh bị lỗ, Tăng giá trị để tăng doanh thu và có lãi!

chiến lược giá

Chiến lược giá phù hợp

Với khoảng 87% khách hàng thích giá rẻ thì việc yêu cầu giảm giá khi mua hàng ở một spa chưa có thương hiệu lớn là điều thường xuyên xảy ra. 

Vậy làm thế nào để bán được hàng mà không phải giảm giá hoặc giảm ít hơn? Vấn đề này đòi hỏi bạn hoặc nhân viên nhà bạn phải có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, hiểu rõ được phần nào tâm lý của khách hàng hay trả giá để có thể xử lý được tình huống, đối đáp với khách hàng một cách thuyết phục nhất… 

Dưới đây là 5 cách xử lý tình huống bán hàng khi gặp khách hàng yêu cầu giảm giá từ cấp độ thấp đến cao.

1. Khi khách yêu cầu giảm giá, nhân viên tư vấn có thể vui vẻ trả lời

Anh/chị thông cảm em chỉ là nhân viên  nên không được giảm giá. 

Giá của gói liệu trình spa em vừa đưa ra hiện tại rất cạnh tranh trên thị trường cùng với các dịch vụ đi kèm hi vọng sẽ giúp anh chị hài lòng.

2. Xử lý cấp độ 1 không xong, khách vẫn đòi giảm giá thì bạn có thể ứng phó như sau

Mỗi sản phẩm em bán ra đều được chủ thưởng 1 ít hoa hồng, em cũng rất muốn bán cho anh chị vậy thôi em sẽ dành phần hoa hồng 3% của em để giảm cho anh chị, rất mong anh chị ủng hộ.

3. Xử lý cấp độ 2 không xong, bạn có thể xử lý theo cách 3

Anh/chị mua đơn hàng 2 triệu sẽ được bên em tặng 1 món quà trị giá 200 ngàn, nhưng hiên tại anh/chị mua chưa đến 2 triệu, để em đề xuất tặng quà cho anh/chị nhé!

 (nhớ luôn có quà tặng làm mồi sẵn, tặng quà vẫn đảm bảo doanh số cao mà lợi nhuận thì chỉ giảm ít hơn so với giảm giá trực tiếp).

4. Sau khi xử lý cấp 3 không xong thì có thể nói thêm rằng

Nếu anh/chị muốn mua nhưng vẫn muốn giảm giá để em quy đổi quà tặng thành tiền cho anh chị, em đã cố gắng hết sức để tư vấn gói liệu trình phù hợp,mong anh/chị ủng hộ.

5. Xử lý đến cấp 4 mà khách không chịu thì làm động tác giả

Dạ, em đã giảm tối đa cho anh/chị nếu anh/chị vẫn chưa mua, cho em 2 phút em điện thoại cho quản lý xin ý kiến rồi báo lại cho chị nha (đi vào phòng sếp, hoặc lấy đt điện vu vơ, đóng kịch như đang trao đổi) sau đó quay lại trao đổi với khách hàng đưa cho khách 2 sự lựa chọn: chị có thể lấy quà + giảm trực tiếp thêm 5%, hoặc chị không lấy quà e giảm tối đa hết cho chị 10%.

 Em rất muốn tư vấn gói làm đẹp vừa xịn lại vừa hời  cho anh/chị, em cũng làm hết sức rồi anh/chị chọn giúp em 1 trong 2 phương án để em xuất hóa đơn cho anh/chị.

Bổ sung thêm một cái sai lầm "chết người" mà anh/chị chủ spa đừng bao giờ mắc phải đó là" Lấy quyền mình là chủ tự ý giảm giá tuỳ tiện cho khách hàng". Như thế là bạn đang “Dạy hư” cho cả khách hàng lẫn nhân viên. 

Xem Thêm:  9 cách tính lương - hoa hồng nhân viên Spa - Nail hợp lý

7/ Bài học về sự thất bại trong khởi nghiệp Spa

Bài học về thất bại

7.1/ Những vấn đề chủ Spa thường gặp phải khi mới khởi nghiệp

- Làm thế nào có thể tăng doanh thu lên gấp đôi ?

- Chạy quảng cáo sao cho rẻ nhất, hiệu quả nhất ?

- Làm thế nào cho nhân viên nghe lời, làm việc hiệu quả ?

- Tại sao cần phải xác định thị trường trước khi bắt đầu công việc kinh doanh spa ?

- Kinh nghiệm chọn máy móc như thế nào ?

Đa số các chị em đang kinh doanh spa mà chưa thật sự chuẩn bị tốt cho mình những kiến thức nền tảng để giúp công việc kinh doanh phát triển, ổn định và bền vững như những gì mà khi mới bắt đầu các chị, em đều ao ước, khát khao mong muốn đạt được.

7.2/ Bài học để đời về khởi nghiệp spa thất bại

Chị A là một người cũng thường hay đi spa làm đẹp và cũng thích công việc này nên chị về bàn bạc với chồng mở thêm một cái spa kinh doanh. Vì không biết nghề và phải loay hoay với cái spa thế nào nên chị tìm đến nhờ cố vấn của 1 thương hiệu rằng họ sẽ làm hết cho chị, chị không cần làm gì hết, chỉ việc bỏ tiền thôi, họ sẽ đồng hành với chị trong hoạt động, sau một năm thì chị sẽ lấy lại vốn…..và kèm theo rất nhiều lời hứa khác.

Với số vốn bỏ ra 1,5 tỷ may mắn thay spa của chị sau 2 năm thì lấy lại vốn và rồi thì cái thương hiệu chị mua cũng đóng cửa luôn, hoàn toàn biến mất. Lúc này không còn sự đồng hành của đối tác, chị vẫn tiếp tục những công việc họ đã làm, đó là mỗi tháng đều đặn bỏ vài chục triệu để chạy quảng cáo thu hút khách hàng, không chạy quảng cáo không có khách hàng.

Và vấn đề bắt đầu phát sinh từ đây : Khi thuê nhân viên chạy quảng cáo, chị thấy rằng có chuyển đổi thành khách hàng đến spa sử dụng dịch vụ nhưng hầu hết đều không có khách chất lượng, đến một lần và không quay lại, không bán được sản phẩm, thậm chí đến sử dụng miễn phí và hoàn toàn không mua gì …..Doanh thu bắt đầu đi xuống, nhân viên nghỉ việc dần, và cứ như vậy tháng này qua tháng khác. Spa chỉ hoạt động cầm chừng, thu vừa đủ chi đã nhiều tháng qua. Chị gần như tuyệt vọng và thế là chị lao vội lên các hội nhóm để học hỏi kiến thức và hy vọng sẽ tìm ra cách để vực dậy Spa của bạn. Ai chỉ gì chị cũng làm, ai bảo sản phẩm tốt chị cũng mua về dùng thử. Hội thảo nào chị cũng lặn lội bỏ thời gian tham gia.

Nhưng kết quả sau những lần như vậy thì chị lại ôm về cho mình những bộ sản phẩm, những lời hứa, những chiến thuật chạy quảng cáo hỗ trợ khi mua hàng… chị cũng triển khai nhưng nó không thu hút được sự chú ý của khách hàng tại spa hay khách hàng tiềm năng được. Quá mệt mỏi, không tìm được lối thoát, chị muốn dừng lại tất cả vì kinh doanh mà không tạo ra lợi nhuận lại còn mất rất nhiều thời gian nữa, chi bằng dẹp đi cho xong.

Và may mắn thay sau thời gian làm việc, spa của chị đến giờ này đã hoàn toàn thay đổi, khách ra vào tấp nập, doanh thu tăng gấp đôi dù Cô Vy có hoành hành. Qua câu chuyện trên, bạn có biết lý do tại sao chị ấy thất bại không ?

7.3/ Bài học rút ra từ chị A 

Trước khi khởi nghiệp với Spa, bạn cần tự mình trả lời những câu hỏi như sau:

- Có phải chăng chị hoàn toàn mơ hồ về việc làm thế nào để vận hành và quản lý spa hiệu quả ? 

- Cách quản lý các con số trong kinh doanh ra sao ? 

- Phải đào tạo & huấn luyện đội ngũ nhân viên như thế nào từ tác phong làm việc đến vấn đề giao tiếp ?

- Phải xây dựng chiến lược bán hàng ra sao ?

- Cách chăm sóc khách hàng như thế nào ?

Xem Thêm:  11 Tips chốt sale cho spa giúp tăng doanh thu gấp 2 lần


Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!