Cloud kitchen là gì? Từ A-Z về mô hình bếp trên mây (2024)

Cloud kitchen hay còn gọi bếp trung tâm - Mô hình kinh doanh đang là tâm điểm của mọi cuộc bàn luận vì được xem là tiềm năng trong ngành F&B.

Hãy cùng PosApp khám phá xem mô hình này có gì đặc biệt mà lại gây sốt trong ngành F&B như vậy.

Cloud kitchen

1/ Cloud kitchen (Bếp trên mây) là gì?

Là tân binh mới xuất hiện trong đại gia đình F&B nên có khá nhiều tên gọi dành cho mô hình kinh doanh này như Cloud kitchen, Virtual kitchen, Air kitchen, Ghost kitchen, bếp trung tâm cuối cùng là bếp trên mây. 

Mô hình Cloud kitchen (bếp trên mây) khá độc đáo khi không hề sở hữu bất kỳ địa điểm kinh doanh, không gian hoạt động, hay dụng cụ take away nào mà chỉ phục vụ đồ ăn theo hình thức giao nhận hàng và hoàn toàn dựa vào sự hợp tác của bên thứ ba.

cloud kitchen

Trong điều kiện dịch bệnh covid 19 đang hoành hành, với những yêu cầu về giãn cách xã hội mà nhà nước đưa ra thì việc làm sao để kinh doanh trở lại, làm gì để kiếm tiền sinh sống đã trở thành câu hỏi hóc búa của tất cả mọi người. 

Ghost kitchen (bếp trung tâm) chính là phương pháp kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay. Chỉ cần bạn có một không gian để bếp sạch sẽ, công thức nấu ăn độc đáo cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng startup mô hình kinh doanh bếp trên tâm này. 

Xem Thêm:  Cách đăng ký Zalo Pay cho cửa hàng nhanh đơn giản miễn phí

2/ Lịch sử phát triển của mô hình Cloud kitchen

Cloud kitchen hay còn được gọi với cái tên bếp trung tâm xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố New York (Mỹ) vào năm 2015.

Theo thống kê hiện nay, Mỹ đang có 1.500 Cloud kitchen (Ghost kitchen), còn tại Trung Quốc có khoảng 7.500  bếp trên tâm, Ấn Độ thì có khoảng 3.500 bếp trung tâm. Ở cấp độ toàn cầu, các app về giao hàng mỗi năm thu về 120 tỷ USD và có thể lên  đến 230 tỷ USD vào 2025.

flyfood tiên phong kinh doanh mô hình cloud kitchen

Tại Việt Nam, mặc dù cái tên bếp trung tâm (bếp trên mây) không quá phổ biến, nhưng nó xuất hiện từ lâu bởi FlyFood.

Cách đây 9 năm, Flyfood đã ra mắt mô hình kinh doanh thức ăn và đa số bán hàng qua online chứ ít phục vụ tại chỗ. Hiện tại, FlyFood đang là thương hiệu F&B kinh doanh theo kiểu mô hình Ghost kitchen (bếp trên mây) thành công nhất TP. HCM.

Đến năm 2017, Ứng dụng đặt đồ ăn Now đã cho ra mắt Now Station, mô hình khá giống Cloud kitchen (Virtual kitchen), nhưng nó là hình thức chợ phiên, lâu lâu mới họp một lần. Tuy nhiên, sau đó Now đã không tiến lên xây dựng Ghost kitchen, mà dừng lại ở dạng thử nghiệm.

Chỉ đến năm 2019, cái tên Cloud kitchen  (Air kitchen) mới được nhiều người biết đến bởi việc truyền thông rầm rộ của ‘ông lớn’ Grab, khi Grab cho ra mắt GrabKitchen. Sau gần 3 năm, Grab đã xây dựng được 3 GrabKitchen.

Tuy nhiên, nhờ sự tiên phong và viral mạnh mẽ từ Grab, cộng thêm điều kiện dịch bệnh Covid-19 phức tạp, mô hình kinh doanh Virtual kitchen (bếp trên mây) đã bắt đầu nở rộ và đi nhanh hơn so với dự kiến của giới chuyên môn.

Mới đây, anh Hoàng Tùng – người sáng lập thương hiệu Cloud Cook đã lên Shark Tank và thành công thuyết phục Shark Liên cùng Shark Bình đầu tư cho thương hiệu mình, mỗi Shark xuống 3 tỷ cho 25% cổ phần.

Tại miền Nam, cũng có không ít doanh nhân nhìn ra được tiềm năng của mô hình này và quyết định gia nhập cuộc chơi bất chấp Covid-19, chúng ta có thể kể đến Chef Station, Tasty Kitchen hay Food Ngon.

Xem Thêm:  Hướng dẫn đăng ký & 9 kinh nghiệm bán hàng trên GoFood Gojek

3/ Ưu - nhược điểm của mô hình bếp trung tâm

Với độ “hot” của mình, mô hình kinh doanh Cloud kitchen đang làm mưa làm gió trong thị trường F&B, cũng PosApp điểm qua một vài ưu - nhược điểm của mô hình Cloud kitchen (bếp trung tâm) này để xem nó có những lợi thế hay khó khăn gì so với mô hình kinh doanh nhà hàng truyền thống?

3.1/ Ưu điểm của mô hình bếp trung tâm

6 Lợi thế của cloud kitchen

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư - vận hành

Hệ thống nhà hàng truyền thống luôn cần chi phí cao hơn cho cơ sở hạ tầng và các quy trình thiết yếu khác, bao gồm kiểm tra tòa nhà, xây dựng tòa nhà, tuân thủ quy hoạch, chi phí thiết kế,... Nếu bạn có ngân sách tối thiểu, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng bắt đầu một nhà hàng đám mây. 

  • Menu linh hoạt

Menu điện tử, được tích hợp trên web order nên bạn có thể dễ dàng thay đổi tiêu điểm thực đơn bất cứ khi nào bạn muốn, không cần phải lo lắng về việc cập nhật bảng chỉ dẫn hoặc tài liệu in. 

Không những thế, bạn có thể thu hẹp menu cloud kitchen của mình dựa trên những gì đang thịnh hành trong khu vực giao hàng của bạn. Điều này có nghĩa sẽ có ít nguyên liệu bị lãng phí hơn và bạn sẽ tốn ít giờ hơn để sản xuất các món trong thực đơn không có nhu cầu cao.

  • Tập trung hơn vào chất lượng món ăn

Trong mô hình Cloud kitchen, bạn không cần thuê bất cứ nhân viên phục vụ nào nhưng lại cần đội ngũ nhân viên nhà bếp có tay nghề cao. Khi chất lượng đồ ăn là thứ duy nhất tiếp cận, kết nối giữa thực khách với nhà hàng, vì vậy bạn cần làm hoàn hảo khía cạnh này.

  • Khả năng phục vụ được nhiều khách hàng hơn

Bạn có thể chi một khoản ngân sách nhỏ để tập trung marketing online cho ghost kitchen, từ đó tiếp cận được nhiều khách hơn và ngược lại khách hàng cũng dễ dàng order món ăn nhà hàng của bạn hơn. 

Khách không cần tới trực tiếp quán, nhà hàng cũng ko cần tốn chi phí marketing offline. Điều này có nghĩa, mọi nguồn lực bạn có sẽ được tập trung cho việc hoàn thành càng nhiều đơn càng tốt.

  • Đáp ứng xu hướng ăn uống trong mùa dịch 

Trong thời gian dịch bệnh, nhiều người hạn chế đến nhà hàng ăn uống trực tiếp, nên xu hướng đặt đồ ăn trên mạng xã hội ngày một tăng cao. Việc của bạn là đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và họ sẽ đem lại cho cloud kitchen của bạn một nguồn thu nhập đáng kể.

  • Dễ dàng mở rộng thị trường 

Bếp trên mây giúp bạn mở rộng thị trường của mình. Khách hàng không cần  không biết vị trí chính xác nhà hàng của bạn ở đâu, họ chỉ cần đặt hàng thông qua ứng dụng trực tuyến. 

Thông qua mạng xã hội, bạn dễ dàng tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường của mình.

Xem Thêm:  Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký bán hàng trên BeFood từ A-Z

3.2/ Nhược điểm của mô hình Cloud kitchen (bếp trung tâm)

7 nhược điểm của mô hình bếp trung tâm

  • Việc xây dựng thương hiệu và cạnh tranh bếp trên mây ngày càng khốc liệt

Cloud kitchen là một miếng mồi béo bở trong thị trường F&B nên đối thủ của bạn sẽ rất là nhiều. Việc làm sao để vượt mặt đối thủ, giữ vững thương hiệu là việc vô cùng quan trọng. Bạn cần xây dựng một điểm riêng, đặc biệt chỉ có cloud kitchen của bạn có nhằm tạo ấn tượng với khách hàng và tăng sức cạnh tranh hơn trên thị trường.

  • Phải đảm bảo công suất hoạt động tối đa.

Cấu trúc về giá rất cạnh tranh vì nếu làm giá không tốt thì có thể bị lỗ khi đưa lên ứng dụng. Hơn nữa, theo khảo sát mà PosApp tìm hiểu thì chi phí trả cho bên giao hàng của các bếp trung tâm hiện khá cao. 

Ngoài việc phải trả phí thuê 35% và phí dịch vụ, các nhà hàng trên mây còn được yêu cầu đạt tối thiểu 200 đơn hàng mỗi ngày. Việc này buộc các đơn vị phải triển khai chương trình khuyến mãi, giảm giá mới đủ. Cuối cùng, việc bị lỗ là không thể tránh khỏi nếu nhà hàng không đạt đủ yêu cầu.

  • Bị hạn chế bởi vị trí của nhà bếp mà bạn hoạt động (thường là bán kính giao hàng 5-7 km, quá con số này mức phí ship sẽ rất cao). 

Mặc dù giá thuê có thể hấp dẫn nhưng nếu nó ở những khu vực có thu nhập thấp thì hoạt động kinh doanh Air kitchen của bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi không có nhiều khách hàng tìm đến hay đối tượng khách hàng mục tiêu không phù hợp..

  • Bất lợi trọng quy trình chăm sóc khách hàng

Một yếu điểm khác bạn cần lưu ý đó là bạn không thể tiếp xúc trực tiếp khách hàng của mình để chăm sóc nên khách hàng chỉ có thể phản hồi trên các ứng dụng. Nếu Cloud kitchen của bạn không có đội ngũ chuyên nghiệp chăm sóc khách hàng lên ứng dụng tốt, khách hàng sẽ rời bỏ bạn. 

Ngoài ra, mô hình này cũng dễ bị sao chép, gặp nhiều rào cản về mặt kỹ thuật, quản trị…

  • Khó khăn khi xây dựng danh tiếng cho thương hiệu

Để giữ vững uy tín và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu. bạn không chỉ phải đảm bảo chất lượng thực phẩm luôn đạt yêu cầu mà quy trình giao hàng cũng phải đảm bảo. 

Nhưng đây không phải là điều bạn có thể kiểm soát, một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn đó là việc tài xế giao hàng gặp rắc rối trên đường vận chuyển và giao hàng muộn. 

  • • Thách thức trong việc giữ đồ ăn luôn nóng hổi (Ready to serve)

Để sản phẩm đến tay khách hàng như dự định và đảm bảo món ăn luôn nóng hổi, thơm ngon, an toàn, bạn cần thử nghiệm nhiều loại bao bì khác nhau và có thể hãy đầu tư vào các vật chứa đắt hơn để món ăn của bạn luôn trong tình trạng hấp dẫn khi đến tay khách hàng.

  • Bị phụ thuộc quá nhiều vào bên thứ ba

Do công việc chủ yếu của bạn là chế biến nên bạn hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình hoạt động của bên thứ ba mà bạn hợp tác, nên khi bên thứ ba này xảy ra sự cố thì đồng nghĩa bạn cũng không kiếm được lợi gì từ việc kinh doanh.

Ngoài ra, về lâu dài phí hoa hồng bạn phải trả cho bên thứ ba sẽ cao, nhà hàng bạn bị chia sẻ khách hàng với đối thủ và bạn khó quản lý được dữ liệu khách hàng,…

Xem Thêm:  Cách bán đồ ăn trên TikTok Shop để có ngàn đơn mỗi ngày

4/ Các mô hình Cloud kitchen phổ biến

Bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng nhằm mục tiêu tạo ra một giá trị nào đó. Mô hình Cloud Kitchen – Bếp trên mây cũng vậy, nó xoay quanh 2 chữ Tối ưu. Hai chữ tối ưu đó nhắm vào 3 mục tiêu: Làm đồ ăn NHANH, NGON, RẺ… 

PosApp sẽ giới thiệu một vài mô hình phổ biến để bạn có thể hiểu loại nào phù hợp nhất với mình.

6 Mô hình cloud kitchen phổ biến

  • Mô hình đi thuê và Cho thuê

Với mô hình kinh doanh này, bạn sẽ thuê một không gian rộng rồi cho thuê lại. Bằng sức hút của mô hình này, bạn hoàn toàn có thể thu về cho mình một khoản lợi nhuận khủng.

  • Mô hình bếp trung tâm độc lập - Một thương hiệu, bếp đơn, không có cửa hàng

Đây là mô hình bếp đám mây ban đầu. Một nhà hàng không có chỗ ngồi và không có cửa hàng vật lý. Các chủ nhà hàng hoặc kinh doanh thực phẩm đòi hỏi phải bỏ qua tiền thuê nhà và chi phí thuê nhà cao bằng cách cắt bỏ mặt tiền của ngôi nhà. 

Kích thước nhà bếp điển hình - 30 - 50 m2   

  • Mô hình kinh doanh một thương hiệu, một bếp đơn, nhiều cửa hàng

Đây là một bản kết hợp giữa một nhà hàng mang đi và một nhà bếp trên mây. Nó giống với mô hình kinh doanh bếp đám mây nhưng có thêm mặt tiền cửa hàng. Mặt tiền cửa hàng tồn tại để cho phép khách hàng bước vào và xem thức ăn của họ được chế biến như thế nào, nếu họ muốn. 

Về bản chất, mô hình này tận dụng hoạt động của mô hình kinh doanh nhà bếp trên đám mây nhưng vừa có cách tương tác với khách hàng. 

Kích thước bếp điển hình - 50 - 100 m2

  • Mô hình kinh doanh đa thương hiệu, bếp đơn, nhiều cửa hàng, không mặt tiền.

Các bếp trên mây hoạt động thông minh hơn dựa trên thông tin dữ liệu như nhân khẩu học vị trí địa lí, phong tục tập quán của mỗi địa phương. Mô hình này rất thông minh vì nó định vị các thương hiệu riêng biệt như các cơ sở riêng lẻ của họ. Và việc có một bếp chung duy nhất giúp chi phí vận hành thấp. 

Mô hình này gần giống với mô hình nhà bếp đám mây ban đầu không có cửa hàng thực. Bạn có thể coi đó là những nhà hàng chuyên về ẩm thực trên đám mây, thuộc sở hữu của cùng một thương hiệu mẹ, dùng chung một nhà bếp (Giống Food Court nhưng bán online)

  • Mô hình kinh doanh nhiều thương hiệu (nhà hàng), thuê bếp chung, không có cửa hàng.

Mô hình này bao gồm rất nhiều thương hiệu khác nhau thuê một bếp chung để chế biến sản phẩm. Ưu điểm của mô hình này là tối ưu không gian cửa hàng

Tuy nhiên, mô hình có một nhược điểm đó là bạn có thể khó khăn trong việc chuẩn bị các đơn đặt hàng lớn vì không gian bị giới hạn.

  • Mô hình thuê ngoài hoàn toàn kể cả việc nấu ăn và giao hàng

Đây là một khái niệm tương đối mới trong mô hình kinh doanh bếp trên mây. Trong mô hình này, bạn có thể thuê ngoài mọi thứ từ hoạt động tiếp nhận đơn hàng, chuẩn bị đồ ăn và giao hàng. 

Hãy tưởng tượng một nhà hàng nơi phần lớn công việc chuẩn bị được thuê ngoài và sản phẩm sẽ được giao đến bếp trung tâm của bạn. Sau đó, các nhân viên của bạn có thể thực hiện những công đoạn cuối cùng như đóng hộp và gắn thương hiệu và shipper sẽ đến nhân để giao hàng. Ở mô hình này, bạn chỉ cần làm công việc duy nhất là marketing, tối ưu chi phí vận hành

5/ Nguyên lý hoạt động của mô hình Cloud kitchen

Nguyên lý hoạt động của Cloud kitchen

  •  • Đặt hàng trên hệ thống Cloud kitchen

đặt hàng trên hệ thống pos

Vì tất cả các hoạt động đặt hàng của Cloud kitchen là trực tuyến, nên hệ thống đặt hàng, bán hàng, kết nối với các đơn vị vận chuyển, thanh toán Online là một phần bắt buộc phải có để tiếp nhận các đơn hàng khi khách đặt. Khách có thể đặt từ các kênh sau:

- Website của nhà hàng, quán ăn
- Các đơn vị vận chuyển thứ 3: Grab, Loship, Now...
- Khách đặt hàng qua Fanpage, Zalo...

Lúc này, việc quản lý tập trung đơn hàng là vô cùng quan trọng để cửa hàng tối ưu hóa được quy trình vận hành.

Hệ thống POS do PosApp cung cấp giúp bạn giải quyết được các vấn đề như sau:

- Hỗ trợ kết nối nhận đơn hàng từ Grab, các đơn vị vận chuyển về tập trung
- Hỗ trợ tạo Website bán hàng miễn phí, đồng bộ đơn hàng về POS
- Quản lý doanh thu, đơn hàng từ các kênh như Facebook, Zalo
- Quản lý kho, quản lý công nợ khách hàng, nhà cung cấp
- Quản lý doanh thu cuối ngày
- Quản lý các đơn vị vận chuyển

Một cách khác để thực hiện đặt hàng ở Cloud kitchen (Virtual kitchen) là thông qua số Hotline. Theo đó, khách hàng sẽ gọi điện đặt hàng đến Call Center, tại đây Call Center sẽ làm nhiệm vụ định tuyến đơn hàng đến đúng thương hiệu và cửa hàng. 

Khi càng có nhiều nhiều thương hiệu cùng được vận hành trong chung một nhà bếp cơ sở, thì nhà hàng cần một hệ thống POS có thể đưa ra các thông tin chi tiết về số đơn đặt hàng cho từng thương hiệu. Từ đó giúp chia doanh thu cho từng cơ sở con dễ dàng (Giống như mô hình Food court)

  •  • Quy trình đặt hàng và giao hàng trên hệ thống Cloud kitchen

nhận đơn hàng từ đơn vị vận chuyển

Đầu tiên, khách hàng tìm đến quán của bạn và đặt hàng thông qua trang web, ứng dụng của bếp (nếu có), hoặc thông qua ứng dụng của bên giao hàng như Grab, Now, Baemin,… Ngoài ra, bạn có thể tích hợp đưa menu lên các sàn thương mại điện tử.

Đơn hàng đặt trong hệ thống bếp trung tâm cũng được xử lý giống với hệ thống ở nhà hàng truyền thống. 

Trên thực tế, nhiều thương hiệu vẫn đang gặp khó khăn trong việc đi thống kê số đơn khi tích hợp đặt các đơn hàng trên những nền tảng trực tuyến như Grabfood, Foody và Goviet,... Hệ thống POS được cung cấp bởi PosApp sẽ là cánh tay đắc lực giúp bạn giải quyết những khó khăn này.

Phần mềm PosApp có hệ thống quản lý menu, xử lý đơn hàng, giao hàng, tích hợp thanh toán qua ví điện tử hoặc ngân hàng… Tiếp đến, hệ thống còn được kết nối với hệ thống đặt hàng Grab, Gofood, Now và hệ thống tách bếp. Chỉ cần thông qua màn hình điện thoại, hiệu suất và tốc độ làm việc của bạn sẽ được nâng cao.

  • Đội ngũ nhân viên trong hệ thống Cloud kitchen

Mô hình Air kitchen cũng giúp nhà hàng tiết kiệm chi phí nhân sự mà không cần đến các vị trí như nhân viên phục vụ, thu ngân,… Tuy nhiên, vì chất lượng món ăn là điểm tiếp xúc duy nhất của nhà hàng bạn với thực khách nên bếp trên tâm đòi hỏi nhân viên bếp phải có tay nghề cao. 

  • Quản lý nguồn cung thực phẩm và kiểm kê tồn kho

Việc đặt hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau có thể làm gia tăng chi phí vận hành do ít được hưởng ưu đãi khi phân tán nhiều đơn nhỏ lẻ. Vì vậy, bếp trung tâm nên lập danh sách nguyên liệu cần thiết ngay từ ban đầu và đặt hàng từ một nhà cung cấp uy tín nhất để quản lý dễ dàng và tối ưu chi phí. 

Quản lý nguyên vật liệu tồn kho là một trong những công đoạn phức tạp nhất trong vận hành mô hình bếp trung tâm. Với tính năng thông minh từ phần mềm PosApp việc quản lý hàng tồn kho không còn khó khăn. Khi bạn thực hiện các thao tác như xuất kho, nhập kho, kiểm kê kho, PosApp sẽ xuất ra phiếu nhập, xuất và kiểm kê trên phần mềm giúp bạn dễ dàng theo dõi và thống kê được lịch sử nhập xuất của nhân viên tại cửa hàng. 

Ngoài ra, PosApp còn có tính năng định lượng và tự động trừ hàng tồn kho khi bán hàng. Khi bạn thực hiện bán hàng và in hóa đơn thanh toán, hệ thống sẽ tự động trừ hàng tồn kho. Nếu hàng tồn kho trên phần mềm khác xa so với lượng hàng tồn thực tế thì rõ ràng có vấn đề trong khâu quản lý kho. Điều này góp phần vào việc loại trừ việc nhân viên tuồn hàng tồn kho trong cửa hàng ra ngoài giúp giảm mạnh việc thất thoát doanh thu. 

6/ Hoạt động Marketing cho mô hình Cloud Kitchen

Vì cách thức vận hành khác với nhà hàng truyền thống, chiến lược marketing cho mô hình bếp trung tâm cũng khác biệt. Dưới đây là một số kênh truyền thông hiệu quả và phù hợp cho mô hình kinh doanh này:

5 hoạt động marketing hiệu quả cho mô hình cloud kitchen

  • Tiếp thị truyền thông xã hội

Khi không thể được hiện diện vật lý trước mặt khách hàng, bạn có thể xuất hiện bằng cách trực tuyến ở trên các nền tảng mạng xã hội mà khách hàng sử dụng. Xây dựng giao diện website hoàn hảo cùng nội dung hấp dẫn, đẩy mạnh truyền thông mạng xã hội nhằm thu hút người quan tâm là một phương án hay. 

Ngoài ra, bếp trung tâm nên liên tục cập nhật vào tương tác với khách hàng, hãy lắng nghe họ và trò chuyện với họ, tham gia vào những cuộc tranh luận, giải quyết những phản hồi tiêu cực và làm nhiều hơn nữa để hiểu mong muốn, nhu cầu của họ và có kế hoạch thay đổi, điều chỉnh để đáp ứng tốt. 

  • Kết hợp hoạt động đối với bên thứ ba

Khi những nền tảng ứng dụng có thể kể đến như Foody, GrabFood hay Beamin, ... đang trở thành thói quen của người tiêu dùng thì việc xuất hiện ở những nền tảng này chính là một điều bắt buộc. 

Ưu điểm khi hợp tác với các ứng dụng này là giúp bạn thúc đẩy số lượng đơn hàng, giảm chi phí giao hàng và tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên, bạn không nên quá phụ thuộc vào bên thứ ba vì về lâu dài phí hoa hồng sẽ cao, nhà hàng bạn bị chia sẻ khách hàng với đối thủ và bạn khó quản lý được dữ liệu khách hàng,…

  • Kết hợp với nhà hàng được ưa chuộng

Để có thể tăng nhận diện và thu hút được những khách hàng, bạn có thể cân nhắc việc hợp tác với những nhà hàng nổi tiếng không phải là những đối thủ trực tiếp. 

Ví dụ nếu bạn đang kinh doanh về đồ ăn tráng miệng, bạn có thể hợp tác với những nhà hàng đang kinh doanh cơm trưa văn phòng và đưa ra những chính sách ưu đãi đặc biệt có thể kể đến như mua hai phần cơm trưa sẽ tặng một phần trái cây. Đây là một cách để khách hàng biết đến nhà hàng nhiều hơn và tăng lượng đơn hàng trong tương lai. 

Bên cạnh các nhà hàng ngoài hệ thống, bạn cũng có thể kết hợp với chính các nhà hàng trong hệ thống để tạo ra các hình thức ưu đãi đặc biệt.

  • Sử dụng Marketing thông qua tin nhắn SMS và Email

Marketing qua tin nhắn SMS và cả email không còn là những phương thức quá xa lạ. Trên thực tế, việc thường xuyên gửi tin nhắn về những ưu đãi hay các chương trình truyền thông chính là một cách để có thể in dấu ấn của bạn ở trong tâm trí họ.

Những món mới ra mắt đôi khi sẽ không được yêu thích không phải bởi vì không hợp khẩu vị, mà vì những khách hàng đã quá quen thuộc đối với các món đồ họ hay gọi rồi. Việc bạn gửi email và những tin nhắn thông báo về việc thay đổi hay ưu đãi mới sẽ giúp khách hàng luôn được cập nhật và tăng thêm được hứng thú với nhà hàng.

  • Phát tờ rơi nhằm giới thiệu về nhà hàng

Hoạt động hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến không có nghĩa là những phương thức marketing truyền thống sẽ mất hiệu quả trong việc thúc đẩy được thực khách đến với các nhà hàng. Tuy nhiên, một số lượng lớn những đơn hàng đến từ kênh truyền thống chính là gọi bằng điện thoại. 

Phát tờ rơi về nhà hàng chính là cách để bạn có thể tiếp cận đến nhóm khách hàng trung niên. Điều này còn phù hợp với những thói quen giữ lại được các thực đơn và gọi khi cần thiết của các khách hàng hộ gia đình.

Xem Thêm:  Hướng dẫn từ A-Z cách đăng ký bán hàng trên GrabMart

7/ Case Study về cách tiếp cận bếp trên mây của các doanh nghiệp Việt

Food Ngon và Tasty kitchen là những cái tên đình đám đã áp dụng thành công mô hình kinh doanh Cloud kitchen (Air kitchen) này. Cũng PosApp khám phá xem họ đã làm được những gì?

7.1/ Cách tiếp cận của Food Ngon

Food Ngon được ông Lê Trưởng và ông Hoàng Quân cho ra mắt vào tháng 5/2020. CEO Lê Trưởng là một cái tên quen thuộc trong làng khởi nghiệp Việt. Ông là founder của muabannhadat.com.vn, đây từng là website về bất động sản lớn thứ hai tại Việt Nam. Còn CEO Hoàng Quân là cựu chuyên gia của viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo VinAI, ông là người đang lo tất cả những vấn đề về công nghệ của dự án này.

food ngon ứng dụng thành công mô hình Cloud kitchen

Bí quyết trọng mô hình kinh doanh Cloud kitchen của Food Ngon chính là:

  • Đầu tư bài bản về hạ tầng cơ sở hạ tầng và công nghệ ngay từ đầu

Food Ngon đã ứng dụng công nghệ hàng đầu thế giới về quản lý kho để có thể tối ưu hóa việc sử dụng – quản lý nguyên liệu, giảm tồn kho ít nhất có thể.

Gây dựng website và app riêng cho nhà hàng giúp cho việc đặt món trở nên thuận tiện hơn ngay từ đầu.

  • Food Ngon tự làm tất cả, chứ ko đơn thuần chỉ cho thuê bếp như các mô hình Cloud kitchen (Virtual kitchen) khác.

Với đội ngũ đầu bếp dày dặn kinh nghiệm từ các khách sạn 4-5 sao, hiện Food Ngon đã sáng tạo ra 18 thương hiệu ẩm thực – trải dài từ Âu đến Á và đã sử dụng 8 bếp con.

Chiến lược kinh doanh của Food Ngon đó là cung cấp đa dạng các thương hiệu ẩm thực và tập trung thu hút khách hàng mục tiêu là người dân ở khu vực chung quanh bếp trên tâm, nhằm tăng cường số lần đặt món trong ngày, cũng như giảm chi phí ship bằng ghép đơn.

Với sự đa dạng lựa chọn trên app Food Ngon, khách hàng không cẩn phải mở app khác để đặt đồ ăn.

  • Mở thêm kênh offline ngay ở phía trước bếp trung tâm

Bán online chỉ là một mảng nhỏ trong ngành F&B; quan trọng là làm sao để có doanh thu – lợi nhuận tốt. Vậy nên nếu kênh nào không quan trọng thì hãy mở thêm kênh offline.

Ngoài là chỗ để khách hàng địa phương trải nghiệm món ăn, cửa hàng offline còn đóng góp tới 50% doanh thu cho Food Ngon trước Tết Nguyên Đán.

Xem Thêm:  Tự phát triển app giao đồ ăn cho quán ăn, cafe, trà sữa free

7.2/ Cách tiếp cận của Tasty kitchen

Khác hoàn toàn mô hình Cloud Kitchen (Air kitchen) cũ như Grab, Chef Station... chỉ đơn thuần là bên thứ 3, có trách nhiệm tìm kiếm và kết nối khách hàng với nhà hàng, Tasty Kitchen nổi bật hơn trên thị trường khi sở hữu và chịu trách nhiệm toàn bộ chuỗi quy trình từ nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu tư đội ngũ đầu bếp. Tasty Kitchen cũng lựa chọn phân khúc khách hàng trung và cao cấp, khác hẳn phần còn lại của thị trường giao món ăn và đồ uống. Để phát triển mô hình này, cần có sự đầu tư rất lớn và khoảng thời gian nhất định.

tasty kitchen ứng dụng thành công mô hình Cloud kitchen

Điểm bán hàng độc đáo này được xây dựng trên cơ sở này chính là:

  • • Thực đơn đa dạng, nguyên liệu tươi ngon, đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ
  • • 8 bếp trưởng 5 sao nghiên cứu và phát triển
  • • Ứng dụng công nghệ AI trong kiểm soát chất lượng
  • • Giải pháp bao bì thân thiện môi trường
  • • Giao hàng nhanh chóng, tiện lợi
  • • Đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
  • • Hệ thống xử lý nước, cam kết an toàn xả thải ra môi trường

Một vài hoạt động chính trong mô hình kinh doanh Cloud kitchen của Tasty kitchen:  

  • Nghiên cứu và phát triển thực đơn:

Tasty Kitchen sở hữu bếp nghiên cứu và phát triển rộng 200m2 ở Quận 2 được đầu tư bài bản.

Thời điểm cao nhất sở hữu 8 bếp trưởng 5 sao nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển.

  • Đẩy mạnh hoạt động truyền thông marketing như

Xây dựng Website: tastykitchen.vn và các kênh mạng xã hội như Fanpage & Instargram.

Liên kết Food Delivery App như: Grab, Now, Baemin, Gofood, Loship, Utop, Ahamove.

PR nhà hàng bằng việc khai thác uy tín thương hiệu đối tác.

Phát triển điểm phân phối offline như Cafe, khách sạn, toà nhà… hay online như Lazada, Shopee...

Quản lý vận hành hàng ngày và phát triển điểm sản xuất & phân phối.

Xem Thêm:  Các bước đăng ký bán hàng trên Shopee Food

8/ Một số điều cần lưu ý trước khi kinh doanh Cloud kitchen

Cloud kitchen (Ghost kitchen) sẽ là một gợi ý tuyệt vời khi bạn muốn startup trong ngành F&B. Để PosApp nhắc bạn một vài mẹo giúp bạn bắt đầu mô hình kinh doanh này trở nên hiệu quả hơn. 

4 lưu ý trước khi kinh doanh Cloud kitchen

  • Chọn vị trí đặt bếp khôn ngoan

Đặt bếp của bạn ở khu vực đông dân sẽ khiến nhà hàng của bạn trở thành lựa chọn hàng đầu. Họ sẽ dễ dàng thấy bạn trong danh sách gợi ý khu vực gần khách hàng trên ứng dụng giao đồ ăn.

  • Xây dựng thương hiệu mạnh

Bạn cần định vị thương hiệu của mình trong lòng khách hàng, cho họ thấy rõ bạn là ai, đặc trưng của bạn là gì, bạn cung cấp những gì cho họ. 

  • Tập trung vào sản phẩm, đừng quá tập trung vào khách hàng

Điều này không có nghĩa bảo bạn đường quan tâm khách hàng mà là chất lượng sản phẩm mới là điều cốt lõi giúp khách hàng ở lại với bạn. 

  • Một vài loại giấy phép cần có trước khi bắt đầu kinh doanh

Như giấy phép kinh doanh giúp hoạt động kinh doanh của bạn được hợp pháp hóa, giấy phép an toàn thực phẩm đảm bảo rằng nhà hàng bạn đã tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép xử lý thực phẩm chứng tỏ bạn đã đáp ứng các quy định của bộ y tế về bảo quản thực phẩm, vệ sinh, bảo vệ và chế biến thực phẩm,...

Nhà hàng Cloud kitchen dường như đang trở thành một trong những bước tiến vượt bậc ngành công nghiệp nhà hàng hiện nay. Không chỉ có thể tiến đến gần hơn với mục tiêu đó là cung cấp được những món ăn chất lượng nhất thì phương thức kinh doanh này có thể giúp bạn giảm thiểu được các trở ngại về rủi ro đầu tư của những nhà hàng và tăng đáng kể lợi nhuận.

Thông qua bài viết, PosApp mong rằng bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về mô hình kinh doanh Cloud Kitchen mới này. 

Bạn đang tìm kiếm mô hình kinh doanh cửa hàng tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!