Foodcourt là gì? Tổng quan về mô hình kinh doanh Foodcourt

Bạn đã bao giờ bước vào một trung tâm thương mại sầm uất và bị thu hút bởi không gian tràn ngập mùi thơm của những món ăn hấp dẫn? Đây chính là sức hút của Foodcourt - một mô hình ẩm thực không chỉ mang đến sự tiện lợi mà còn là nơi hội tụ văn hóa ẩm thực đa dạng. Từ những quầy hàng nhỏ độc đáo đến các thương hiệu lớn, Foodcourt đã trở thành điểm dừng chân quen thuộc của khách hàng mỗi khi mua sắm hay giải trí. Nhưng điều gì khiến mô hình này phát triển mạnh mẽ và phổ biến đến vậy? Hãy cùng PosApp khám phá khái niệm Foodcourt và tìm hiểu sâu hơn về mô hình kinh doanh đầy tiềm năng này trong bài viết dưới đây.

Foodcourt là gì? Tổng quan về mô hình kinh doanh Foodcourt

1/ Foodcourt là gì?

Foodcourt được hiểu đơn giản là khu ẩm thực, là một khu vực trong các trung tâm thương mại, siêu thị, sân đồ ăn và thức uống. Mô hình kinh doanh này có đôi chút nét tương đồng với mô hình kinh doanh nhà hàng bistro, cafeteria,.. Tại đây, khách hàng có thể lựa chọn từ nhiều món ăn khác nhau của nhiều quán, thường là món ăn nhanh, thức ăn đường phố, hoặc các món truyền thống. Hiện nay, mô hình kinh doanh này khá là hấp dẫn bởi có khả năng phát triển nhanh và sinh lời cao.

Foodcourt thường được thiết kế để phục vụ nhu cầu ăn uống nhanh chóng và tiện lợi của khách hàng khi họ đang mua sắm hoặc đi tham quan. 

Mô hình foodcourt đa dạng, tiện lợi

Ở Việt Nam, mô hình này chỉ mới xuất hiện trong vài năm gần đây và đã có mặt tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Một số khu ẩm thực được nhiều người ưa chuộng và luôn thu hút đông đảo khách hàng có thể kể đến như: khu ẩm thực tại Gigamall Thủ Đức, khu ẩm thực siêu thị E Mart, khu ẩm thực tại Aeon Bình Tân, khu ẩm thực quốc tế tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội, Family Food Court Parkson Saigon Tourist,...

Các khu Foodcourt nổi tiếng tại Việt Nam

2/ Lợi ích khi kinh doanh Foodcourt

Đầu tiên, không thể phủ nhận sức hút mạnh mẽ của các khu Food Court đối với lượng khách hàng. Theo báo cáo của JLL, có tới 40% người tiêu dùng hiện nay lựa chọn thương mại trung tâm dựa trên giao diện của các nhà hàng tại đó.

2.1/ Lợi ích của nhà đầu tư

Nguồn thu nhập ổn định

  • Phí thuê ổn định: Các hợp đồng thuê dài hạn với các cửa hàng F&B sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định hàng tháng
  • Tiềm năng phát triển: Ở các khu vực tiềm năng, phụ thuộc vào tình hình dân cư, cơ sở hạ tầng cũng như tiềm năng khách hàng tích lũy nhờ hoạt động Marketing. Foodcourt có thể tăng lượng khách theo thời gian
  • Dịch vụ bổ sung: Cung cấp các dịch vụ bổ sung như: đồ lưu niệm,.. để tăng thêm doanh thu.

Nhiều phương thức tối đa hóa lợi nhuận

  • Chi phí vận hành thấp: Sau khi xây dựng và hoàn thiện food court với chi phí ban đầu, chi phí vận hành cho thuê,  thấp hơn so với các mô hình kinh doanh khác, chủ yếu tập trung vào việc bảo trì và quản lý.
  • Đa dạng hóa nguồn thu: Ngoài tiền thuê, bạn có thể thu thêm phí dịch vụ, quảng cáo, và các dịch vụ tiện ích khác từ cửa hàng

Đa dạng hóa đầu tư

  • Giảm rủi ro: Đầu tư vào food court giúp phân tán rủi ro, không phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất.
  • Nắm bắt xu hướng: Mô hình food court đang ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại.

Chủ động xây dựng thương hiệu

Foodcourt khi được xây dựng bài bản và chọn đúng mặt bằng có thể trở thành một địa điểm quen thuộc cho khách hàng thường xuyên lui tới.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các đơn vị chuỗi cửa hàng uy tín, có lượng khách hàng sẵn nhằm kéo thực khách đến cửa hàng

2.2/ Dành cho hàng ăn trong Foodcourt

Biên lãi gộp cao hơn 

Sự gia tăng của các trung tâm thương mại và siêu thị trong thời gian gần đây đã tạo ra tiềm năng lợi nhuận cao cho các khu ẩm thực. Điều này xuất phát từ việc số lượng người đến các địa điểm này ngày càng đông, giúp các khu ẩm thực dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Khi ghé thăm các trung tâm thương mại lớn như Aeon Mall, Takashimaya hay Vincom,... ta sẽ dễ dàng nhận thấy các khu ẩm thực được bố trí ở những vị trí đẹp và thu hút nhiều khách hàng nhất.

Giá cả của các món ăn và đồ uống tại khu ẩm thực thường cao hơn đôi chút so với các quán ăn bên ngoài, dù chất lượng giữa hai nơi không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, khách hàng vẫn sẵn sàng chi trả khi thưởng thức tại các foodcourt, bởi ngoài việc mua đồ ăn và thức uống, họ còn được tận hưởng dịch vụ và không gian tại đây.

Khu ẩm thực Foodcourt

Trước đây, nhiều người xem việc ăn uống tại các khu ẩm thực chỉ là nhu cầu phụ sau khi mua sắm. Nhưng hiện nay, khách hàng có xu hướng đến các khu food court trước, rồi mới bắt đầu mua sắm. Xu hướng này được lý giải bởi sự đầu tư kỹ lưỡng hơn vào các khu food court, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nổi tiếng. Điều này đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với các khu ẩm thực, đồng thời giúp doanh thu tại đây tăng trưởng đáng kể.

Doanh thu ổn định: Với lượng khách hàng lớn và đa dạng nhờ lượng khách vãng lai cũng như từ thương hiệu Foodcourt. Điều này giúp đảm bảo nguồn thu nhập ổn định.

Tối ưu chi phí vận hành và đầu tư ban đầu

  • Chi phí cơ sở hạ tầng thấp: Chủ đầu tư foodcourt đã đầu tư xây dựng và trang bị đầy đủ các thiết bị như hệ thống điện nước, thông gió, điều hòa, hệ thống phòng cháy chữa cháy,.. Ngoài ra, các khu vực chung như nhà vệ sinh, khu vực ăn uống, khu vực chờ... thường được chủ đầu tư xây dựng và quản lý. Một số dịch vụ như bảo vệ, vệ sinh có thể được chia sẻ giữa các cửa hàng trong foodcourt, giúp giảm chi phí nhân sự cho từng cửa hàng.

  • Không cần phải đầu tư nhiều vào hoạt động Marketing: Foodcourt thường nằm ở những vị trí đông người như trung tâm thương mại, siêu thị, khu du lịch thường thu hút một lượng lớn khách hàng. Các cửa hàng trong foodcourt sẽ được hưởng lợi từ lượng khách hàng này mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào quảng cáo, chỉ cần tập trung vào chất lượng sản phẩm và thiết kế cửa hàng bắt mắt để thu hút thực khách

  • Các cửa hàng trong foodcourt có thể cùng nhau liên hệ đàm phán với các nhà cung cấp để mua nguyên liệu với số lượng lớn, giúp giảm giá thành.

3/ Nhược điểm khi kinh doanh Foodcourt

3.1/ Đối chủ đầu tư Foodcourt

Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn

  • Hiện tại chi phí để thuê đất tại các vị trí đắc địa (Khu vực đông dân cư, nhiều khách du lịch) khá cao đối với những khu đất lớn.
  • Chi phí xây dựng, trang bị nội thất, hệ thống điện nước, thông gió... cho foodcourt cũng là một khoản đầu tư lớn.
  • Về marketing: Chủ đầu tư thường phải marketing và quảng bá: Chủ đầu tư phải marketing cho cả 2 phía bao gồm người đi thuê mặt bằng và thực khách"

Rủi ro về thị trường

Thị trường về Foodcourt thay đổi liên tục. Thời đại mạng xã hội và video ngắn khiến người dùng muốn có nhiều trải nghiệm "theo trend" hơn ở các khu vực đô thị lớn cũng như việc liên tục có nhiều tay chơi lắm tiền nhiều của tham gia thị trường là một thách thức khó khăn đối với các nhà đầu tư Foodcourt.

Nhược điểm khi kinh doanh mô hình Foodcourt

Rủi ro về các đối tác thuê

Chủ Foodcourt phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của các đối tác thuê nhằm tránh ảnh hưởng chung đến khu Foodcourt, ngoài ra việc thay đổi người thuê thường xuyên cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm thực khách vì nhiều thực khách đến ăn Foodcourt chỉ vì Foodcourt có 1 nhà hàng nhất định

3.2/ Khó khăn đối với cửa hàng Foodcourt

Cạnh tranh khốc liệt

Môi trường foodcourt có tính cạnh tranh cao. Sản phẩm đại trà dễ bị cạnh tranh trực tiếp, trong khi sản phẩm "độc lạ" có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro về thị hiếu khách hàng dẫn đến việc cửa hàng không có khách

Lời khuyên: Bạn nên tìm hiểu kỹ nhu cầu của thực khách bằng cách xem những quán ngoài Foodcourt ở xung quanh địa điểm bạn dự định kinh doanh nhu cầu của thực khách là gì trước khi lên kế hoạch thiết kế menu. Ngoài ra, trong quá trình vận hành thực tế, bạn nên có kế hoạch dự phòng để điều chỉnh lại menu cho phù hợp.

Rủi ro về chi phí mặt bằng

Các chi phí Foodcourt ở các vị trí đắc địa có chi phí thuê rất cao. Nếu tình hình kinh doanh tốt, Foodcourt thường sẽ tăng chi phí thuê mặt bằng

Lời khuyên: Trước khi quyết định kinh doanh foodcourt,  bạn cần có một kế hoạch kinh doanh chi tiết, bao gồm việc tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư, dự báo doanh thu từ đó dự tính được số lượng suất ăn bán ra để đảm bảo có lãi và đánh giá mức độ khả thi để thực hiện.

Phụ thuộc rất lớn vào sự thành công của khu ẩm thực

Doanh thu phụ thuộc vào lượng khách: Doanh thu của các gian hàng trong foodcourt phụ thuộc rất lớn vào lượng khu ẩm thực có ít khách biết đến, doanh thu của các gian hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, sự cạnh tranh của các trung tâm thương mại khác hấp dẫn hơn cũng có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung của tất cả các cửa hàng trong Foodcourt.

Lời khuyên: Bạn nên đặt ra những câu hỏi như:

  • Lý do nào mà thực khách đến với Foodcourt thay vì ăn các hàng quán ở bên ngoài với giá rẻ hơn từ 30-50% (Vì đó là khu du lịch, trung tâm thương mại nổi tiếng, vị trí phố đi bộ có nhiều khách vãng lai)
  • Những lý do nào mà khách sẽ chọn quán của bạn để ăn trong khu ẩm thực thay vì các cửa hàng khác (Menu độc lạ, giá cả hợp lý...)
  • Đánh giá vị trí gian hàng thuê có khách không (Hạn chế vị trí nằm trong góc, có ít người lui tới). Nếu quyết định những góc đó, bạn nên đàm phán chi phí với người chủ đầu tư Foodcourt.

4/ Ứng dụng công nghệ vào Foodcourt giúp tối ưu vận hành

Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý Foodcourt không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quyết định sự thành công của các đơn vị kinh doanh ẩm thực trong thời đại số. Thông qua việc sử dụng giải pháp quản lý Foodcourt (anchortext), các Foodcourt có thể tối ưu hóa quy trình hoạt động, nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm thất thoát và tăng hiệu quả kinh doanh.

Những lợi ích khi ứng dụng công nghệ vào Foodcourt:

Đối với chủ đầu tư Foodcourt

Giải pháp quản lý foodcourt Posapp

- Quản lý toàn bộ gian hàng: Cung cấp cái nhìn tổng quan và chi tiết về hoạt động của toàn bộ foodcourt

- Quản lý thẻ trả trước: Nhiều mô hình Foodcourt, chủ đầu tư mong muốn kiểm soát việc sử dụng tiền của hàng quán hoặc triển khai mô hình kinh doanh ăn chia theo phần trăm doanh thu có thể áp dụng mô hình thẻ trả trước. Khách có thể nạp tiền trước ở quầy thu ngân và sử dụng thẻ để thanh toán ở từng quầy.

Đối với hàng quán trong Foodcourt:

Việc áp dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp bạn tối ưu việc quản lý nhân viên, quản lý bán hàng, quản lý kho ngay cả khi không có mặt trực tiếp ở cửa hàng.

PosApp tự tin cung cấp các giải pháp công nghệ cũng như cập nhật những phần mềm quản lý quán ăn hiệu quả để giúp cho cửa hàng hoạt động tốt hơn. Hi vọng các bạn đã có những kiến thức cơ bản và tầm nhìn tổng quan về mô hình kinh doanh mới mẻ food court.

Chúc các bạn kinh doanh thành công!!!

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!