100 tuyệt kỹ nhân viên gian lận, ăn bớt của quán cafe, nhà hàng

nhân viên gian lận

Đối với những nhân viên làm trong lĩnh vực cafe, nhà hàng thường có mức lương không cao. Một số chấp nhận với thực tại, một số tìm thêm việc khác để làm song song như bán hàng online, làm Freelancer vào những giờ nghỉ, nhưng trong đó cũng có một số nhân viên nghĩ cách gian lận để bỏ tiền túi. Hành vi gian lận của nhân viên bán hàng luôn là vấn đề nhức nhối trong kinh doanh, đòi hỏi nhà quản trị phải thật tinh ý, nắm bắt  được những tuyệt chiêu nhân viên thường sử dụng để gian lận, ăn bớt thì mới có thể đưa ra biện pháp khắc phục. Bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp ích được bạn.

1/ Những tuyệt chiêu gian lận, ăn bớt của nhân viên quán cafe, nhà hàng

1.1/ Sử dụng cách tính tiền bằng thủ công, ghi sổ

Nhân viên ghi tay hóa đơn tính tiền cho khách sau đó giữ riêng hoặc xé 

Nắm bắt được sự gian lận của nhân viên, nhiều chủ quán khắc phục bằng giải pháp mua những cuốn sổ hóa đơn có đánh số thứ tự theo từng trang. Tuy nhiên, giải pháp đó chỉ có thể khắc phục được gian lận đối với những nhân viên bình thường, còn đối với những nhân viên tinh ý, thông minh họ sẽ dễ dàng phát hiện ra và không khó để họ nghĩ ra cách gian lận khác như sử dụng sổ cá nhân để ghi hóa đơn hoặc không ghi hóa đơn, chỉ tính tiền bằng miệng. Cách gian lận của thu ngân ngày càng tinh xảo và phát triển khôn lường

hóa đơn ghi tay

Một trong những cách xử lý nhân viên gian lận là đối chiếu hóa đơn giữa nhà bếp với quầy thu ngân là một giải pháp nghe sơ qua thì hữu hiệu nhưng khi phân tích sâu vào nó vẫn còn nhiều lỗ hở. Nhân viên thu ngân có thể hợp tác với nhân viên nhà bếp để gian lận, chủ quán sẽ khó lòng kiểm soát được khi không có mặt ở quán.

Nhân viên bếp đem bớt nguyên liệu về nhà

Việc kiểm tra hàng trong kho mỗi ngày cũng không phải là giải pháp hữu dụng giúp tránh nhân viên gian lận vì đối với quán Cafe, nhà hàng số lượng nguyên liệu khá nhiều, mỗi loại món ăn, thức uống sẽ có công thức pha chế, lượng nguyên liệu khác nhau nên sẽ rất khó để thống kê lại, nếu có thống kê được thì mức độ chính xác cũng không cao và tốn nhiều thời gian.

Nhân viên bếp

Bán những sản phẩm không phải của quán

Nhân viên gian lận bằng cách đem sản phẩm bên ngoài vào bán nhằm tăng doanh thu cho bản thân nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng gì đến lượng nguyên liệu trong kho. Tuy nhiên những sản phẩm nhân viên bạn mang vào bán có thể là mối đe dọa lớn đối với những sản phẩm tại quán của bạn

Nhân viên gian lận trong chương trình khuyến mãi

Nhân viên lợi dụng cơ hội quán đang chạy chương trình khuyến mãi, giảm giá nhưng khi thanh toán cho khách lại tính tiền với giá gốc, số tiền còn lại cho vào túi. Hành vi gian lận của nhân viên bán hàng có tác động không tốt đến chiến dịch marketing của quán, tuy không tác động trực tiếp nhưng có tác động gián tiếp đến doanh thu của quán. Vì quản lý bằng giấy ghi tay theo cách truyền thông nên chủ quán khó kiểm soát được hành động gian lận của nhân viên khi không có mặt tại quán.

Nhân viên gian lận

Khách hàng gian lận

Nghe qua thì vô lý nhưng thật ra khách hàng có thể bỏ côn trùng vào đồ ăn, thức uống sau khi đã dùng xong nhằm yêu cầu quán miễn phí cho hóa đơn của họ hoặc khách hàng có thể lợi dụng lúc nhân viên không chú ý để bỏ về. Bên cạnh đó, họ có thể lấy những vật dụng trang trí xung quanh hoặc muỗng, đũa để bỏ vào túi.

1.2/ Những ai là nạn nhân trong việc gian lận

1.2.1/ Đối với quán Cafe

Chủ Cafe là nạn nhân

quán cafe

1. Lợi dụng cơ hội lúc không có Chủ hoặc Người Quản Lý, nhân viên phục vụ nước uống, thức ăn thu tiền mà không ghi sổ, các nhân viên thường cất tiền trong thùng tiền boa, túi của họ hay để trong két tiền.

2. Nhân viên thu ngân sau khi tính tiền cho khách giả vờ đi vệ sinh hoặc ra ngoài mua thêm nguyên liệu và nói rằng khách hàng đã bỏ về khi chưa tính tiền

3. Nhân viên chia ra 2 khoảng, 1 khoảng ghi vào sổ của quán, một khoảng bỏ túi riêng

4. Huỷ bán: nhân viên thu ngân huỷ hoá đơn hoặc một số mặt hàng trong hoá đơn và giữ phần tiền thu được này.

5. Nhân viên gian lận nói với khách rằng vì nguyên liệu đang tạm thời khan hiếm nên món ăn này tăng giá nhưng quán chưa kịp cập nhật giá mới trong menu nhằm thu thêm tiền cho khách, vì giấy không gói được lửa nên khi khách hàng phát hiện món ăn quán bạn tăng giá nhiều so với sự biến động thị trường sẽ gây ra tai tiếng không tốt cho quán bạn và sẽ làm mất đi nhiều khách hàng tiềm năng.

6. Những đồ vật trong quán như bóng đèn, máy lạnh, chén, ly vẫn còn sử dụng rất tốt nhưng nhân viên có thể báo với chủ quán rằng những vật dụng đó bị hỏng và cần thêm chi phí sửa chữa nhưng thật ra họ đang lấy số tiền đó để giữ riêng cho mình.

7. Một số khách hàng có kinh tế cao thường không yêu cầu nhân viên thối lại tiền, nhân viên có thể tận dụng cơ hội này để bỏ tiền túi. Hành động này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của quán nhưng có thể ảnh hưởng đến một phần lợi nhuận của quán.

8. Nhân viên thu ngân tích lũy các hoá đơn của khách hàng và ghi sổ sau khi khách hàng ra về (số tiền có thể thay đổi và vé có thể bị huỷ).

9. Nhân viên thu ngân ăn cắp tiền và che đậy bằng cách huỷ hay sửa sổ sách.

10. Nhân viên nhận voucher giả hoặc tiền giả của người quen.

11. Không đưa voucher cho khách, sử dụng voucher của khách để trộm tiền

12. Tính tiền cho khách chọn giá, nhưng ghi sổ theo giá có chiết khấu đối với trẻ em hay khách danh dự.

Khách hàng là nạn nhân:

13. Thối lại thiếu tiền cho khách (ví dụ, thối lại 100.000.000 VNĐ thay vì phải thối lại 150.000.000VNĐ).

14. Ðể khách ký trên mẩu giấy credit card của họ trước rồi tính quá giá tiền thức ăn hay nước uống.

15. Tự ý thay đổi số tiền trên mẩu giấy credit card.

16. Giả vờ máy quẹt thẻ bị hư để quét credit card hai lần.

1.2.2/ Quán Bar/ beer/ pub/ vũ trường

Quán bar

Chủ Bar là nạn nhân

17. Bartender không ghi thông tin khách hàng order vào sổ

18. Bartender tạo tình huống giả nói rằng khách trả lại nước uống nhưng thật ra đã bán rồi, số tiền đó được đưa vào túi

19. Cho không: nếu không có sự kiểm soát của chủ, bartender có thể cho bạn bè uống miễn phí. Trường hợp có đội ngũ đến kiểm kê đến bartender sẽ đổ thêm nước vào những chai rượu

 20. Một số khách hàng có kinh tế cao thường không yêu cầu nhân viên thối lại tiền, nhân viên có thể tận dụng cơ hội này để bỏ tiền túi. Hành động này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của quán nhưng có thể ảnh hưởng đến một phần lợi nhuận của quán.

21. Cho thêm rượu ngon vào và chỉ báo cho khách biết để nhận tiền boa nhiều hơn, chủ quán thất thoát.

22. Lưa quản lý bằng cách báo sai số lượng thức uống đã bán trong một thùng.

23. Bartender tự ý đem rượu của mình vào và bán lại cho khách với giá cao hơn

24. Bartender và nhân viên thông đồng với nhau để qua mặt hệ thống kiểm tra chéo, trong quá trình phục vụ bàn, nhân viên sẽ vào số liệu nước uống và bartender sẽ lấy nước uống dựa trên hệ thống chứng từ. Hai hệ thống cung cấp tổng số độc lập có thể đối chiếu được. Tuy vậy, khi có sự thông đồng, nhân viên sẽ không vào số liệu nước uống mà khách đặt nhưng bartender vẫn có thể pha rượu và lấy tiền được.

25. Trao đổi hàng: bartender trao đổi thức uống với đầu bếp để lấy thức ăn miễn phí. Trong trường hợp này bartender và đầu bếp điều được hưởng lợi ích.

26. Nhận tiền hoa hồng từ nhà phân phối: nhà phân phối nước uống cung cấp tiền hoa hồng. Kế hoạch tiền hoa hồng có thể khó bị phát hiện. Ví dụ, nếu nhà phân phối chào bán cho bartender 10 chai vodka với giá của 9 chai, bartender sẽ nhận được tiền của 1 chai như tiền hoa hồng. Nhà phân phối sẽ tính với nhà hàng 10 chai, giao hàng và thu tiền 10 chai.

27. Các phiếu tặng cocktail hay rượu bị người giúp việc ăn cắp và bán cho bartender, bartender sẽ đưa lại phiếu này để chứng minh việc kiểm kê mất mát. Ví dụ người phục vụ rượu mua một coupon giá 5$ và bán lại chai rượu cho khách với giá 25$, thu lời ròng 20$.

28. Mỗi nhân viên được cấp 1 ly rượu vào mỗi ca, có những nhân viên không uống và bartender sẽ lấy số tiền này bán lại cho khách hàng để bỏ túi riêng

29. Nhà bếp yêu cầu thức uống dùng cho nhà bếp (như rượu brandy, wine, vermouth,sherry hoặc các loại dùng cho nấu ăn khác) nhưng lại uống thay vì nấu ăn.

30. Hệ thống bia tươi không có khoá sẽ bị lấy trộm ngay trong giờ nghỉ hoặc giờ đóng cửa.

31. Bartender làm động tác "void- huỷ" sau khi đã lấy bớt tiền.

32. Tính tiền bằng giấy tay và chỉ ghi vào sổ một số ít hơn so với thực tế.

33. Ăn cắp những chai rượu.

34. Quản lý gặp khó khăn vì hình thức bán rượu theo ly và nguyên chai, những chai mất đi sẽ được báo là đang bán theo ly.

35. Dùng lại các hoá đơn cũ.

36. Dùng nam châm đặt dưới máy tính để phá hoại hệ thống POS: nhiều hệ thống POS khi bị nam châm tác động sẽ gây ra lỗi, sử dụng phần mềm & máy tính sẽ an toàn hơn.

37. Tính lộn tiền thức uống vào tiền phục vụ (nhân viên sẽ được % trên tiền phục vụ).

38. Tính lộn tiền thức ăn bán trong bar qua tiền bán thức uống nhằm phá hoại độ chính xác của báo cáo tỷ lệ phần trăm.

Khách hàng là nạn nhân

39. Rót thiếu: bartender rót ít hơn mức định lượng để lấy rượu bán. Một số làm việc này bằng cách mang theo loại ly chỉ có một ounce thay vì một ounce và 1/4 ounce. Do đó, thương thấy họ rót đầy nhưng thật ra ly đã bị bớt rượu đi.

40. Hệ thống pha chế bằng vi tính cũng có thể rót thiếu: bartender pha chế và hệ thống xem đó là một lần, trong khi bartender có thể đổ vào 2 ly.

41. Tính tiền khách theo giá thông thường nhưng ghi sổ theo giá của happy hour. (nhiều bartender che màn hình máy thu ngân bằng các tranh ảnh chó, thuyền hay trẻ em để khách hàng không thấy số lần ghi sổ).

42. Tính tiền khách đối với các món ăn khai vị hay ăn nhẹ do nhà hàng tặng thêm.

43. Bỏ qua hầu hết các loại rượu mạnh khi pha cocktail trái cây để thu lợi riêng (đặc biệt nếu khách hơi say).

44. Trộn thêm rượu dở sau khi khách uống vài ly rồi tính tiền khách loại đắt tiền.

45. Tính tiền khách nhiều ly hơn số ly khách đã uống.

46. Bán lại rượu thừa: nếu khách bỏ lại rượu đắt tiền, bartender có thể xếp lại sau quầy và bán lại cho khách kế tiếp.

47. Lấy tiền thối lại để trên quầy: một số nhân viên làm ướt đáy chai rượu của mình và đặt tiền thối của khách vào khay. Tiền dính vào đáy khay.

48. Cộng chung rượu của hai khách, tính tiền cả hai khách và (nếu bắt gặp) nói rằng đã nhầm lẫn ai là người trả lượt này.

máy pos cafe nhà hàng

1.2.3/ Quán nhậu, nhà hàng

Nhà hàng

Chủ quán nhậu, nhà hàng là nạn nhân

49. Phục vụ tính tiền trực tiếp với khách mà không đưa hoá đơn, số tiền đó được bỏ túi riêng

50. Dùng lại hoá đơn cũ cho những hoá đơn tương tự và không ghi sổ.

51. Thông đồng giữa người phục vụ và đầu bếp, người phục vụ không ghi lại đơn hàng vào sổ nhưng đầu bếp vẫn đưa món ăn.

52. Bồi bàn báo cáo món ăn bị trả lại trong khi thực ra đã được phục vụ và thanh toán.

53. Ăn cắp món ăn hay rượu (các tủ cấp đông hay kho rượu là những chỗ đặc biệt dễ mất). Ðôi khi nhân viên báo rằng kiểm kê thiếu đã trả lại người bán hoặc bị hư hỏng.

54. Cố ý làm dư lượng thức ăn so với thực tế và chỉ lên món cho khách đúng với định lượng thức ăn, số còn lại mang về

55. Nhân viên giao đồ ăn rất dễ bỏ túi số tiền thu được của khách vì bồi bàn ít ghi lại hóa đơn và nhân viên có thể báo khách boom hàng mặc dù khách đã nhận và thanh toán

56. Tự ý gói thức ăn và cất nó ở một góc nào đó để mang về khi kết thúc ca làm việc.

57. Bếp trưởng đòi nhà cung cấp hàng phải cho tiền hoặc quà, làm tăng giá hoặc giảm chất lượng hàng cung cấp. Thông thường, bếp trưởng lấy một khoản phần trăm và chấp nhận hàng kém phẩm chất. Hoặc chấp nhận cân thiếu (Ví dụ, hàng sẽ được cân khi nhận. Tuy nhiên, nếu người nhận hàng không mở hộp hàng thường xuyên, hộp có thể lèn theo một tảng đá vào đó).

58. Sử dụng đồ ăn, thức uống của quán để đãi bạn bè ăn miễn phí.

59. Bếp trưởng mua các mặt hàng riêng không có trong hoá đơn cho nhân viên và cá nhân ăn.

60. Nhân viên bán hàng cho khách các hàng đem ở ngoài vào thay vì của nhà hàng.

61. Bếp trưởng đưa các hoá đơn giả làm người quản lý không thể tính được các thông số tài chính.

62. Nhân viên phục vụ báo các chai rượu đã bán bị bể hoặc bị trả lại nhưng thực chất họ đang lấy số tiền đó để giữ riêng cho mình.

63. Nhân viên ăn cắp và dùng những phiếu khuyến mãi để lấy tiền mặt của nhà hàng. Ví dụ, họ có thể lấy combo mua 1 tặng 1 và đính vào hoá đơn của khách trong khi khách phải trả tiền mặt và lấy số tiền mặt đó.

64. Thông đồng giữa người nhận hàng và người giao hàng để bớt xén số lượng. Trong nhiều trường hợp đã ghi nhận, phần nửa việc giao hàng đều bị cắt xén và bán bớt trên thị trường.

Khách hàng là nạn nhân

65. Người bồi bàn thêm các món phụ vào hoá đơn của khách như xà lách, món khai vị, món tráng miệng hay rượu vang và ghi lại bằng tay các mục này trên phiếu tính tiền. Bồi bàn thu đủ tiền nhưng chỉ đưa lại số tiền trong hoá đơn. Ðiều này thường xảy ra đối với các hoá đơn không có hệ thống.

66. Tính tiền cao hơn thực tế đối với những tiệc đông người, ví dụ, tính cho khách là 105 chai bia trong khi chỉ phục vụ có 70 chai, khách hàng ít khi kiểm đếm chi tiết.

67. Tính tiền quá giá ghi trong thực đơn, thu của khách nhiều hơn tiền thực trả, lấy phần chênh lệch. Sau khi khách ra về thì ghi sổ theo số tiền đúng hoặc làm lại hoá đơn khác.

Kế toán viên

68. Kế toán viên ăn cắp tiền và sửa đổi sổ sách, báo cáo, hoặc ghi sổ đó là "tiền khách thiếu"

69. Kế toán viên ăn cắp tiền và báo cáo tiền mất do credit card không thanh toán được.

70. Kế toán viên viết bill và thu tiền cho mình nhưng báo cáo là trả tiền thuế hay trả cho một chi phí thường xảy ra.

71. Kế toán viên hoặc Quản lý viên thêm một số nhà cung cấp hàng giả mạo.

72. Kế toán viên gửi tiền vào ngân hàng trong một thời gian dài và dùng tiền lãi để hưởng lợi cá nhân.

73. Khi đi gửi tiền vào ngân hàng, kế toán viên thêm vào 1 dòng "trừ bớt tiền" vào phiếu gửi và lấy tiền mặt tại ngân hàng. Khi bị phát hiện, kế toán viên giải thích là tiền đếm sai, bị thiếu.

Bảng lương

74. Thêm số lượng nhân viên làm việc vào bảng lương nhưng thực ra số lượng nhân viên hiện tại ít hơn, bạn có thể dùng máy chấm công bằng dấu vân tay để khắc chế.

75. Người Quản Lý thêm vào một số giờ không có thật của nhân viên và lấy khoản chênh lệch này.

76. Nhân viên nghỉ trưa nhiều hơn so với số giờ quy định nhưng không báo cáo

Khác

77. Dùng điện thoại của quán để phục vụ cho công việc cá nhân

78. Lấy phần tiền bán đồ phế thải (cố tình dùng nhiều dầu mỡ để chiên, dùng nhiều thực phẩm, nên có nhiều đồ phế thải).

79. Những đồ vật trong quán như bóng đèn, máy lạnh, chén, ly vẫn còn sử dụng rất tốt nhưng nhân viên có thể báo với chủ quán rằng những vật dụng đó bị hỏng và cần thêm chi phí sửa chữa nhưng thật ra họ đang lấy số tiền đó để giữ riêng cho mình.

80. Vào những giờ nhà hàng đóng cửa, lẻn vào lấy trộm đồ và đổ lỗi rằng có kẻ trộm khác vào ăn cắp đồ của quán

81. Lấy thuốc lá dùng để bán trong quán.

2/ Cách xử lý hành vi gian lận của nhà hàng, quán cafe

Đối với khách hàng: Quán có thể bố trí, lắp đặt camera và thuê nhân viên đứng trước cổng để giám sát. Nhân viên này cần là người có kỹ năng quan sát, tập trung cao độ.

Đối với nhân viên: 

Cần có chương trình đào tạo, huấn luyện tư duy, kỹ năng của nhân viên trước khi vào làm chính thức

Đặt biển nhắc nhở khách hàng nhận hóa đơn sau khi thanh toán tại quầy thu ngân, nếu nhân viên không đưa hóa đơn thu phí thì nhân viên thu ngân đó sẽ phải bồi thường tiền cho khách hàng.

Xử lý nhân viên gian lận

Có kế hoạch âm thầm theo dõi, cày người giả làm khách hàng vào để thử lòng nhân viên

Lắp đặt camera trực tiếp ngay két để tiền và quầy thu ngân để có thể quản lý nhân viên chặt chẽ hơn, đồng thời gây nên tâm lý lo sợ cho nhân viên gian lận.

Cần có chế độ đãi ngộ nhân viên hợp lý như khen thưởng những nhân viên đạt thành tích tốt để kích thích họ làm việc hăng say và có trách nhiệm hơn, cần đặc biệt quan tâm đến nguyện vọng của nhân viên để họ có thể yên tâm làm việc tốt.

Chú ý: Nhiều người thường có xu hướng tin tưởng vào người thân, cho người thân vào quản lý quán và nghĩ rằng người thân sẽ không bao giờ qua mặt mình. Nhưng dưới áp lực cửa cơm áo, gạo tiền nhiều người vẫn sẵn sàng gian lận. Biết đâu người thân mà bạn tin tưởng đã bằng mặt mà không bằng lòng với bạn từ trước đó sẽ là một mối nguy hiểm cực kì lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại hay phá sản của quán bạn nên bạn không thể chủ quan được. Một điều nữa là khi làm việc với người thân nhiều người sẽ sợ làm mất lòng ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ hiện tại nên khó đưa ra quan điểm của mình khi cả 2 bên không đồng quan điểm.

Kết luận: dù khả năng quản lý của bạn cao đến đâu thì vẫn không tránh khỏi được những sai sót, đặc biệt là lúc bạn không có mặt tại quán. Có rất nhiều cách xử lý nhân viên gian lận nhưng cách hữu dụng nhất được nhiều nhà hàng, quán cafe cả ở Việt Nam và các quốc gia khác trên Thế Giới áp dụng đó chính là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, cho dù bạn đang ở quán hay ở nhà, đi du lịch hay ở bất cứ đâu đi nữa thì bạn vẫn có thể quản lý tốt, tránh thất thoát từ nhân viên gian lận. Hãy đọc tiếp mục 3 để hiểu rõ hơn về phần mềm này nhé!

phần mềm quản lý posapp

3/ Làm gì để hạn chế nhân viên quán cafe nhà hàng gian lận?

Hiện nay, giải pháp hiệu quả nhất để hạn chế tối đa nhân viên quán cafe, nhà hàng gian lận chính là sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Một trong những phần mềm hàng đầu hiện nay được hàng chục ngàn quán tin dùng là Phần mềm quản lý PosApp.

3.1/ Sơ lược về PosApp:

Tiền thân là Mobitouch, năm 2019 chính thức đổi tên thành công ty cổ phần công nghệ PosApp. PosApp là công ty chuyên cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đa nền tảng, tương thích với các dòng Android, IOS, Window, MacOS và các thiết bị phần cứng hỗ trợ bán hàng như máy bán hàng thu ngân, máy bán hàng cầm tay, máy quẹt thẻ, thẻ rung tự động, máy in hóa đơn cùng các thiết bị bán hàng khác.

3.2/ Các tính năng của phần mềm quản lý bán hàng

Đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị: Tất cả mọi thông tin từ gọi món, thao tác hủy đơn hàng, xóa món, giá tiền, số lượng sản phẩm bán được,... điều được đồng bộ trên nhiều thiết bị. Về phía chủ quán, có thể kiểm tra hoạt động kinh doanh của quán chỉ qua vài thao tác chạm nhẹ trên thiết bị di động, máy tính bảng,... Về phía quán, sau khi khách hàng order, toàn bộ thông tin sẽ được chuyển ngay đến nhà bếp, giúp tiết kiệm được tiền thuê nhân viên di chuyển đưa thông tin order cho nhà bếp.

đồng bộ quy trình order

Quản lý nhân viên chặt chẽ: Tất cả mọi hoạt động của nhân viên điều được hệ thống phần mềm báo cáo theo thời gian thực dưới dạng 30 biểu đồ giúp bạn biết được chi phí lãi lỗ, số tiền chênh lệch giữa các ca cùng với tính năng định lượng nguyên vật liệu, quản lý xuất nhập kho giúp bạn hạn chế thất thoát từ nhân viên gian lận rất nhiều.

Bán hàng liên tục ngay cả khi mất kết nối internet: vào những ngày mất điện hoặc wifi bị hỏng thì phần mềm vẫn hoạt động bình thường. Bạn có thể sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng hay máy Pos cầm tay để bán hàng, sau khi phần mềm được kết nối internet lại tất cả dữ liệu điều sẽ được đồng bộ trên hệ thống quản lý một cách chi tiết, đầy đủ thông tin. Ngoài ra, đối với máy Pos cầm tay PosApp có tích hợp sẵn Sim 4G bên trong máy, bạn có thể sử dụng thêm thiết bị này đối với những quán nhỏ dạng vỉa hè, xe đẩy,... để đảm bảo rằng phần mềm luôn có kết nối internet và phần mềm được đồng bộ liên tục

máy bán hàng

Ngoài ra, đối với những quán cafe, nhà hàng có nhiều chi nhánh thì phần mềm vẫn hỗ trợ báo cáo theo từng chi nhánh giúp bạn cùng lúc quản lý nhiều chi nhánh một cách dễ dàng.

" Trước đây, tôi luôn phải có mặt ở quán để giám sát nhân viên vì nếu tôi rời đi nhân viên sẽ nhân cơ hội đó gian lận bớt tiền của quán. Từ khi sử dụng phần mềm quản lý quán cà phê - bán hàng PosApp, tôi không còn lo lắng về vấn đề nhân viên gian lận nữa bởi vì tính năng quản lý nhân viên, nguyên vật liệu của phần mềm khá tốt. Giờ đây, tôi có thể thoải mái đi đây đi đó và làm những điều mình thích mà không cần phải đến quán thường xuyên nữa. "

GANGS BEER & COFFEE

Chủ quán GANGS BEER & COFFEE chia sẻ

" Đây là một phần mềm rất hữu ích, nó giúp tôi ứng dụng được rất nhiều trong hoạt động kinh doanh, quản lý nhân viên và nguyên liệu trong kho. Trước đây, khi tôi có mặt tại quán thì doanh thu quán khá tốt, mọi thứ được đi vào hệ thống nhưng khi tôi vắng mặt, tình hình kinh doanh trở nên tệ hơn rất nhiều. Tôi cảm thấy may mắn vì biết được phần mềm quản lý nhà hàng-cafe PosApp, tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng PosApp trong tương lai."

Chủ quán De Ringo-Bar & Coffee chia sẻ

De Ringo-Bar & Coffee

" Sẽ là một thất bại lớn nếu tôi kinh doanh theo cách truyền thống. Phần mềm quản lý bán hàng PosApp quá tiện lợi, nó không những giúp tôi tiết kiệm được chi phí thuê nhân viên mà nó còn giúp tôi quản lý nhân viên chặt chẽ. Tôi cảm thấy khả năng quản lý của phần mềm khá tốt và có hệ thống rõ ràng. Điều tôi thích nhất là tôi có thể xem toàn bộ báo cáo được thống kê dưới dạng biểu đồ một cách tự động, giúp hạn chế thất thoát từ nhân viên. "

Trà Chanh Layla

Chủ tiệm Trà Chanh Layla chia sẻ

3.4/ Thông tin liên hệ:

thông tin liên lạc

Địa chỉ:

Thành phố Hồ Chí Minh: 260/11 Nguyễn Thái Bình Phường 12 Quận Tân Bình HS Building Floor 5

Hà Nội: Tầng 4, 174 đường Láng, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa

Đà Nẵng: Số 128 Lý Tự Trọng, Hải Châu, Đà Nẵng

Ngoài ra bạn còn có thể liên hệ với PosApp qua:

Email : support@posapp.vn

Hotline: 1900 3016

Fanpage: https://www.facebook.com/posapp.vn/

Bạn đang tìm giải pháp hạn chế nhân viên gian lận cho quán cafe, nhà hàng? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết!



Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!