Từ Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC ban hành cho thấy những quy định về bảng kê kèm hoá đơn đã có thay đổi so với Thông tư 39. Cùng những lợi ích từ việc sử dụng bảng kê kèm hoá đơn, PosApp cùng bạn sẽ tìm hiểu về cách lập và quy định về bảng kê kèm theo hoá đơn điện tử sao cho hợp lệ qua bài viết sau.
Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn điện tử có được đính kèm bảng kê trong trường hợp sau: Danh mục hàng hoá, dịch vụ phải ghi nhận nhiều hơn số dòng của hoá đơn, người bán lập thành nhiều hoá đơn hoặc “sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ bán theo hoá đơn”.
Theo điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
“Đối với các dịch vụ xuất theo kỳ phát sinh, được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá đơn.”
Về bảng kê kèm theo hoá đơn điện tử, các doanh nghiệp cần lưu ý những quy định như:
Ngoài những quy định trên, bảng kê kèm hoá đơn điện tử cần:
Xem thêm: Tổng hợp 6 quy định mới về Hoá đơn điện tử bạn cần lưu ý (2023)
Theo thông tư 39, Nếu danh mục hàng hoá, dịch vụ phải ghi nhận nhiều hơn số dòng của hoá đơn, người bán lập thành nhiều hoá đơn hoặc “sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ bán theo hoá đơn”.
Để viết được mẫu bảng kê kèm hoá đơn, người bán có thể tự thiết kế các mẫu bảng kê hóa đơn ăn uống, nhưng cần đảm bảo nội dung phải đầy đủ các mục cần thiết. Cụ thể:
Một bảng kê đầy đủ là bao gồm:
Xem thêm: Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Tương tự như bảng kê xuất kèm hoá đơn điện tử, lưu ý thêm:
Mẫu bảng kê đính kèm hóa đơn đầu ra
Tại khoản 1 điều 19 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn như sau:
“... Cục thuế xem xét từng trường hợp cụ thể để chấp thuận cho cơ sở kinh doanh được sử dụng hóa đơn nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu của trang sau của hóa đơn có hiển thị:
- Cùng số hóa đơn như của trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động)
- Cùng tên, địa chỉ, MST của người mua, người bán như trang đầu
- Cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu
- Kèm theo ghi chú bằng tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc - trang X/Y” (trong đó X là số thứ tự trang và Y là tổng số trang của hóa đơn đó).”
Ngoài ra, một lưu ý cho HKD, DN kinh doanh dịch vụ ăn uống thì vẫn chưa có quy định về việc đối tượng này được lập hoá đơn có bảng kê.
Nếu Cơ quan Thuế quản lý trực thuộc của doanh nghiệp đồng ý việc sử dụng bảng kê đính kèm hoá đơn điện tử thì kế toán lập hoá đơn và bảng kê như đã quy định ở mục 2 mục 3.
Theo Công văn số 1460/CTHN-TTHT, Tổng cục thuế TP Hà Nội đã quy định việc lập hoá đơn với doanh số bán lẻ cho khách hàng không lấy hoá đơn trong ngày.
Cụ thể, theo Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP nêu rõ:
“Nếu đơn vị là cơ sở kinh doanh bán lẻ, tại trụ sở chính, việc hạch toán trên hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng dẫn truyền dữ liệu tới cơ quan thuế, in phiếu tính tiền trong mỗi giao dịch với khách hàng, dữ liệu tính tiền được lưu trữ trên hệ thống. Vào cuối ngày, DN sẽ căn cứ vào đó và lập hoá đơn điện tử cho KH không nhận hoá đơn.”
Xem thêm: Những lưu ý về việc xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không nhận hóa đơn
Theo quy định hiện nay, hóa đơn điện tử có được xuất kèm bảng kê không bắt buộc phải đóng dấu treo. Tuy nhiên, để xác định bảng kê là một bộ phận của hóa đơn thì việc đóng dấu treo cho bảng kê là một việc làm cần thiết. Thông qua đó, xác định được thông tin trên bảng kê là chính xác, không bị giả mạo.
Khi xuất hóa đơn điện tử kèm bảng kê không hợp lệ, tức không thuộc đối tượng được phép lập hóa đơn điện tử kèm bảng kê thì cả bên bán hàng và mua hàng đều bị ảnh hưởng.
Bảng kê được lưu giữ cùng hóa đơn để phục vụ việc kiểm tra, đối chiếu của các cơ quan có thẩm quyền.
Theo điểm a, khoản 6, điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
Trường hợp các hàng hóa, dịch vụ sử dụng bảng kê để liệt kê các hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.
Cột "Đơn vị tính" Đối với dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính” mà đơn vị tính xác định theo từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp.
Hóa đơn doanh nghiệp vận chuyển hàng không xuất cho đại lý là hóa đơn xuất ra theo báo cáo đã đối chiếu giữa hai bên và theo bảng kê tổng hợp thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.
Là một trong những đơn vị hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các phần mềm quản lý và các thiết bị bán hàng như máy POS thu ngân, máy in hoá đơn, máy in tem... PosApp tự tin về mức độ uy tín của mình với hơn 30,000 khách hàng trải dài từ trong nước đến ngoài nước tin dùng sản phẩm.
Tuân thủ quy định mới về hóa đơn điện tử theo Thông Tư 78 và Nghị Định 123, PosApp đã nhanh chóng hợp tác với nhiều đối tác hóa đơn điện tử hàng đầu Việt Nam, một trong số đó không thể không kể đến hóa đơn điện tử VInvoice nhằm hỗ trợ khách hàng của PosApp thực hiện đúng nghĩa vụ công dân của mình, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo quy định của cơ quan thuế.
Lợi ích phần mềm lấy hóa đơn điện tử tự động PosApp:
Giải pháp hóa đơn điện tử trên máy tính tiền PosApp với các bước sau:
Bước 1: Thanh toán đơn hàng
Bước 2: Xuất hoá đơn có mã cơ quan thuế
Bước 3: Quản lý hoá đơn trực tiếp từ phần mềm
Video hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử:
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, PosApp đã chia sẻ về cách lập và những quy định về bảng kê kèm hoá đơn điện tử mà các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh cần lưu ý. Cảm ơn bạn đã quan tâm và chúc bạn thành công!
Bạn đang tìm kiếm giải pháp xuất hoá đơn điện tử từ máy tính tiền tốt nhất ? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Xem thêm
• Máy POS bán hàng cảm ứng in hóa đơn phổ biến nhất
• Các thiết thị hỗ trợ quy trình bán hàng được tối ưu
• Hệ thống POS online là gì? Lợi ích của POS Online
• Công ty thiết kế phần mềm quản lý theo yêu cầu PosApp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN