Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, có không ít trường hợp sự cố ngoài ý muốn xảy ra dẫn đến việc doanh nghiệp, cá nhân không thể xuất hóa đơn thuận lợi. Vậy, những sự cố hóa đơn điện tử bạn có thể gặp là gì và cách xử lý các sự cố hóa đơn điện tử như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây, PosApp sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn.
Dưới đây là một số sự cố khi lập hóa đơn điện tử bạn có thể gặp, PosApp sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục ở từng trường hợp:
Căn cứ pháp lý: Khoản 1, Điều 20, Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì cần xử lý như sau:
Trong thời gian xử lý sự cố, bạn có thể yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
→Trường hợp này, các bạn cần liên hệ với cơ quan thuế hoặc nhà cung cấp hóa đơn hỗ trợ. Nếu trong thời gian sự cố chưa được khắc phục, bạn hãy đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
– Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 20, Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố thì:
Ngoài ra, trường hợp trong thời gian dài chưa khắc phục được sự cố thì cơ quan thuế sẽ có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng.
Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục thì:
→ Nếu trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố thì cơ quan thuế sẽ có hệ thống dự phòng để cấp mã hoặc lựa chọn một số nhà cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử có đủ điều kiện để ủy quyền cấp mã hóa đơn cho doanh nghiệp.
Nếu vẫn không thể cấp mã cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp các bạn có thể mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in để sử dụng trong thời gian này, nhưng các bạn phải chú ý sau khi đã khắc phục được sự cố thì phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP cho cơ quan thuế.
– Căn cứ pháp lý: Khoản 3, Điều 20, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.Nội dung quy định: Trường hợp do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có trách nhiệm:
Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải khắc phục nhanh nhất sự cố và có biện pháp hỗ trợ người bán lập hóa đơn điện tử để gửi cơ quan thuế cấp mã trong thời gian ngắn nhất.
→ Nếu trường hợp trong quá trình sử dụng mà có lỗi do hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì bên nhà cung cấp hóa đơn điện tử cho các bạn sẽ phải có trách nhiệm thông báo để doanh nghiệp các bạn biết và phối hợp cùng cơ quan thuế hỗ trợ kịp thời.
– Căn cứ pháp lý: Khoản 4, Điều 20, Nghị định 123/2020/NĐ-CP
– Nội dung quy định: Trường hợp cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật chưa tiếp nhận được dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã thì:
+ Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
+ Trong thời gian này tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tạm thời chưa chuyển dữ liệu hóa đơn không có mã đến cơ quan thuế.
Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoạt động trở lại bình thường thì:
+ Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.
+ Việc gửi dữ liệu hóa đơn điện tử sau khi có thông báo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật không được xác định là hành vi chậm gửi dữ liệu hóa đơn điện tử.
→ Như vậy, nếu trường hợp doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế mà được Tổng cục Thuế thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về trường hợp “Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật chưa tiếp nhận được dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã” thì đơn vị yên tâm sử dụng hóa đơn bình thường.
Việc xử lý sự cố sẽ do nhà cung cấp hóa đơn cho đơn vị phối hợp thực hiện với cơ quan thuế. Và trong trường hợp này nếu làm gián đoạn dẫn đến việc gửi dữ liệu hóa đơn điện tử cho Tổng cục Thuế thì không được xác định là hành vi quên gửi hóa đơn lên cơ quan thuế để được cấp mã và không bị xử phạt theo quy định.
Xem thêm: Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử – doanh nghiệp cần lưu ý
Cơ quan thuế từ chối cấp mã do sai định dạng: Khi doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử, đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử sẽ gửi đến cơ quan thuế, trường hợp này bị từ chối do dữ liệu có ký tự đặc biệt; nhập nhiều địa chỉ email người nhận; địa chỉ email người nhận quá 50 ký tự; địa chỉ email có dấu cách; sai định dạng mã số thuế,... Để xử lý các hóa đơn không đủ điều kiện cấp mã, bạn hãy xử lý hóa đơn điện tử viết sai thuế suất.
Lỗi hóa đơn chậm nhận được mã: đây là trường hợp mà nhiều doanh nghiệp gặp phải, một trong những nguyên nhân chính là hệ thống cơ quan Thuế quá tải do nhận được số lượng lớn dữ liệu hóa đơn từ doanh nghiệp. Trường hợp này hóa đơn có thể được cấp mã sau vài giờ hoặc chậm hơn.
Lỗi hóa đơn điện tử hiển thị sai định dạng: hiển thị sai thông tin, mất thông tin,..: trường hợp này các bạn cần liên hệ đơn vị cung cấp phần mềm để được hỗ trợ.
Bên trên là cách xử lý các sự cố hóa đơn điện tử mà bạn có thể gặp phải khi xuất hóa đơn điện tử và cách khắc phục. PosApp hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình kinh doanh.
Bạn đang tìm kiếm giải pháp sử dụng hóa đơn điện tử đúng cách, hợp pháp? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất
Xem thêm
• Máy POS bán hàng cảm ứng in hóa đơn phổ biến nhất
• Các thiết thị hỗ trợ quy trình bán hàng được tối ưu
• Hệ thống POS online là gì? Lợi ích của POS Online
• Công ty thiết kế phần mềm quản lý theo yêu cầu PosApp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN