Ngày 01/11/2020 có phải là thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử hộ kinh doanh, doanh nghiệp, kinh doanh cá nhân hay ngày 01/07/2022 mới đúng? Đâu là thông tin áp dụng HĐĐT chính xác và mới nhất?
Cùng PosApp cập nhật ngay những quy định mới về hóa đơn điện tử hộ kinh doanh, doanh nghiệp theo nghị định 123 và thông tư 78 năm 2022.
Trước những thông tin có phần đối lập về quy định áp dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2022/NĐ-CP và thông tư 78/2021/TT-BT, trong phần nội dung dưới đây, PosApp sẽ liệt kê chi tiết lộ trình áp dụng HĐĐT và nhiều thông tin liên quan.
“Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, kinh doanh cá nhân có bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử không?”
Câu trả lời là CÓ. Đây là quy định của nhà nước. Cụ thể:
Tại khoản 2, Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/11/2018 quy định:
“Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2022."
Tuy nhiên theo nghị định mới nhất của nhà nước - Nghị định 123/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 19/10/2020, Chính phủ nước ta đã thay đổi thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện. Thay vì ngày 01/11/2020 như trước, thời gian áp dụng HĐĐT đã được gia hạn đến ngày 01/7/2022, hơn nữa năm so với dự kiến.
Cụ thể Khoản 3, Điều 59, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
“Doanh Nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi hóa đơn điện tử khi mua – bán hàng hóa dịch vụ trước ngày 01/07/2022.”
Có thể thấy Nghị định 119 và luật quản lý thuế 2019 có phần khác về thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, xét về tổng thể, ta có thể dễ dàng nhận thấy các thông tư/nghị định này không hề chồng chéo nhau.
Pháp luật tại Luật pháp thuế 2019 được hiểu là nội dung dành cho hóa đơn, chứng từ điện tử nói chung, gồm: hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp do các bên đưa ra, liên quan đến việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Dựa theo thông tin mà luật pháp nước ta ban hành về hóa đơn điện tử (HĐĐT), việc áp dụng và chuyển dần sang HĐĐT sẽ được thực hiện kéo dài 12 năm (tính đến hết năm 2022).
Ngày 21/04/2022, Tổng Cục Thuế đã tổ chức công bố Hệ thống hóa đơn điện tử trên toàn quốc. Lễ ra mắt nhấn mạnh nội dung đảm bảo tiến độ triển khai HĐĐT đến ngày 01/07/2022 trên toàn quốc. Ban Cán Sự bộ Tài Chính đã chia lộ trình áp dụng HĐĐT này ra làm 2 giai đoạn. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Từ 31/12/2021, 6 tỉnh thành áp dụng hóa đơn điện tử
Ngày 21/11/2021, Bộ tài chính, Tổng Cục Thuế đã tổ chức hội nghị trực tuyến công bố triển khai HĐĐT. Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính, 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định và Phú Thọ sẽ bắt đầu triển khai HĐĐT giai đoạn đầu.
Bộ tài chính đã đặt mục tiêu đến hết năm 2021 (31/12/2021), 6 địa phương nêu trên phải hoàn thành mục tiêu tối thiểu đạt 70% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Giai đoạn 2: Từ 04/2022, 57 tỉnh thành còn lại áp dụng hóa đơn điện tử
Ngày 24/02/2022, Bộ tài chính đã ban hành Quyết định 206/QĐ-BTC, triển khai áp dụng HĐĐT tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.
Thời gian thực hiện quyết định này bắt đầu từ tháng 04/2022.
Dưới đây là danh sách 57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai áp dụng hóa đơn điện tử.
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
Thông tư 78/2021/TT-BTC có hướng dẫn:
Lưu ý:
Trường hợp hộ cá nhân kinh doanh không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán hay phần mềm lập HĐĐT để kê khai hóa đơn cho cơ quan thuế hay gửi đơn cho người mua thì có thể sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời hạn tối đa 12 tháng.
Thời hạn tối đa 12 tháng được tính như sau: Đối với hộ kinh doanh cá nhân bắt đầu kinh doanh trước cột mốc tháng 07/2022 thì thời hạn được tính từ ngày 01/07/2022. Còn đối với hộ kinh doanh mới thì được tính từ thời điểm đăng ký bắt đầu sử dụng hóa đơn.
• Doanh nghiệp vẫn được tiếp tục sử dụng hóa đơn đang sử dụng kể từ ngày 17/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022 nếu đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, HĐĐT không có mã hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
• Từ ngày 17/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022: Đối với các địa bàn đã đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng để triển khai HĐĐT. Theo Quyết định của Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của Tổng cục Thuế thì cơ sở kinh doanh trên địa bàn có trách nhiệm chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử tại Thông tư 78/2021/TT-BTC theo lộ trình thông báo của cơ quan thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì cơ sở kinh doanh thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03/DL-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
• Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 17/9/2021 đến hết ngày 30/6/2022, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng HĐĐT theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 68/2019/TT-BTC và Thông tư 78/2021/TT-BTC thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ thì thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/
Xem thêm: Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử – doanh nghiệp cần lưu ý
Theo Luật Quản Lý thuế 2019, nhà nước ta khuyến khích các hộ kinh doanh, doanh nghiệp chuyển dần sang HĐĐT trước 01/07/2022 nhằm đạt được những hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
Tại Hà Nội - Thủ đô Việt Nam và thành phố mang tên Bác - TP HCM, 100% doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử càng sớm càng tốt, trước ngày 31/12/2021 theo quy định của Tổng Cục Thuế.
Ngoài HN và TP HCM theo nghị định 123/2020/NĐ-CP 4 tỉnh, thành phố khác cũng cần triển khai HĐĐT trước ngày 31/12/2020 gồm Quảng Ninh, Hải phòng, Phú Thọ và Bình Định.
Theo Điều 6, Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định, hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/07/2022 gồm:
Lưu ý, với khoán hay một số trường hợp cần hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh thì:
Theo ông Đặng Ngọc Minh - Phó Trưởng Tổng cục thuế cho biết:
“Tính đến nay đã có trên 70% doanh nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định áp dụng hóa đơn điện tử. Đây là tiền đề để triển khai hóa đơn điện tử đối với hộ, cá nhân kinh doanh.”
Còn theo ông Viên Viết Hùng - Phó trưởng cục thuế TP Hà Nội cho hay:
“Sau khi tiến hành theo dõi, kiểm tra, năm 2022 tại địa bàn thành phố Hà Nội có gần 9.000 hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê khai. Cục Thuế TP Hà Nội đặt chỉ tiêu sẽ hoàn thành việc triển khai hoá đơn điện tử cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đăng ký nộp theo phương pháp kê khai đến ngày 31/1/2022.”
Vậy kể từ ngày 31/01/2022, tối thiểu 70% số hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chuyển sang dùng HĐĐT. 100% đơn vị kinh doanh thuộc đối tượng buộc áp dụng phải đăng ký và sử dụng HĐĐT sớm.
Theo nghị định 119, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh buộc thực hiện HĐĐT sớm bao gồm:
Đặc biệt các ngành hàng sau đây cần triển khai thí điểm HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế:
Theo thông tư 78/2021/TT-BTC, hộ kinh doanh cá thể sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/07/2022. Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp có thể tiếp tực sử dụng hóa đơn giấy. Cụ thể:
“Đối tượng chưa cần áp dụng hoá đơn điện tử từ ngày 01/7/2022 là hộ kinh doanh cá thể tại địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, không có hệ thống kế toán, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hay phần mềm lập hoá đơn điện tử… sẽ được tiếp tục sử dụng hoá đơn giấy từ cơ quan thuế.”
Cách tính thời gian sử dụng hóa đơn giấy cho hộ kinh doanh:
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 16, Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì những trường hợp cụ thể dưới đây cần ngưng sử dụng HĐĐT có mã hay không có mã của cơ quan thuế:
“Hộ kinh doanh cá thể sử dụng hoá đơn điện tử có mã của CQT không phải trả tiền khi thuộc địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn/đặc biệt khó khăn theo danh mục Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Những đối tượng này sẽ không phải trả tiền trong vòng 12 tháng từ ngày bắt đầu sử dụng hoá đơn điện tử.”
Xem thêm: Chương trình hóa đơn may mắn – Xổ số HĐĐT trúng thưởng đến 50 triệu
Có thể hiểu đơn giản, hóa đơn điện tử là tất cả hóa đơn giấy được chuyển sang phương tiện điện tử và được lưu trữ trên máy tính, laptop,...
Hóa đơn điện tử gồm nhiều loại như hóa đơn giá trị gia tăng (VAT), hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất khẩu, tem, vé , thẻ thu tiền bảo hiểm,...
Theo luật quản lý thuế 38/2019/QH14, từ ngày 01/07/2022, tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá thể kinh doanh cần áp dụng HĐĐT.
Hóa đơn điện tử vừa giúp doanh nghiệp tăng cường tính minh bạch vừa giúp cơ quan thuế dễ dàng theo dõi, giám sát hoạt động kinh tế tốt nhất.
Cụ thể:
STT | Điều doanh nghiệp, hộ kinh doanh muốn | Điều doanh nghiệp sẽ đạt được sau khi áp dụng HĐĐT |
1 | Giảm chi phí cho doanh nghiệp | Tiết kiệm tiền giấy, tối ưu nhân sự |
2 | Kiểm soát được tình hình sử hóa đơn | Chủ quán quản lý tình hình sử dụng hóa đơn điện tử mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị |
3 | Xứ lý các nghiệp vụ hóa đơn nhanh chóng: lập, xuất, tra cứu, lên báo cáo hóa đơn | Doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hiệu quả, tăng hiệu suất làm việc của kế toán |
4 | Cắt giảm những thủ tục rườm ra như trình ký, đóng dấu đỏ lên hóa đơn, đối soát số liệu khi lên báo cáo hóa đơn | Giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính trong doanh nghiệp |
5 | Giảm sai sót về nội dung trên hóa đơn, hạn chế việc phải xóa, hủy hoặc điều chỉnh hóa đơn | Hạn chế tối đa sai sót nhờ tích hợp với phầ mềm kế toán, bán hàng, quản trị của doanh nghiệp |
6 | Hạn chế tối đa các trường hợp bị CQT phạt do sai hỏng, làm mất hóa đơn | Lưu trữ hóa đơn an toàn, tra cứu thuận tiện |
7 | Kiểm soát và thu hồi công nợ nhanh chóng | Đẩy nhanh quá trình thanh toán của khách nhờ tính năng thanh toán trực tuyến |
8 | Sử dụng hóa đơn điện tử kịp thời trong thời hạn luật yêu cầu | Đáp ứng TT32, NĐ 119, TT68 về hóa dơn điện tử, được cơ quan thuế chứng thực và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng |
Đối với hộ kinh doanh, kinh doanh cá thể không áp dụng hóa đơn điện tử và bị cơ quan chính quyền phát hiện có thể bị xử phạt theo Điều 30, Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu HĐĐT cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
Phạt tiền từ 05 - 08 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Ngoài việc bị phạt tiền người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đó là buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.
Lưu ý: Chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi sau:
PosApp là đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử hợp pháp, uy tín. Ngoài phần mềm hóa đơn điện tử, PosApp còn cung cấp thêm phần mềm quản lý bán hàng và các thiết bị bán hàng khác như máy Pos thu ngân, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn, ngăn kéo đựng tiền,...
Năm 2021, PosApp được Shark Nguyễn Hòa Bình tin tưởng và đầu tư. Kể từ đó, PosApp chính thức trở thành thành viên của tập đoàn Next360 và PosApp mong muốn cung cấp nhiều giá trị hơn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Thông tin liên hệ:
Bạn đang tìm kiếm giải pháp hóa đơn điện tử tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Xem thêm
• Máy POS bán hàng cảm ứng in hóa đơn phổ biến nhất
• Các thiết thị hỗ trợ quy trình bán hàng được tối ưu
• Hệ thống POS online là gì? Lợi ích của POS Online
• Công ty thiết kế phần mềm quản lý theo yêu cầu PosApp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN