Dân gian ta có câu “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Câu này ngụ ý rằng nếu bạn muốn làm việc lớn phải có người làm chung thì mới nhanh thành công và lâu bền được.
Nên cân nhắc điều gì khi hùn vốn hợp tác làm ăn? Trong bài viết này, PosApp sẽ giới thiệu cho bạn 10 điều cần nhắc khi hợp tác hùn vốn kinh doanh, mở quán cafe, trà sữa, nhà hàng.
Không thể nhìn một vài phương diện mà đánh giá việc hùn vốn hợp tác làm ăn có tốt hay không bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Một vài lưu ý về ưu, nhược điểm của việc hùn vốn làm ăn mà PosApp để cập dưới đây có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về hình thức kinh doanh này.
Trên thực tế, khó ai có thể hoàn hảo đến mức giỏi đều nhiều mặt. Có người giỏi thi công sản xuất nhưng không giỏi bán hàng, người giỏi bán hàng thì không rành về sản xuất. Có người có tiền nhưng lại không hợp với việc phục vụ quản lý, người không có vốn nhưng lại có thể điều hành cả chuỗi nhà hàng, quán cafe.
Vậy nên khi hợp tác mở quán cafe, quán ăn với người khác, bạn nên tìm hiểu kỹ điểm mạnh của từng người để có thể phân rõ vị trí, vai trò trong công ty giúp quy trình quản lý, vận hành được diễn ra tốt nhất.
Có thể thấy đại dịch covid đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh cafe tại Việt Nam. Đối mặt với cơn bão sang quán, đóng cửa của nhiều tiệm cafe sau dịch, ta mới có thể thấy rõ rủi ro khi kinh doanh quán cafe nói riêng và ngành F&B nói chung là rất lớn.
Nếu bạn mở quán cafe một mình đặc biệt là trong mùa dịch, bạn phải chịu một áp lực tài chính rất lớn. Nhưng nếu có người đầu tư kinh doanh chung với bạn thì áp lực này sẽ được vơi đi phần nào.
Quán cafe hay nhà hàng đang hoạt động tốt thì bạn chưa phải chịu áp lực này nhưng nếu quán cafe của bạn tháng nào cũng thua lỗ, tháng nào cũng phải bỏ từ vài triệu đến chục triệu để bù lỗ kinh doanh thì khả năng bạn bị rút vốn là rất cao.
Rất nhiều trường hợp, người hợp tác mở quán cafe chung với nhau không hiểu rõ về các giai đoạn phát triển của một quán cafe nên họ dễ bị vỡ mộng trong khoảng thời gian đầu khi hoạt động kinh doanh quán cafe liên tục thua lỗ. Từ đó họ nản chí và bắt đầu muốn rút vốn.
Hoặc cũng có trường hợp họ cần tiền để đầu tư vào một dự án nào đó và đòi rút vốn ngay lập tức. Trên nguyên tắc thì không được phép rút vốn theo kiểu này nhưng có thể là nể mặt bạn bè hay người kia giở trò gây áp lực nên những người còn lại phải tìm cách xoay xở đồng tiền để trả lại cho người này. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, tài chính của những người cùng hùn vốn hợp táckinh doanh quán cafe.
Trong trường hợp mọi người khi hợp tác làm ăn đều hùn vốn đồng đều nên quyền hạn cũng sẽ như nhau. Vậy khi có vấn đề xảy ra thì ai là người đưa ra các quyết định giải quyết vấn đề? Không ít trường hợp những người hùn vốn hợp tác kinh doanh đã tranh cãi rất nhiều về quy định đường lối, chiến lược kinh doanh của quán.
Không nói đến các vấn đề nghiêm trọng, đến những hoạt động thường ngày của quán mà người này ý này, người kia ý kia thì nhân viên cũng rối, không biết nên nghe theo yêu cầu của vị lãnh đạo nào? Đến đây thì ta cũng có thể phần nào đoán ra kết quả hợp tác kinh doanh của những người này sẽ đi về đâu rồi.
Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cafe với số vốn ít dưới 100 triệu
Ngày nay có rất nhiều hình thức hợp tác mở quán cafe. Trước khi tìm người hợp tác kinh doanh chung, bạn nên tìm hiểu thật kỹ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình, tất cả vị trí cần tuyển khi kinh doanh nhà hàng, quán cafe.
Sau khi bạn đã xác định rõ các vấn đề này, bạn mới nên tìm kiếm những người hùn vốn hợp tác kinh doanh chung. Dưới đây PosApp sẽ gợi ý cho bạn các hình thức hợp tác kinh doanh được nhiều nhà đầu tư áp dụng.
Nhượng quyền thương hiệu quán cafe là hình thức hợp tác mở quán cafe đơn giản và an toàn nhất. Các công ty nhượng quyền thương hiệu sẽ trang bị cho bạn đầy đủ các thiết bị cần thiết cho quán cafe, hướng dẫn bạn cách điều hành, quản lý quán cafe và hướng dẫn bạn cách pha chế tất cả thức uống trong menu. Tùy vào gói nhượng quyền bạn mua mà công ty nhượng quyền sẽ thực hiện tất cả các yêu cầu trong gói nhượng quyền đó.
Thông qua quán cafe nhượng quyền, bạn có thể cùng nhiều người góp vốn và cùng nhau điều hành quán cafe dễ dàng hơn.
Xem thêm: Từ A-Z những điều cần biết về nhượng quyền thương hiệu
Những người bạn chơi lâu và thân với nhau sẽ hiểu tính cách, ưu nhược điểm của nhau hơn. Vậy nên khi hợp tác hùn vốn hợp tác kinh doanh sẽ giảm thiểu nhiều rủi ro về sự uy tín và cam kết làm ăn.
Đây là hình thức hợp tác kinh doanh phổ biến nhất và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên khi hợp tác mở quán cafe với bạn bè thường gặp trường hợp bạn bè nể mặt nhau nên khó giải quyết êm xuôi một số chuyện.
Nếu bạn không phải là người giỏi kinh doanh quán ăn, nhà hàng, quán cafe nhưng bạn yêu thích và muốn kiếm tiền từ hình thức kinh doanh này, bạn nên tìm đến các chuyên gia am hiểu về kinh doanh quán cafe để ngỏ ý làm chung. Đây cũng là một cách giúp bạn kinh doanh quán cafe thành công.
Khi hợp tác kinh doanh với một nguyên gia am hiểu về cafe, bạn sẽ được học rất nhiều kỹ năng từ họ và họ ít khi đầu tư sai. Ngoài ra khi đầu tư số vốn lớn thì đòi hỏi việc áp dụng công nghệ phần mềm quán ăn để kiểm soát doanh thu chi phí là điều luôn đặt lên hàng đầu.
Tuy nhiên khi hợp tác đầu tư với những chuyên gia thật sự, bạn phải chấp nhận là mình phải đầu tư nhiều hơn nhưng thu về lợi ít. Đổi lại bạn sẽ học nhiều điều hay ho và thành công hơn trong tương lai.
Nếu bạn có một khoản tiền tích góp nhàn rỗi, số tiền này không đủ để bạn mua đất và bạn cũng không thích đầu tư vàng thì bạn có thể hùn vốn hợp tác với những người đang có ý tưởng kinh doanh quán cafe hay nhà hàng. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu kỹ và chỉ nên hợp tác đầu tư với những người uy tín, có khả năng thành công cao.
Bạn có thể tham gia vào việc điều hành quán hay chỉ đơn giản là bạn hùn một ít vốn để có được một phần quán. Nếu công việc kinh doanh thuận lợi thì bạn sẽ được chia lãi còn nếu kinh doanh không thuận lợi thì bạn phải bù thêm vào. Đặc biệt bạn nên đọc kỹ hợp đồng và đưa ra một vài điều khoản có lợi cho mình khi rủi ro kinh doanh xảy ra.
Tại các công ty lớn thường thuê giám đốc điều hành, những người ngồi vị trí này sẽ được hưởng lợi nhuận theo phần trăm của công ty. Đối với mô hình kinh doanh quán cafe, hinh thức này cũng có thể được áp dụng.
Thay vì làm nhân viên của quán, bạn có thể xin không nhận lương và đem khoản lương đó chuyển thành tiền đầu tư quán cafe. Bạn càng nỗ lực làm việc, thu về nhiều lợi nhuận cho quán thì bạn sẽ càng được hưởng nhiều. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít trường hợp hợp tác kinh doanh quán cafe chấp nhận hình thức đầu tư này.
Có rất nhiều lý do làm cho nhiều nhóm hùn vốn hợp tác làm ăn một thời gian rồi lại tan rã. Các lý do làm cho hoạt động hùn vốn làm ăn dễ bể (thất bại) có thể là:
Bất đồng lợi ích khi hùn hạp làm ăn
Bất đồng tư duy phát triển
Đóng góp công việc không cân bằng
Với những người quan tâm đến công việc kinh doanh, xem quán cafe, nhà hàng là con cưng của mình nên họ tận tâm và hết lòng cống hiến, mang về nhiều lợi nhuận.
Tuy nhiên cũng có những người chỉ góp vốn chứ không góp công, không làm gì nhưng vẫn hưởng lợi như bao người. Điều này dễ làm những người khác phật lòng và không muốn hợp tác hùn vốn nữa.
Khác nhau về hoàn cảnh
Hoàn cảnh ở đây có thể là người thân, bạn bè xung quanh bạn. Mỗi người nói xấu một chút, chê bai một chút về hoạt động hùn hạp, góp vốn kinh doanh cũng dễ làm bạn nản chí và có thể rút vốn làm ăn bất cứ lúc nào.
Xem thêm: TOP 10 nơi bán đồ thanh lý quán cafe – trà sữa cũ giá rẻ
Trong nhóm hùn vốn hợp tác làm ăn, bạn cần một người lãnh đạo.
Để giảm bớt những xung đột cũng như bất đồng quan điểm trong quá trình kinh doanh thì ngay từ đầu bạn nên xây dựng những nguyên tắc cụ thể và thống nhất để cả nhóm tuân thủ và làm theo:
Xem thêm: 20 Nơi học pha chế để mở quán kinh doanh tốt nhất hiện nay
Thông thường các phương án hợp tác kinh doanh quán cafe đều là hợp tác về tài chính. Các bên sẽ đầu tư một khoản tiền nhất định để để sở hữu một phần quán. Cũng có thể là người này góp mặt bằng, người kia góp vốn đầu tư. Việc hiểu được tiềm lực tài chính của từng người sẽ giúp bạn quy định góp vốn hay phân chia lợi nhuận dễ hơn.
Nguyên tắc để ấn định tỷ lệ sở hữu và phân chia lợi nhuận nên là định giá tất cả. Việc tính toán cẩn thận, rõ ràng trong chuyện tiền bạc sẽ giúp công việc kinh doanh hùn vốn hợp tác trở nên bền chặt hơn.
Ngoài vấn đề vốn đầu tư để có thể mở một quán cafe thì kiến thức kinh doanh cũng là yếu tố không thể thiếu. Có người giỏi pha chế, có người giỏi quản lý điều hành, có người giỏi tìm nguồn cung ứng sản phẩm rẻ,...
Bạn cần nắm rõ thế mạnh của từng người để có thể phân công công việc cụ thể cho từng người hơn giúp hoạt động kinh doanh trở nên tốt hơn, thành công hơn.
Một hội nhóm góp vốn kinh doanh quán cafe thường có những vị trí như sau:
Không phải lúc nào quán cafe cũng cần những vị trí hợp tác đầy đủ như vậy. Bạn có thể tích hợp một số vị trí liên quan lại với nhau phù hợp với số người trong nhóm hùn vốn hoặc thuê người ngoài, họ sẽ có kiến thức chuyên môn hơn.
Khi bạn đã biết được điểm mạnh của từng người góp vốn kinh doanh quán cafe, bạn cần phân chia công việc để từng người phụ trách. Mỗi người phụ trách công việc nào thì sẽ được trả lương phù hợp với vị trí đó. Đặc biệt ai đảm nhiệm vị trí nào thì phải có trách nhiệm về vị trí công việc đó.
Khi đã có bản phân công và mô tả công việc rõ ràng thì chắc chắn những xung đột trong điều hành quán sẽ ít xảy ra. Mà nếu có xảy ra xung đột thì bạn cứ theo mô tả công việc mà thực hiện.
Xem thêm: Cách xây dựng bảng mô tả công việc cho nhân viên quán cafe, nhà hàng
Mỗi người khi bắt đầu hợp tác mở quán cafe thường sẽ có mục tiêu chung đó là lợi nhuận. Nhưng sẽ có một số người có nhiều mục tiêu thêm nữa. Xét về mục tiêu lợi nhuận thì mỗi người sẽ có những tiêu chuẩn về lợi nhuận khác nhau.
Chính vì thế mỗi người cần thẳng thắn chia sẻ và nhận định từ đầu về mục tiêu kinh doanh của mình để tránh trường hợp kinh doanh không được như kỳ vọng lại xảy ra mâu thuẫn.
Xem thêm: 8 bước cơ bản để mở một quán cafe
Vấn đề tiền bạc thật sự rất nhạy cảm, vì mục tiêu cốt lõi khi mọi người hùn hạp làm ăn với nhau cũng vì cái lợi đồng tiền. Vậy nên bạn cần báo cáo thu chi cụ thể, rõ ràng cho tất cả các cổ đông, tránh tình trạng nghi ngờ, tranh cãi, uất ức làm tan rã công ty.
Các vấn đề bạn cần báo cáo rõ trong hoạt động kinh doanh bao gồm:
Khi hùn vốn hợp tác kinh doanh, ai cũng nghĩ đến một tương lai màu hồng mấy ai lường trước được rủi ro và thử thách. Khi biến cố ập đến, nhiều người đòi rút vốn gấp, sợ phần thiệt về mình. Thích thì góp vốn làm chung, không thích thì dở chứng đòi rút vốn gấp, những người khác vì cả nền phải chịu thiệt về mình. Kinh doanh như vậy đâu ai dám đầu tư.
Vậy nên để có thể kinh doanh hùn vốn bền chặt, bạn cần thống nhất các quy ước rút vốn, tránh tình trạng người này người kia dở chứng làm hoạt động kinh doanh bị dang dở.
Trên hợp đồng hợp tác kinh doanh, bạn cần nêu rõ các vấn đề sau:
Có sự tin tưởng, niềm tin lẫn nhau thì các nhóm hùn vốn hợp tác làm ăn mới hợp tác lâu dài được. Làm việc với nhiều cá thể mà lúc nào bạn cũng nghi hoặc người này lười biếng người kia ăn chặn tiền chung thì làm sao có thể chú tâm trong công việc được.
Để có thể vận hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, bạn cần có các thiết bị hỗ trợ quản lý kinh doanh như phần mềm quản lý bán hàng, máy Pos bán hàng, máy in hóa đơn, két đựng tiền,...
Phần mềm quản lý bán hàng phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh như:
Quán cafe
Quán trà sữa
Nhà hàng
Quán trà chanh
Quán ăn
Quán chè
Những tính năng tuyệt vời của phần mềm quản lý PosApp sẽ giúp bạn vận hành và quản lý hiệu quả mọi hoạt động kinh doanh như:
Máy Pos bán hàng với thiết kế sang trọng sẽ giúp khu vực order của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin sản phẩm đều được tích hợp trong máy Pos, nhân viên chỉ cần thực hiện một vài thao tác bán hàng đơn giản là thể order hay thanh toán đơn hàng nhanh chóng cho khách hàng.
Sau khi nhân viên nhấn nút thanh toán, đơn hàng sẽ tự động xuất ra theo máy in hóa đơn và két sắt cũng tự động mở. Nhờ đó hạn chế tình trạng nhân viên có ý đồ xấu bòn rút ngân sách tại cửa hàng.
PosApp chính là đơn vị cung cấp phần mềm quản lý quán cà phê, quán ăn, nhà hàng và các thiết bị bán hàng hiệu quả. Đến nay đã có hơn 30.000 khách hàng trên khắp cả nước tin dùng và tiếp tục đồng hành cùng PosApp
Năm 2021, PosApp được nhận đầu tư từ Shark Nguyễn Hòa Bình, ông là nhà sáng lập kiêm chức chủ tịch tập đoàn NextTech. Shark Bình đã tham gia chương trình Thương Vụ Bạc Tỷ (Shark Tank Việt Nam) mùa 3 năm 2019.
Từ nay PosApp chính thức trở thành thành viên trong hệ sinh thái chuyển đổi số của Next360 với mong muốn cung cấp nhiều giá trị cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Để đảm bảo không xảy ra tranh chấp, bất đồng trong quá trình hợp tác kinh doanh quán cafe, nhà hàng. Bạn cần đưa ra các điều khoản cơ bản cần có trong bảng thỏa thuận hợp tác kinh doanh của mình, cụ thể:
Vì trong một số mô hình sẽ có những thành viên chịu trách nhiệm quản lý chính, người này sẽ được trả lương theo chức vụ người quản lý hoặc lợi nhuận theo trách nhiệm công việc. Khi trong hợp đồng ghi rõ chức vụ công việc kèm phần trăm lợi nhuận được trả, việc hợp tác giữa những người góp vốn mới được thuận lợi.
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý một vào thỏa thuận khác như:
Xem thêm: Top 40 quán cafe nhượng quyền thương hiệu siêu lợi nhuận
Lưu ý: Bản hợp đồng mà PosApp giới thiệu dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, việc soạn thảo Hợp đồng hợp tác kinh doanh quán cafe trong từng trường hợp cần có sự tư vấn, hỗ trợ của Luật sư để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn pháp lý.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH QUÁN CAFE
Số: ……./2019/HDHTKD
Căn cứ Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;
Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các bên,
Vào ngày….tháng… năm…….., chúng tôi gồm có
Địa chỉ trụ sở chính:…………………
Mã số thuế:…………………………..
Người đại diện theo pháp luật:……………………..Chức vụ:……………
Điện thoại:……………………..Email:…………………..
Fax:……………………………..Website:……………………..
Và:
Địa chỉ trụ sở chính:…………………
Mã số thuế:…………………………..
Người đại diện theo pháp luật:……………………..Chức vụ:……………
Điện thoại:……………………..Email:…………………..
Fax:……………………………..Website:……………………..
Sau khi thỏa thuận, các Bên thống nhất ký kết Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhà hàng với các điều khoản như sau:
Điều 2: Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh
Mục tiêu: Bên A và Bên B hợp tác kinh doanh để xây dựng và phát triển chuỗi quán cafe mang tên “XYZ" hiện đang thuộc sở hữu của Bên B.
Phạm vi: Trong khoản thời gian từ năm……đến năm……, Bên A và Bên B cùng xây dựng phương án, chiến lượng phát triển và thực hiện điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của chuỗi cafe XYZ tại Hà Nội, bao gồm các quán cafe tại các địa điểm sau:
Điều 3: Thời gian hợp tác kinh doanh.
Thời hạn hợp tác là …….(.....) năm bắt đầu kể từ ngày….. tháng …… năm ………đến hết ngày….. tháng ……..năm ………. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thỏa thuận của hai bên.
Điều 4: Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh
4.1. Góp vốn
4.1.1. Bên A góp vốn bằng tiền, tổng số vốn góp của Bên A là:………….VNĐ (……..). Số vốn góp của Bên A sẽ được đầu tư vào chuỗi cafe XYZ theo tiến độ như sau: ……………………………………………………………………………..
4.1.2. Bên B góp vốn bằng: .................... tương đương với số tiền là: .................... VNĐ (Bằng chữ: ....................)
4.2. Phân chia kết quả kinh doanh
4.2.1. Chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm:
4.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ:
Bên A được hưởng ………%, Bên B được hưởng ………% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước.
Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: ……………………………………………..
Điều 5: Các nguyên tắc tài chính
Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.
Điều 6: Ban điều hành hoạt động kinh doanh
Ban điều hành hoạt động kinh doanh do Bên A quyết định bổ nhiệm từ nhân sự của Bên A và nhân sự của Bên B tùy từng thời điểm. Trong 06 tháng đầu tiên, Ban điều hành hoạt động kinh doanh bao gồm:
Ngày sinh:……………….Dân tộc:…………….Quốc tịch:……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số:……………cấp ngày…………..tại………………
Địa chỉ thường trú:………………………….
Nơi ở hiện tại:……………………………….
Điện thoại:………………Email:…………….
Ngày sinh:……………….Dân tộc:…………….Quốc tịch:……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số:……………cấp ngày…………..tại………………
Địa chỉ thường trú:………………………….
Nơi ở hiện tại:……………………………….
Điện thoại:………………Email:…………….
Ngày sinh:……………….Dân tộc:…………….Quốc tịch:……………..
CMND/CCCD/Hộ chiếu số:……………cấp ngày…………..tại………………
Địa chỉ thường trú:………………………….
Nơi ở hiện tại:……………………………….
Điện thoại:………………Email:…………….
Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của Bên A
Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
Điều 9. Điều khoản chung
9.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
9.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng .....% tổng giá trị hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào gặp khó khăn trở ngại thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày gặp khó khăn trở ngại.
9.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh.
Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được lập thành văn bản và có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của cả hai Bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.
9.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hòa giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.
Điều 10. Hiệu lực Hợp đồng
10.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.
10.2. Hợp đồng được lập thành.....(.....) bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ.....(.....) bản, Bên B giữ.....(.....) bản để thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
ĐẠI DIỆN BÊN B (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Ông Hoàng Tùng - nhà sáng lập chuỗi Pizza Home
Là một người có duyên với ngành kinh doanh nhà hàng ẩm thực, đồ uống (F&B) từ thời sinh viên, ông Hoàng Tùng, nhà sáng lập chuỗi Pizza Home từng tham gia góp vốn vào khá nhiều dự án. Ông Tùng cho biết, ông đã trải qua nhiều dự án thành công nhưng cũng không ít dự án thất bại.
Theo ông Tùng, những ai đã từng làm chung, góp vốn chung thường đã vướng phải các trường hợp như cam kết xuống vốn có vấn đề; lúc đầu vui, sau mới thấy đã chọn sai người; sự tị nạnh về công việc giữa những người góp vốn; đang làm muốn rút vốn; lệch nhau về định hướng và tranh cãi sau một thời gian làm…
Điều này khiến rất nhiều người e ngại việc hùn vốn hợp tác làm ăn, tâm lý làm một mình tốt hơn. Tuy nhiên nó cũng tạo thành một vấn đề khác, bởi đi một mình thì rất lâu lớn và phải chịu nhiều áp lực lớn.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Tùng trở thành hướng dẫn viên du lịch, được đi ăn ở nhiều nhà hàng khác nhau, từ món Việt đến món Âu, từ bình dân ven đường đến nhà hàng năm sao. Cũng nhờ vậy, ông được chứng kiến nhiều mô hình F&B khác nhau.
Năm 2008, ông Tùng cùng hai đồng nghiệp trong ngành du lịch lên ý tưởng mở nhà hàng Bếp Việt (Vietkitchen) với một tình yêu dành cho ẩm thực Việt. Vì có nhiều mối quan hệ nên họ xác định có thể mời được những đầu bếp giỏi.
Thậm chí, nhóm ông Tùng còn mời được bếp phó của nhà hàng Indochine chuyên phục vụ khách tây về làm bếp trưởng cho Viet Kitchen. Sau khi nhà hàng Phở 24 đầu tiên ở Hà Nội của ông Lý Quí Trung đóng cửa, nhóm sáng lập Việt Kitchen thuê lại đúng mặt bằng đó ở số 24C phố Bà Triệu.
Nhưng vào thời điểm đó, nhóm của ông có quá ít vốn, mỗi người chỉ có khoảng 200 triệu đồng. Thậm chí một phần trong con số vốn góp 150 triệu đồng của ông Tùng cũng phải đi vay mượn. Họ làm một hồ sơ và mời những hướng dẫn viên du lịch và điều hành tour quen biết đến một quán cà phê trên phố Ngô Quyền để chào mời cơ hội kinh doanh vào cửa hàng.
Theo tính toán, sẽ cần khoảng 1,5 tỷ đồng để mở được cửa hàng. Trong đó, 1 tỷ đồng dùng để mua sắm và sửa sang cơ sở vật chất, 500 triệu đồng là vốn quay vòng. Thế nhưng sau buổi gọi vốn, đã có người muốn xuống tiền đầu tư lên tới 40-50% cổ phần.
“Chúng tôi khá choáng vì nguồn tiền về nhiều quá trong khi ba anh em có quá ít tiền. Chúng tôi sợ là nếu để họ đầu tư vào nhiều quá thì một ngày có thể mình sẽ bị lấy mất công ty, hồi đấy khá thiếu kinh nghiệm”, ông Tùng nói.
Vì vậy, họ đề ra con số 200 triệu đồng là giới hạn vốn đầu tư vào cửa hàng cho mỗi nhà đầu tư, ưu tiên cho những người làm điều hành tour vì trong tương lai những người này sẽ gửi đoàn khách đi tour đến ăn ở nhà hàng. Thực tế chỉ sau mấy tháng, đã có tới khoảng 200 công ty du lịch gửi khách đến.
Qua thời gian, doanh thu khá tốt, tuy nhiên, các vấn đề cũng dần nảy sinh. Là một người chưa có kinh nghiệm phải đảm nhiệm vai trò quản lý cửa hàng ông Tùng phải giải quyết khá nhiều vấn đề.
Điều khiến ông mệt mỏi nhất là tổ chức họp bởi nhóm cổ đông có tới 11 người trong khi mỗi người một ý, những vấn đề nhỏ nhất cũng phải họp, rất mất thời gian. Ông Tùng lại là em út trong nhóm. Có trường hợp, một người trong nhóm góp vốn gửi cháu vào làm lễ tân nhưng do làm không tốt nên bị ông Tùng phạt mấy lần, khiến người góp vốn kia khá phật lòng.
Sau hơn một năm thì dự án có dư dả tiền, không tiêu hết 1,5 tỷ đồng và phải chia lại tiền cho những người góp vốn. Tuy nhiên, mỗi người một góc nhìn: Có người muốn nhân bản cửa hàng nhưng cũng có những người muốn nhận tiền về tiêu.
Ông Tùng đề xuất mở chuỗi đồ ăn nhanh vì nhận thấy được nhiều cơ hội phát triển mạnh, dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên, ý tưởng của ông đã không được mọi người ủng hộ. Ông Tùng cùng một người khác trong dự án rút ra và mở công ty du lịch.
Dù đã rút khỏi dự án nhưng ông Tùng cho biết, đàn anh trong nhóm góp vốn lúc đó vẫn gọi ông để bàn hợp tác khi có những cơ hội đầu tư kinh doanh hay. Đến bây giờ, họ vẫn giữ liên lạc, vẫn ngồi cà phê với nhau. Hàng năm, ông Tùng đều quay lại nhà hàng một lần, gặp lại những người trong nhóm góp vốn ngày xưa để trò chuyện và trao đổi công việc.
“Tôi đã mắc khá nhiều lỗi về vận hành, quản lý, nhưng việc tôi làm rất tốt công việc về tài chính vào thời điểm đó. Tôi rất rành mạch, sòng phẳng về tiền nong nên được tin tưởng”, ông Tùng cho biết.
Bài học được rút ra, theo nhà sáng lập Pizza Home là phải minh bạch và sòng phẳng về mặt tài chính, không chỉ trong ngành F&B mà khi khởi nghiệp các ngành nghề nói chung.
Mỗi người trong nhóm góp vốn có những sở trường, sở đoản khác nhau nên khả năng làm việc, sự nỗ lực cũng khác nhau. Tuy nhiên, nếu không rõ ràng chuyện tiền bạc thì khó làm việc với nhau lâu dài.
Xem thêm: Cách xây dựng bảng mô tả công việc cho nhân viên quán cafe, nhà hàng
Bên cạnh đó, việc có nhiều cổ đông không phải là vấn đề, quan trọng là phải đưa ra một luật chơi sòng phẳng ngay từ đầu.Trên đây là hơn 10 cân nhắc khi hùn vốn hợp tác mở cafe, trà sữa, nhà hàng nói chung và ngành F&B nói riêng mà PosApp muốn chia sẻ. Chúc cho hoạt động kinh doanh của bạn thật thành công và thu về nhiều lợi nhuận.
Bạn đang tìm kiếm giải pháp quản lý quán cafe, trà sửa, nhà hàng tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Xem thêm:
• Máy POS bán hàng cảm ứng in hóa đơn phổ biến nhất
• Các thiết thị hỗ trợ quy trình bán hàng được tối ưu
• Hệ thống POS online là gì? Lợi ích của POS Online
• Công ty thiết kế phần mềm quản lý theo yêu cầu PosApp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN