Gạo muối cúng xong thì làm gì trong ngày khai trương, thần tài?

Ngày khai trương trong kinh doanh rất quan trọng đặc biệt vấn đề cúng khai trương. Trong mâm cúng, theo phong tục Việt Nam, không thể nào thiếu một bát muối và một bát gạo.

Bạn có biết gạo muối cúng khai trương xong làm gì? Nên rải gạo muối xuống đất hay lưu giữ lại lần sau dùng tiếp? Cùng PosApp tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Gạo muối cúng xong thì làm gì

1/ Tại sao cần cúng khai trương, cúng thần tài, cúng nhà mới?

mâm cúng khai trương công ty

Theo quan niệm xưa, cúng khai trương là một nghi thức có ý nghĩa vô cùng thiên liên cho công việc kinh doanh buôn bán sau này. Với mong muốn “đầu xuôi đuôi lọt”, cúng khai trương quán còn mang ý nghĩa là một sự khởi đầu tốt đẹp.

Ngoài ra, mỗi một khu vực sẽ có một vị thần linh cai quản khác nhau. Cúng khai trương sẽ là cách để bạn chủ động xin phép thần linh được mở cửa làm ăn, cầu cho thần phật phù hộ để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

2/ Tạo sao trên mâm cúng luôn có gạo và muối?

gạo muối

Gạo, muối cúng khai trương là 2 lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng khai trương. Cúng gạo muối mang nhiều ý nghĩa như cúng bố thí chúng sinh hay thể hiện sự biết ơn đối với người đã khai sinh ra nền văn minh lúa nước.

Ở mâm lễ cúng khai trương, muối và gạo là đại diện cho sự may mắn, sức khỏe cũng như tài lộc. Cùng với đó, theo quan niệm của người xưa, muối có thể xua đuổi tà ma và mang lại nhiều điều may mắn.

Việc rải gạo muối sau khi cúng có thể được hiểu là động tác gieo mùa truyền thống theo nền văn minh lúa nước, mang ý nghĩa cửa hàng sẽ làm ăn may mắn và phát đạt.

3/ Gạo, muối cúng thần tài xong thì làm gì?

Gạo muối cúng vía thần tài xong làm gì? Gạo muối cúng nhà mới xong làm gì? Câu trả lời còn tùy vào hình thức cúng của bạn.

Cách bày bàn thờ cúng tất niên cuối năm

3.1/ Cúng khai trương

Sau khi cúng khai trương, các gia chủ thường tung và rải đều gạo và muối ra đường để cầu cho cửa hàng sẽ buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt. Ngoài ra việc rải gạo muối trong ngày cúng khai trương còn mang ý nghĩa mang đến sự khởi đầu thuận lợi, suôn sẻ theo quan niệm dân gian “đầu xuôi, đuôi lọt”.

3.2/ Cúng Thần Tài

Gạo muối cúng thần tài xong làm gì để được thần tài phù hộ cho tài lộc, may mắn? 

Đối với việc cúng Thần Tài, bạn nên giữ lại chén gạo và muối sau khi cúng để “lấy vía”. Làm như vậy sẽ giúp việc kinh doanh được thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, nếu gạo muối bị mốc hoặc hư hỏng thì có thể đem đi tiêu hủy. Ngoài cách giữ lại gạo muối, gia chủ có thể đem rải trước cửa nhà để thu hút tài lộc đến nhà, giúp nhà cửa sung túc, làm ăn thuận buồm xuôi gió.

3.3/ Cúng Ông Công Ông Táo

Thật ra có rất nhiều cách xử lý gạo muối sau khi cúng ông Công ông Táo. Tùy vào mỗi gia đình, vùng miền, mà họ quan niệm về cách rải gạo muối đem lại ý nghĩa khác nhau.

Nhiều người cho rằng nên rải gạo và muối quanh nhà để xua đuổi tà khí, tránh được yêu ma. Ngoài ra, có người đem gạo muối đi tiêu hủy vì sau khi cúng xong, chúng sẽ mất hết sinh khí. Cũng có nhiều người còn chọn cách giữ lại để ví như giữ lại may mắn, tài lộc cho mình.

3.4/ Cúng Giao Thừa

Với việc cúng Giao Thừa, gạo muối sau khi cúng nên được đem rải quanh nhà. Hành động này nhằm bố thì cho những vong linh không có ai thờ cúng, sau khi nhận được, họ sẽ rời đi và không quậy phá gia chủ nữa.

4/ Cách rải gạo muối sau cúng

Cách rải gạo muối

Cách rải gạo muối sau cúng như thế nào cho đúng? Có nên rải gạo muối ra đường hay không? Sau đây là cách rải gạo muối đúng nhất mà PosApp tìm hiểu được:

- Rắc gạo muối và ném đều ra đều các hướng khác nhau.

- Khi rắc cần niệm câu sau “Nam Mô A Di Đà Phật, điều lành mang đến, điều dữ mang đi. Nam Mô A Di Đà Phật!”.

Làm như vậy nhằm mục đích bố thí cho các vong hồn vãng lai không được ăn uống, cúng kiếng đầy đủ. Tương truyền rằng, sau khi nhận được gạo muối, các vong hồn này sẽ rời đi và không quấy phá việc làm ăn của gia chủ.

5/ Cách ném muối qua vai giải vận xuôi

Kinh doanh bao diêm, bật lửa, muối vào đêm giao thừa

Một trong những cách giải xui, giải vận đen đơn giản, hiệu quả đó là ném muối qua vai. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người còn thắc mắc nên ném muối qua vai trái hay vai phải, nam nữ có giống nhau không? Nữ ném muối qua vai nào? Ném muối qua vai trái mấy lần? Lỡ ném muối qua vai phải thì phải làm sao?

Câu trả lời là bạn nên ném muối qua vai trái của mình. Lưu ý nữ giới thì nên ném muối bằng tay phải còn nam giới thì ném muối bằng tay trái sẽ linh nghiệm. Đặc biệt nếu bạn ném muối nhầm tay thì vận xuôi sẽ tăng gấp bội.

6/ Nên rải muối trước hay rải gạo trước

Cách rải gạo muối

Nhiều người khi cúng khai trương vẫn luôn thắc mắc rằng đốt giấy trước hay rải gạo muối trước, thứ tự rải như thế nào? Câu trả lời là sau khi cúng xong, ta thường kết thúc buổi cúng bằng cách rải gạo muối ra sân, mặt đường rồi mới đốt giấy tiền vàng mã.

Gạo và muối là hai nguyên liệu không thể thiếu trong mâm cúng thần tài, cúng khai trương. Khi cúng xong, gia chủ hoàn toàn có thể trộn hai nguyên liệu này lại với nhau để rải cùng lúc.

7/ Trầu cau cúng khai trương xong thì làm gì?

Trầu cau cúng

Ngoài gạo và muối là hai nguyên liệu không thể thiếu trong mâm cúng thì còn có trầu cau. Trầu và cau luôn đi liền với nhau, tượng trưng cho vẻ đẹp văn hóa chung thủy, nét đẹp ấy vẫn được gìn giữ bao đời nay qua các thế hệ. Bởi vậy đây cũng là lễ vật không thể thiếu, việc cúng khai trương cũng không ngoại lệ.

Tương tự như gạo và muối, trầu cau sau khi cúng xong cũng thường được đem bố thí cho chúng sinh và các vong hồn vãng lai. Một mâm cúng đầy đủ thường được bày biên đơn giản như sau:

- 3 chén chè, 3 đĩa xôi (xôi gấc hoặc xôi đậu đỏ)

- Bộ lễ cúng, giấy tiền vàng bạc khai trương “cỡ trung”

- Bộ tam sên

- Bình hoa và mâm ngũ quả theo phong thủy (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ)

- Nhang, đèn, tô cháo trắng, đĩa gạo, muối và trầu cau.

- Một con gà trống luộc

- 3 ly nước lọc, ba ly nước trà, bình rượu trắng

8/ Những lưu ý cần tránh khi cúng khai trương

Bài cúng tất niên

Ngoài việc sửa soạn, bày biện mâm cúng khai trương cho đầy đủ và kỹ lượng, bạn cần lưu ý một số điều như sau để việc cúng kiến diễn ra thuận lợi và càu được nhiều tài lộc, may mắn nhất:

8.1/ Cúng khai trương nên thực hiện ở ngoài sân

Khai trương là một nghi lễ nhằm mục đích thông báo, xin phép thần linh được mở cửa kinh doanh buôn bán, nhất là đối với hai vị Thổ công và Thổ địa. Chính vì vậy việc cúng khai trương nên được thực hiện ngoài sân nhà hoặc phía trước cửa hàng, công ty.

8.2/ Chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo, tránh thiếu sót

Người đứng ra cúng kiến cần phải thật bình tĩnh, kiểm tra kỹ càng các vật cần có trong mâm cúng để tránh thiếu sót từ vật phẩm, văn tế, hướng quay mâm cúng… để đảm bảo cho lễ cúng được diễn ra một cách thuận lợi và tránh đắc tội với các bậc bề trên.

8.3/ Cúng với sự thành tâm, nghiêm túc

Người xưa luôn có quan niệm, khi cúng kiến quan trọng nhất là lòng thành. Chuẩn bị chu đáo mọi thứ là một chuyện nhưng trong tâm mình có thành tâm, nghiêm túc với những gì mình mong muốn không lại là chuyện khác.

Thành tâm cầu nguyện mới thể hiện được sự tôn trọng và chấp thuận từ các bậc bề trên. Đặc biệt là lúc đọc văn khấn, phải đọc đúng và rõ từng chữ, xuất phát từ sự chân thành của mình thì mới được thần linh chứng giám.

8.4/ Hướng cúng khai trương

mâm cúng khai trương công ty

Ngoài ra, bạn cũng nên để ý đến hướng cúng sao cho hợp lý và hợp phong thủy, cung mệnh của gia chủ, chủ công ty, chủ cửa hàng. Chọn người cúng hợp mệnh thì càng tốt. Cách xác định cung mệnh để tra cứu hướng cúng khai trương theo tuổi được tính dựa vào năm sinh âm lịch và có sự khác nhau giữa nam với nữ.

8.5/ Ngày giờ tốt để cúng khai trương

Chọn giờ để cúng cũng là một việc cực kỳ quan trọng, chọn giờ tốt, ngày tốt để mở cửa khai trương phù hợp với mệnh của gia chủ sẽ tăng thêm phần linh nghiệm khi cúng kiến, giúp đem lại nhiều tài lộc và may mắn hơn.

Cần chú ý tránh các ngày xấu như: thọ tử, sát chủ, tam nương, nguyệt kỵ, dương công kỵ nhật,… Các sao xấu chiếu như: Tử khí, Quan phù, Thiên cương, Sát chủ, Thiên lại, Thụ tử, Đại hao, Thiên lại, Thiên ngục, Tiểu hồng xa, Cấu giảo, Nguyệt hình, Thiên ôn, Đại hao, Tử khí, Quan phù, Hoang vu, Băng tiêu, Nguyệt phá, Hà khôi, Thiên tặc, Nguyệt phá, Lục bất thành, Chu tước.

8.6/ Chú ý những kiêng kỵ khác khi cúng khai trương

mâm cúng khai trương công ty

- Người làm lễ kiêng không quay lưng ra ngoài, sẽ mang lại điềm xấu như quay lưng lại với khách hàng, với thổ địa, thổ công, và những yếu tố “tâm linh” khác.

- Không chọn người mở hàng là người nặng vía, nhất là người bước qua đòn gánh vì sợ mang lại điềm xui.

- Kiêng không quét rác trong cửa hàng ra vì đó cũng chính là tài lộc theo quan niệm truyền thống.

- Kiêng khai trương vào tháng 7 – “tháng cô hồn”. Kiêng không lật sấp hay lấy bàn tính ra chơi vì các việc này liên quan đến thần tài.

- Ngày khai trương kiêng đổ vỡ vì sợ phân ly, “tiêu tán”.

- Ngày khai trương kiêng bán mở hàng quá lâu, theo quy tắc “mua nhanh bán gọn” người mở hàng chỉ nên trao đổi từ 5-10 phút.

Với những cách rải gạo muối sau cúng đúng cáchPosApp vừa chia sẻ, bạn có thể biết thêm được nhiều điều về cách cúng kiến sao cho phù hợp với vận mệnh, phong thủy để áp dụng vào việc buôn bán sau này.

Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. PosApp chúc bạn luôn thành công và gặp nhiều may mắn trên con đường kinh doanh phía trước.

Câu hỏi thường gặp

Mâm cúng khai trương bao gồm lễ vật gì?

  • 1 khay ngũ quả
  • Hoa cúc vàng
  • Nhang phụng long
  • Đèn cầy đỏ
  • Gạo nếp trắng
  • Muối hạt trắng
  • Rượu đế
  • 1 chai nước suối
  • Tiền vàng, nhang thơm cúng khai trương
  • Bánh kẹo ngọt
  • Trầu cau đỏ
  • Xôi gấc đậu xanh
  • Cháo gạo trắng
  • 1 con gà luộc
  • 1 con heo quay
  • Bánh hỏi mỏng.

Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Xem thêm

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!