Cưỡng chế hóa đơn là gì? Hộ kinh doanh cần xử lý như nào?

Việc bị cưỡng chế hóa đơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của bạn, thậm chí là gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ về mặt tài chính. 

Vậy cưỡng chế hóa đơn là gì? Doanh nghiệp khi nào bị cưỡng chế hóa đơn? Doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn có được tiếp tục sử dụng? Khi bị cưỡng chế hóa đơn doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần làm gì? Tất cả sẽ được PosApp giải đáp trong bài viết dưới đây.

Cưỡng chế hóa đơn

1/ Cưỡng chế hóa đơn là gì?

Cưỡng chế hóa đơn

Theo quy định của Luật Quản Lý Thuế, cưỡng chế hóa đơn điện tử là một trong những biện pháp mà nhà nước sử dụng với các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nợ thuế có khả năng thu hồi.

Căn cứ tại Điều 3, Thông tư 215/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính có quy định rõ các trường hợp bắt buộc cưỡng chế nếu nợ thuế. Cụ thể:

  • • Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
  • • Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
  • • Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, tức là hóa đơn sẽ bị cưỡng chế.
  • • Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
  • • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
  • • Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép hành nghề.

Nếu trong thời gian bị cưỡng chế mà doanh nghiệp vẫn ngoan cố sử dụng hóa đơn điện tử thì những hóa đơn này đều được quy là bất hợp pháp.

2/ Quy định cưỡng chế hóa đơn

Quy định cưỡng chế hóa đơn

Theo Công văn 410/TCT-KK về việc xử lý vướng mắc trong xử lý hóa đơn bất hợp pháp

Các biện pháp khắc phục đối với hóa đơn sử dụng trong thời gian cơ quan thuế thi hành các biện pháp cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng:

  • • Trường hợp người nộp thuế sử dụng hóa đơn trong thời gian cơ quan thuế ban hành Quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng hình thức thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Theo đó:

>> Cơ quan thuế sẽ thực hiện truy thu số thuế phát sinh (nếu có) từ việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp;

>> Các hóa đơn nêu trên không có giá trị sử dụng. Do đó, đơn vị bán hàng và mua hàng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp;

>> Đơn vị mua hàng không được kê khai khấu trừ tiền thuế GTGT và không được tính là chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN;

>> Bên bán hàng và bên mua hàng phải tiến hành hủy các hóa đơn đã lập sai quy định.

  • • Sau khi quyết định cưỡng chế hết hiệu lực thi hành hoặc bị bãi bỏ, qua xác minh, cơ quan thuế xác định thực tế có phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế sẽ hướng dẫn đơn vị bán hàng xuất hoá đơn. Căn cứ vào các hóa đơn này, đơn vị bán hàng, mua hàng của công ty sẽ thực hiện kê khai thuế theo quy định;

Về việc kê khai, tính thuế trong thời gian thi hành cưỡng chế hóa đơn:

Trường hợp trong thời gian cơ quan thuế thi hành quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng không thuộc trường hợp không phải khai thuế, tính thuế quy định tại Khoản c Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BCT ban hành ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính nên doanh nghiệp vẫn phải kê khai thuế theo quy định.

Nguyên tắc

Theo Khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về cấp và kê khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã số thuế theo từng lần phát sinh; Công văn số 4118/TCT-QLN ngày 23/10/2018 của Tổng cục Thuế; Công văn số 5936/TCT-QLN ngày 21/12/2016 của Tổng cục Thuế về việc sử dụng hóa đơn bán lẻ hướng dẫn:

  • • Trường hợp đang áp dụng thi hành biện pháp cưỡng chế hóa đơn không có giá trị sử dụng nhưng nếu người nộp thuế thuộc trường hợp được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh thì người nộp thuế có văn bản đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo mẫu số 06/NĐ-PSĐT phụ lục IA theo từng lần phát sinh cho từng lô hàng, hạng mục công trình hoàn thành để có nguồn thanh toán tiền lương cho công nhân, thanh toán các khoản chi phí nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục thì Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ thực hiện tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng từng hóa đơn bán lẻ với điều kiện là người nộp thuế làm văn bản cam kết thực hiện nộp ngay 18% doanh thu trên hóa đơn lẻ được sử dụng vào ngân sách nhà nước;
  • • Công văn hướng dẫn trên không phân biệt là bán tài sản hay dịch vụ nào thì được sử dụng hoặc không được sử dụng hóa đơn bán lẻ, song chỉ áp dụng cho các đơn vị nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục;
  • • Đối với các đơn vị đã ngừng sản xuất kinh doanh, muốn bán tài sản thì Cục Thuế sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để áp dụng biện pháp xử lý cho phù hợp, tránh trường hợp tẩu tán tài sản.

3/ Ý nghĩa của quy định cưỡng chế hóa đơn

Cưỡng chế hóa đơn

Cưỡng chế ngưng sử dụng hóa đơn điện tử là biện pháp mà cơ quan quản lý thuế sử dụng nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững nguồn tài chính Quốc gia, hạn chế tình trạng trốn thuế, hay một số trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Việc cưỡng chế các đơn vị kinh doanh bằng việc ngưng sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn có mã số thuế là biện pháp nhằm đảm bảo sự an toàn cho các hoạt động thuế nhà nước, hướng đến sự tôn trọng pháp luật nhà nước và tự giác thực thi nghĩa vụ công dân.

Quy định cưỡng chế hóa đơn cũng là cơ sở để các đơn vị có thẩm quyền áp dụng xử phạt các đối tượng có hành vi vi phạm nghĩa vụ nộp thuế và nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước từ đó mang lại nhiều giá trị thiết thực hơn cho cuộc sống con người. 

4/ Hộ kinh doanh khi nào bị cưỡng chế hóa đơn

người kinh doanh

Tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định những trường hợp sau đây đều sẽ bị áp dụng cưỡng chế hóa đơn. Cụ thể:

  • Trường hợp nợ tiền thuế, chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày – kể từ ngày hết hạn nộp thuế, hết thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trường hợp còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế và có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
  • Trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày – kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. 
  • Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày nhưng người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt).

Ngoài ra, bạn và doanh nghiệp cũng có thể tham khảo thêm một số trường hợp vi phạm cũng có thể bị cưỡng chế hóa đơn tại các Khoản 2, 3, 4 của Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC.

  • Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 ngày - tính từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Kho bạc nhà nước không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.
  • Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý, đối với trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo nhưng xét thấy biện pháp ban hành trước đó có đủ điều kiện để thực hiện thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền chấm dứt biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thực hiện biện pháp cưỡng chế cũ nhằm đảm bảo thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.

5/ Thời hạn áp dụng quy định cưỡng chế hóa đơn điện tử

thời gian

Căn cứ Điều 9, Thông tư 215/2013/TT-BTC thì thời hiệu áp dụng quyết định cưỡng chế nói chung và quyết định cưỡng chế bằng biện pháp cưỡng chế hóa đơn nói riêng được quy định như sau:

Điều 9. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế

1. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế được ghi trong quyết định cưỡng chế.

2. Trong thời hiệu quy định tại Khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn, cản trở việc cưỡng chế, không thực hiện trách nhiệm của mình như: không nhận quyết định cưỡng chế, cản trở không cho cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 3 Thông tư này thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt các hành vi này.

3. Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ khi đối tượng bị cưỡng chế chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế; đối tượng bị cưỡng chế đã nộp đủ tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Như vậy, tùy thuộc vào thái độ thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, hộ kinh doanh  mà quyết định cưỡng chế hóa đơn có thể thực hiện trong thời gian ngắn hay dài.

Cụ thể, nếu công ty tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo nội dung quyết định thì biện pháp này sẽ chấm dứt kể từ ngày đơn vị này xuất trình chứng từ nộp đủ tiền thuế theo quy định. 

Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đủ thì biện pháp này sẽ thực hiện trong thời gian 1 năm bằng các biện pháp bảo đảm thực hiện của Nhà nước, hết thời hạn này công ty bạn vẫn không thực hiện thì cơ quan thuế sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo để buộc công ty bạn trả tiền nợ thuế.

Cụ thể là biện pháp “Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.”

6/ Hộ kinh doanh có được sử dụng hóa đơn khi đang bị cưỡng chế?

Cưỡng chế hóa đơn

Trong thời hạn bị cưỡng chế hóa đơn, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tuyệt đối không được sử dụng hóa đơn trái phép, tất cả các hóa đơn xuất ra trong trường hợp này đều được xem là bất hợp pháp.

Căn cứ theo Điểm d, Khoản 4, Điều 34 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định: 

"Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì cơ quan thuế tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh với điều kiện người nộp thuế phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước".

7/ Mức xử phạt nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp phát

Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP:

  • • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này. Trừ những trường hợp:

>> Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán vào giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào dẫn đến giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế sẽ được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện thì người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp này thuộc về bên bán hàng, đồng thời, người mua cũng đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định;

>> Sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn để kê khai thuế, làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn giảm.

  • • Biện pháp khắc phục: Buộc phải hủy hóa đơn đã sử dụng.

8/ Cách xử lý hóa đơn bị cưỡng chế của cấp chính quyền

hóa đơn điện tử

Hiện nay, khi bị cưỡng chế hóa đơn, các doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động bán hàng, thậm chí có thể bị “đóng băng” luôn mọi hoạt động kinh doanh sản xuất.

Khi bị cưỡng chế hóa đơn, các đơn vị kinh doanh phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về việc cưỡng chế hóa đơn. Hơn thế, doanh nghiệp tuyệt đối không tự ý tiếp tục sử dụng hóa đơn nếu không được pháp luật cho phép.

Tuy nhiên, theo Công văn 1695/TCT-QLN, một số doanh nghiệp khi được cưỡng chế hóa đơn vẫn có thể được sử dụng hóa đơn lẻ để phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất. Cụ thể:

  • • Trường hợp doanh nghiệp có đề xuất văn bản đề nghị được dùng hóa đơn cho từng lô hàng, từng hạng mục công trình.
  • • Trường hợp doanh nghiệp cam kết thực hiện nộp thuế với tiền thuế phát sinh và tiền nợ ít nhất bằng 15% doanh thu trên hóa đơn lẻ.
  • • Quy định trên được xem như giải pháp gỡ rối cực hữu ích cho các doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn.

Lưu ý

  • • Nếu người nộp thuế vi phạm cam kết thì cơ quan thuế sẽ dừng ngay việc sử dụng hóa đơn lẻ của người nộp thuế.
  • • Ngoài ra, có một số trường hợp doanh nghiệp đã nộp đủ tiền thuế nhưng do nhầm lẫn gì đó mà vẫn bị quyết định cưỡng chế hóa đơn. Khi gặp sự cố này, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng làm công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế nộp lên cơ quan thuế có thẩm quyền.

9/ Doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn cần làm gì?

Mệt mỏi khi làm việc

Trong Công văn số 1695/TCT-QLN, ban hành ngày 22/04/2016, Tổng cục Thuế quy định: Các đơn vị kinh doanh bị cưỡng chế hóa đơn được tiếp tục sử dụng từng hóa đơn lẻ khi người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng từng hóa đơn lẻ cho từng lô hàng, hạng mục công trình hoàn thành để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục.

Điều kiện để được sử dụng hóa đơn lẻ trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn; là người nộp thuế phải có văn bản cam kết; thực hiện nộp ngay toàn bộ số thuế phát sinh trên hóa đơn lẻ; được sử dụng và nộp một phần tiền thuế nợ ít nhất bằng 15% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng.

Như vậy, khi bị cưỡng chế hóa đơn, để không bị ngưng trên hoạt động kinh doanh; các doanh nghiệp có thể nộp văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn lẻ.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng: Các doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn, khi được sử dụng hóa đơn lẻ thì phải tuân thủ đầy đủ quy định và cam kết. Bởi, nếu người nộp thuế vi phạm cam kết thì cơ quan thuế sẽ dừng ngay việc sử dụng hóa đơn lẻ của người nộp thuế.

10/ Trường hợp bị cưỡng chế hóa đơn điện tử nhầm cần xử lý ra sao?

Thực tế, không ít trường hợp do nhầm lẫn mà dù đã nộp đầy đủ tiền thuế; các doanh nghiệp vẫn bị gửi thông báo cưỡng chế hóa đơn.

Với trường hợp này, các doanh nghiệp cần xử lý bằng cách: Lập và gửi công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế tới cơ quan thuế có thẩm quyền.

Như vậy, công văn xin mở lại hóa đơn khi bị cưỡng chế sẽ áp dụng với các doanh nghiệp không mắc vi phạm về thuế nhưng vẫn bị cưỡng chế hóa đơn.

11/ Mẫu công văn xin mở hóa đơn cưỡng chế

Công văn, văn bản, giấy tờ

Theo nghị định 30/2020/NĐ-CP, công văn xin hủy cưỡng chế hóa đơn do nhầm lẫn cần đảm bảo những nội dung chính sau đây:

  • • Quốc hiệu, Tiêu ngữ
  • • Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
  • • Số, ký hiệu văn bản
  • • Địa danh và thời gian ban hành văn bản
  • • Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
  • • Nội dung văn bản
  • • Chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền
  • • Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức
  • • Nơi nhận

Lưu ý: Ký hiệu công văn cần bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh ban hành Công văn, chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.

Trích yếu nội dung Công văn trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đặt canh giữa dưới số và ký hiệu văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản.

Nơi nhận công văn được quy định như sau:

  • • Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân trực tiếp giải quyết công việc
  • • Phần thứ hai gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.

Công văn mẫu:

công văn hủy cưỡng chế hóa đơn điện tử

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy định cưỡng chế hóa đơn điện tử và nhiều thông tin liên quan khác giúp doanh nghiệp nắm rõ quy định mới của nhà nước và áp dụng đúng, tránh tình trạng bị xử phạt oan. 

Mong rằng những thông tin trên là hữu ích với bạn. PosApp chúc hoạt động kinh doanh của bạn thật thành công.

Bạn đang tìm kiếm giải pháp hóa đơn điện tử tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Xem thêm

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!