Mẫu nội quy nhà hàng, quán ăn cho nhân viên đầy đủ, chi tiết

Việc đặt ra nội quy khi quản lý nhân viên trong mọi mô hình kinh doanh là việc vô cùng quan trọng không chỉ riêng nhà hàng hay quán ăn. Nhà hàng quán ăn hoạt động có tổ chức, nhân viên có thái độ thân thiện thì sẽ nâng cao trải nghiệm dịch vụ của khách hàng tại nhà hàng, khách hàng sẽ hài lòng hơn về quán. 

mẫu nội quy nhân viên quán ăn, nhà hàng

Để giúp nhà hàng, quán ăn luôn được chỉnh chu, nhân viên chăm chỉ, có trách nhiệm thì người làm chủ cần phải lập ra bảng nội quy chi tiết cho nhân viên của quán để tiện việc theo dõi và kiểm soát.

Dưới đây là mẫu nội quy nhà hàng, quán ăn cho nhân viên được rất nhiều nhà hàng, quán ăn áp dụng. Các chủ quán hãy cùng PosApp tham khảo ngay.

Nội quy làm việc tại quán ăn, nhà hàng

1/ Nội quy quán ăn, nhà hàng là gì?

Nội quy nhân viên nhà hàng, quán ăn là những yêu cầu mà nhân viên phục vụ nên làm và không nên làm trong ca làm việc. Nội quy nhà hàng hay quán ăn thường sẽ đi kèm cơ chế thưởng, phạt rõ ràng để nhân viên phấn đấu và không vi phạm, đảm bảo kỷ luật trong khi làm việc.

nội quy quán ăn là gì

2/ Mẫu nội quy quán ăn thường có những nội dung gì?

Tùy vào mỗi nhà hàng, mỗi quán ăn sẽ xây dựng và lưu hành một mẫu nội quy quán ăn theo tiêu chuẩn riêng, phù hợp với thực tế kinh doanh của nhà hàng, quán ăn đó. Đa số một bản nội quy quán ăn, nhà hàng cần có những nội dung chính như sau:

+ Quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

• Thời gian làm việc

• Thời gian nghỉ lễ

• Nghỉ ốm, nghỉ có việc riêng

• Nghỉ có phép

• Bữa ăn theo ca của nhân viên

+ Quy định về trật tự trong nhà hàng

• Chấm công nhân viên

• Đồng phục, hình thức, tác phong của nhân viên

• Sử dụng điện thoại trong ca làm việc

• Quy định về đồ đạc thất lạc và nhặt được

• Xử lý khiếu nại, góp ý của khách hàng

• Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh của nhà hàng 

+ Quy định về an toàn lao động trong nhà hàng

• An toàn phòng cháy, chữa cháy

• An toàn lao động

• Xử lý hành vi vi phạm kỷ luật

• Chịu trách nhiệm vật chất

Tại sao nhà hàng, quán ăn cần nội quy cho nhân viên?

Trên thực tế việc xây dựng bảng nội quy về quy định của nhân viên phục vụ quán ăn là một việc rất cần thiết của người quản lý. Dưới đây là một số lợi ích khi ban hành nội quy quán ăn:

- Quản lý nhân viên dễ dàng hơn

Các mẫu nội quy quán ăn là cơ sở để các chủ nhà hàng, quán ăn quản lý nhân viên, định hướng chuẩn mực khi làm việc cho từng nhân viên. Đồng thời, mẫu nội quy quán ăn cũng giúp các bộ phận kết nối với nhau trong công việc, vì một mục tiêu chung đó là giúp các quán ăn ngày càng phát triển và thu hút được nhiều khách hàng hơn.

quản lý nhân viên dễ dàng

- Nâng cao chất lượng dịch vụ tại nhà hàng

Nội quy cho nhân viên quán ăn còn góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp, mang tới cho khách hàng sự trải nghiệm tốt nhất về chất lượng dịch vụ từ nhân viên phục vụ, chế biến đến nhân viên thu ngân. Nhân viên ở các bộ phận sẽ kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để từ đó hạn chế được những sai sót, nhầm lẫn không đáng có.

nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng, quán ăn

- Thúc đẩy sự phát triển của nhân viên

Nhân viên ở từng vị trí dựa vào bảng nội quy nhà hàng quán ăn chi tiết sẽ dễ dàng hình dung ra công việc của mình cần làm và quyền lợi mình được hưởng sau khi hoàn thành công việc đó. Khi hoàn thành xuất sắc công việc của mình, nhân viên sẽ nhận được lương và thưởng tương xứng hoặc là được vinh danh trong những buổi họp tổng kết doanh thu của các nhà hàng, quán ăn. Từ đó sẽ thúc đẩy sự nỗ lực, trách nhiệm với công việc của từng nhân viên.

sự phát triển của nhân viên

- Đảm bảo nhân viên tuân thủ pháp luật

Nội quy quán ăn bình dân được đặt ra dựa trên khuôn khổ của Pháp luật. Nhờ có Pháp luật mà chủ nhà hàng, quán ăn có thể quản lý nhân viên của mình, không để những nhân viên của mình có các hành vi vi phạm pháp luật.

Các nội dung chính trong nội quy nhà hàng, quán ăn

Mẫu nội quy nhân viên phục vụ quán ăn là căn cứ quan trọng để các chủ quán thực hiện việc quản lý nhân viên, góp phần hình thành nên tác phong làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên. Một số nội dung chính cần có trong nội quy nhà hàng, quán ăn như sau:

1/ Nội quy chung

1.1/ Thời gian làm việc

- Thời gian làm việc của nhân viên nhà hàng sẽ được phân công bởi quản lý, tùy thuộc vào khối lượng công việc. 

- Nhân viên full-time sẽ làm theo ca, mỗi ca 8 tiếng và được sắp xếp nghỉ luân phiên 1 ngày/tuần. 

- Nhân viên part-time cũng làm theo ca mỗi ca thường dao động từ 4 đến 5 tiếng/ca/ngày, tức là 25 đến 30 giờ/tuần.

1.2/ Chấm công

chấm công

- Hàng ngày, nhân viên nhà hàng, quán ăn phải đến nơi làm việc trước ít nhất 5 phút vào ca để thực hiện chấm công (bằng vân tay) tại bảng chấm công của nhà hàng. Thực hiện bấm công tương tự khi tan ca.

- Trường hợp nhà hàng không áp dụng hình thức chấm công bằng vân tay, việc chấm công nhân viên sẽ do quản lý hoặc người giám sát thực hiện. Dựa vào dữ liệu chấm công, quản lý và kế toán có thể tính lương cho nhân viên và thực hiện phạt khi nhân viên “đi làm muộn về sớm” theo quy định.

- Không được tự ý điền hộ hay chấm công hộ người khác. Nếu phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm.

- Riêng đối với nhân viên thu ngân cần phải thêm thao tác mở ca, kết ca trên phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn để kiểm soát tiền mặt đầu ca và dòng tiền trong ca cũng như đơn hàng và nguyên liệu trong ca làm đó.

1.3/ Quy định nghỉ phép

- Đối với trường hợp nghỉ ốm, nhân viên phải thông báo cho người quản lý sớm nhất có thể, để quản lý nhà hàng, quán ăn kịp thời bố trí nhân viên thay thế.

- Mỗi nhân viên được nghỉ phép 1 ngày/ tuần hoặc 4 ngày/ tháng theo hình thức tự đăng ký hoặc được quản lý/giám sát chỉ định sắp xếp và vẫn được hưởng lương theo chế độ của nhà hàng, quán ăn.

1.4/ Thời gian nghỉ trưa và bữa ăn của nhân viên 

- Mỗi nhân viên phục vụ làm việc tại nhà hàng, quán ăn sẽ được nghỉ và ăn trưa tại bếp theo ca là 30 phút/ca.

- Giờ ăn và lịch ăn hàng ngày được quy định bởi quản lý của từng bộ phận.

1.5/ Yêu cầu trang phục, hình thức tác phong làm việc

trang phục tác phong nhân viên

• Tất cả nhân viên phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng. Đồng phục phải được giặt ủi sạch sẽ, râu tóc gọn gàng.

• Phải mặc đồng phục (nếu có), mọi tư trang phải để đúng nơi quy định.

• Không dùng nước hoa và trang sức quá mức, vòng cổ phải được giấu kín trong áo, hoa tai nhỏ và gọn (hoặc tháo ra).

• Nhân viên nữ trang điểm nhẹ nhàng, nếu tóc dài phải búi tóc gọn gàng, tránh tình trạng tóc lòa xòa thiếu thẩm mỹ và làm khách khó chịu, không sơn móng tay lòe loẹt.

• Nhân viên nam tóc luôn cắt ngắn, không để phủ tai hoặc vuốt keo.

• Nhân viên phải tuân thủ theo yêu cầu của tổ trưởng, tổ phó.

• Cá nhân hay nhóm khi được giao nhiệm vụ cần tập trung để chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ làm việc, nắm rõ những yêu cầu, cách phục vụ,…

• Tư thế tác phong nhanh gọn, luôn có thái độ niềm nở với khách, lịch sự, nhiệt tình và bình tĩnh nếu gặp khách hàng khó tính. Không gọi to, nói to trong phòng ăn khi có khách.

• Không uống rượu bia, hút thuốc lá trong thời gian làm việc.

• Các động tác kỹ thuật phải chuẩn xác, đúng trình tự.

• Các món ăn trước khi phục vụ phải được kiểm tra sát sao về cả số lượng và chất lượng.

• Dụng cụ luôn sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn vệ sinh.

• Khi khách hàng có nhu cầu hay thắc mắc mà chưa thể giải quyết, kịp thời báo cho cấp trên để phục vụ khách hàng tốt nhất.

2/ Bảo vệ tài sản chung, bảo mật thông tin quán

Nhân viên không được mang bất kì tài sản nào của nhà hàng ra ngoài phạm vi quán khi chưa được cho phép. Bất kỳ tài sản nào nếu muốn mang ra ngoài nhà hàng phải được sự cho phép của quản lý. 

Những nội dung sau đây đều được coi là bí mật nhân viên tuyệt đối không được để lộ. Các thông tin mật bao gồm:

• Thông tin của khách hàng

• Doanh thu hoặc tài liệu kế toán của nhà hàng

• Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ và đào tạo của nhà hàng

• Quy trình chế biến thực phẩm và phục vụ của nhà hàng

3/ Đảm bảo vệ sinh quán

- Khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm là điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của khách hàng và xây dựng hình ảnh đẹp cho quán. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ ở khu vực khách dùng bữa, khu vực bếp nhà hàng, quán ăn, quầy pha chế, khu vực nhà vệ sinh và toàn bộ khuôn viên ngoài trời (nếu có) của nhà hàng.

- Mỗi ngày, nhân viên bếp phải chú ý vệ sinh sạch sẽ khu vực làm việc của mình và các thiết bị trong nhà bếp để đảm bảo vệ sinh, hạn chế chuột gián, nấm mốc trong khu vực này. Trong quá trình chế biến, nhân viên phải đảm bảo an toàn, tránh cháy nổ, đổ vỡ hay thương tích,…

- Nhân viên bếp, pha chế hay phục vụ không được nuôi móng tay dài hay sơn móng tay, cần đeo bao tay khi sơ chế và chế biến món ăn.

4/ Những điều nhân viên không được làm

- Nhân viên đi làm không đúng giờ, đi muộn về sớm (trừ trường hợp đã xin phép trước và được sự đồng ý của quản lý).

- Nhân viên làm việc riêng trong giờ làm việc. Một số việc không được phép làm trong khi làm việc như: ăn uống trước mặt khách hàng, ngủ trưa trên ghế của khách, sử dụng điện thoại để chơi game, gọi điện,…

- Chưa hoàn thành tốt các công việc được giao như vệ sinh các khu vực được quy định, phục vụ khách hàng,…

- Có thái độ không hợp tác, không lịch sự với khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên,…

- Không giữ gìn vệ sinh chung, khạc nhổ, để rác không đúng nơi quy định,…

- Tụ tập tán gẫu, tranh cãi, hò hét, chạy nhảy,… gây ảnh hưởng đến khách hàng.

- Tự ý rời bỏ vị trí hay bỏ việc giữa chừng mà chưa có sự đồng ý của quản lý.

- Nghỉ việc mà không thông báo trước với quản lý.

- Không in hay gửi hóa đơn lại cho khách hàng.

- Không được tự ý sử dụng nguyên vật liệu của quán mà chưa được khách order.

- Không ăn cắp vật tư, dụng cụ, trang thiết bị của quán để bỏ túi,…

5/ Quy chế thưởng phạt

5.1/ Hình thức khen thưởng

Cần có cơ chế khen thưởng trong nội quy nhân viên nhà hàng khi nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao. Chủ nhà hàng nên có những tiêu chí khen thưởng rõ ràng để nhân viên phấn đấu, dựa trên các tác phong phục vụ, phản hồi của khách hàng, số lượng khách phục vụ hay khối lượng công việc đã hoàn thành trong ca làm việc.

khen thưởng cho nhân viên

Bạn có thể thưởng bằng tiền mặt hoặc là hiện vật cho nhân viên. Trong các cuộc họp tổng kết tuần, tháng nhân viên được khen thưởng sẽ được vinh danh trước toàn thể nhân viên cán bộ nhà hàng.

5.2/ Các mức xử phạt

Song song với cơ chế khen thưởng, nội quy nhà hàng, quán ăn cũng cần phải có cơ chế xử phạt thích đáng để nhân viên không vi phạm những quy định đã đặt ra. Các hình thức xử phạt như: Nhắc nhở; Phạt cảnh cáo bằng tiền; Cho thôi việc.

Dưới đây là một số lỗi mà nhân viên nhà hàng, quán ăn có thể mắc phải và hình thức xử phạt tương ứng như sau:

- Phạt nhắc nhở:

• Không giữ gìn vệ sinh cá nhân, không mặc đúng đồng phục (nếu có).

• Nói chuyện riêng trong giờ làm việc.

• Sử dụng điện thoại.

• Không thân thiện với khách hàng.

• Quên chấm công.

• Ở lại sau khi hết ca làm việc quá 30 phút.

- Phạt cảnh cáo bằng tiền: 

• Đi muộn, về sớm không xin phép.

• Mang trang thiết bị nhà hàng ra ngoài.

• Tính sai hóa đơn cho khách hàng.

• Tự ý sử dụng đồ ăn, đồ uống bán cho khách hàng.

• Hút thuốc, nhai kẹo cao su.

• Không vệ sinh bếp sau khi chế biến.

• Thái độ không chuẩn mực với khách hàng.

Có thể tham khảo bảng phạt tiền dành cho nhân viên phục vụ dưới đây:



Ghi chú: Mỗi điểm sẽ tương đương với 10.000 đồng.

- Hình thức kỷ luật cho thôi việc:

• Trộm cắp tài sản của nhà hàng, khách hàng.

• Cố ý nhận tiền bo mà không được phép.

• Gây rối trong nhà hàng.

• Cố ý làm lộ bí mật kinh doanh, làm tổn hại đến uy tín nhà hàng.

• Phá hoại tài sản trong nhà hàng.

• Sử dụng rượu, bia khi đang làm việc.

6/ Mẫu nội quy cho nhân viên phục vụ nhà hàng, quán ăn cụ thể

Để dễ hình dung hơn về mẫu nội quy cho nhân viên phục vụ nhà hàng, quán ăn PosApp mời bạn tham khảo 2 bản nội quy nhà hàng chi tiết dưới đây:

Mẫu 1 – Bảng nội quy nhà hàng A



Mẫu 2 – Bảng nội quy nhà hàng B



Ngoài ra chủ quán cũng có thể lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn của PosApp để quản lý mọi hoạt động của nhân viên tại quán từ xa. Chỉ cần sử dụng điện thoại cài đặt phần mềm quản lý của PosApp, chủ nhà hàng có thể quản lý được tình hình kinh doanh tại cửa hàng, tổng số khách đang dùng bữa tại quán, số đơn hàng và biết được cả năng suất làm việc của nhân viên. Bạn có thể tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn của PosApp dưới đây!

Trên đây là toàn bộ những nội dung cơ bản cần có trong mẫu nội quy nhà hàng, quán ăn dành riêng cho nhân viên mà các chủ quán nên tham khảo. Hi vọng với bảng nội quy mà PosApp chia sẻ sẽ giúp cho các chủ cửa hàng quản lý được nhân viên của mình hiệu quả hơn. Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để hỗ trợ nhanh nhất!

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!