Những lưu ý về việc xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không nhận hóa đơn

Theo Nghị định 123 và Thông tư 78 bắt buộc mọi doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử kể từ tháng 07/2022. Như ở bài viết trước, PosApp đã chia sẻ cho bạn các quy định về xuất hóa đơn điện tử. Vậy trong bài viết hôm nay, PosApp sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý về việc xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn.

1/ Nội dung trên hóa đơn điện tử cho khách hàng lẻ

Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định về nội dung thể hiện trên hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa và dịch vụ người bán phải lập hóa đơn có đầy đủ thông tin sau đây:

  • - Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
  • - Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT;
  • - Chữ ký của người bán, thời điểm lập hóa đơn;
  • - Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • - Phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mãi và các nội dung liên quan( nếu có).

2/ Những điều cần lưu ý khi lập, quản lý, sử dụng Hóa đơn điện tử cho khách lẻ

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử:

"Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6, Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ."

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu theo quy định của cơ quan thuế là điều mà các tổ chức, đơn vị kinh doanh buộc phải tiến hành.

Trong đó, hóa đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ nội dung và không phân biệt giá trị từng lần bán.

3/ Cách xuất hóa đơn điện tử cho khách bán lẻ theo thông tư 78

Cách xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn

Xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn theo thông tư 78, hóa đơn có giá trị từ 200.000đ

Theo quy định tại Điểm B, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm B, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định cách xuất hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh:

"Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ "người mua không lấy hoá đơn" hoặc "người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế."

Như vậy, trường hợp giá trị đơn hàng lớn hơn 200.000 đồng, dù khách hàng không lấy hóa đơn điện tử thì việc xuất hóa đơn vẫn là bắt buộc.  

Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 16, Thông tư 32/2014/TT-BTC:

"Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, nếu khách hàng không có nhu cầu lấy hoá đơn hoặc khách hàng không cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có), người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc ghi “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Lưu ý, với đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu khách hàng không yêu cầu lấy hóa đơn thì vào cuối mỗi ngày, vẫn phải lập chung 1 hóa đơn tổng doanh thu của những người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày hôm đó.  

Cách xuất hóa đơn khách lẻ không lấy hóa đơn có giá trị dưới 200.000đ

Đối với trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải xuất hóa đơn cho khách không lấy hóa đơn, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

Bảng kê phải có:

  • - Tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán;
  • - Tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra;
  • - Ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
  • - Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”.

Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”.

Như vậy, nếu đơn hàng có giá trị < 200.000đ, việc lập phải lập hóa đơn từng lần là không bắt buộc. Tuy nhiên, người bán vẫn phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người mua (khách lẻ). Thời điểm lập hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT sẽ vào cuối mỗi ngày.

4/ Mức phạt khi không lập hóa đơn điện tử có giá trị từ 200.000đ

Về mức xử phạt đối với hành vi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.00 đồng trở lên, theo thông tư quy định về hóa đơn bán lẻ hiện hành, mức phạt cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 4~8 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê. (Theo Khoản 3, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC)          

- Phạt tiền từ 10~20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.” (Theo Khoản 4, Điều 1, Thông tư 176/2016/TTBT

5/ Giải đáp thắc mắc

Sau đây là những câu hỏi mà PosApp thấy mọi người thắc mắc nhiều nhất về việc xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng cá nhân. Những thông tin bên dưới sẽ giúp mọi người “gỡ rối” những câu hỏi này.

Nguyên tắc lập, quản lý sử dụng hóa đơn điện tử cho khách hàng lẻ

 Người bán phải lập đơn khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, bao gồm tất cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng cho hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi hay trả lương cho người lao động.

Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử

Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không. Bán hàng hóa là điện, nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng. Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng là cá nhân mà trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ người mua theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

Với những chia sẻ bên trên, PosApp hy vọng có thể hỗ trợ, giúp ích được cho các bạn trong quá trình kinh doanh, quản lý doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn luôn kinh doanh thuận lợi và gặp nhiều may mắn!

PosApp cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử thiết lập từ máy tính tiền

Bạn đang tìm kiếm giải pháp sử dụng hóa đơn điện tử đúng cách? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Xem thêm

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!