Sau khi hoàn tất các bước thiết kế sửa chữa, cải tạo, xây mới,... quán cafe của bạn. Thì việc tiếp theo bạn nên làm là việc chuẩn bị thủ tục pháp lý kinh doanh trước khi quán cafe, trà sữa của bạn đi vào hoạt động.
Vậy bạn cần chuẩn bị thủ tục pháp lý quán cafe gì khi bắt đầu kinh doanh? Thủ tục pháp lý kinh doanh quán cafe là gì? Dưới đây, PosApp sẽ liệt kê cho bạn các thủ tục pháp lý mở quán cafe mà bạn cần hoàn thiện nhé!
Nhằm đáp ứng điều kiện kinh doanh quán cafe, bạn cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục pháp lý quán cafe. Đầu tiên để mở quán cafe là bạn cần phải xin giấy phép xây dựng nếu như bạn chưa có mặt bằng kinh doanh sẵn. Sau đây là trình tự xin giấy phép xây dựng quán cafe
Bước 1: Nộp hồ sơ tại phòng quản lý đô thị thuộc UBND nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.
Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).
Chi phí đăng ký kinh doanh quán cafe
Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian từ 10 đến 15 ngày.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn ( Điều 102 Luật Xây Dựng 2014).
Mở quán cafe cần giấy phép gì?
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới được lập thành 03 bộ và nộp tại UBND Quận/Huyện gồm:
• Đơn xin cấp giấy phép xây dựng ( theo mẫu ) do chủ nhà đứng tên.
• Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai .
• Giấy phép đăng ký kinh doanh ( nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp ).
• Hồ sơ thiết kế của công ty Thiết kế có pháp nhân gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-1/500, lược đồ công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, lược đồ cấp thoát nước, điện.
Xem thêm: 7 Nguyên tắc giúp quản lý hệ thống quán cafe hiệu quả
Các mức phạt khi không có giấy phép xây dựng
Căn cứ theo khoản 5 điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, mức xử phạt khi tổ chức thi công công trình không có giấy phép xây dựng như sau:
5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này.
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Thủ tục pháp lý kinh doanh tiếp theo, sau khi xin giấy phép xây dựng, việc tếp theo cần là đó là đăng ký kinh doanh cafe hay còn gọi là xin giấy phép kinh doanh quán cafe. Thông thường các quán cafe nhỏ chọn làm theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, để làm thủ tục hãy liên hệ với UBND quận/huyện tại bộ phận Một Cửa để được hướng dẫn chi tiết, còn với hình thức công ty thì liên hệ với Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố.
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh quán cafe
Với giấy phép kinh doanh này bạn có thể tự liên hệ để hoàn tất thủ tục pháp lý kinh doanh hoặc bạn thuê công ty dịch vụ chuyên làm giấy phép đăng ký kinh doanh uy tín để tư vấn và làm cho bạn. Cái này bạn hỏi thăm hoặc Google sẽ có thông tin.
Xem thêm: 15 sai lầm thường gặp khi kinh doanh quán cafe
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi bạn đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí.
Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt hồ sơ của bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo…
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.
Thủ tục pháp lý mở quán cafe
Bạn có thể liên hệ với Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm để được hướng dẫn chi tiết. Hoặc để nhanh hơn, bạn nên thuê dịch vụ tư vấn và làm thủ tục này. Thông thường tại nơi cấp giấy chứng nhận sẽ có những người làm dịch vụ ở đó.
Bạn nên đọc để hiểu và vận hành đúng theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, có sách nói rất rõ vấn đề này.
Y tế sẽ cho người xuống kiểm tra thực tế và kiểm tra những hạng mục như trên, bạn qua được thì mới được cấp giấy, nếu chưa qua, họ sẽ hướng dẫn các bạn còn thiếu sót điểm gì để hoàn thiện và họ sẽ tiến hành kiểm tra lại.
Xem thêm: 13 bước lập chiến lược PR – Marketing Plan & Quảng cáo cho quán Bar – Coffee
Mức phạt khi quán không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ” Quy định xử phạt vi phạm hành chính An toàn thực phẩm”. Căn cứ vào Điều 18: Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Thủ tục mở quán cafe
Về nguyên tắc, tất cả nhân sự làm việc tại quán cần có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực trong vòng 12 tháng. Lưu ý: khi đi khám sức khỏe cần yêu cầu rõ ràng là giấy khám sức khỏe cho quán cafe để chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nhé, vì giấy khám sức khỏe này khác so với những loại khám sức khỏe cho xin việc làm.
Xem thêm: Kinh nghiệm trong tuyển dụng nhân viên quán cafe
Tại quán cần có tối thiểu 30% nhân sự (còn về nguyên tắc là 100%) đã được học qua khóa đào tạo (thông thường 1 buổi đến 1 ngày) về vệ sinh an toàn thực phẩm và được cấp giấy chứng nhận. Thông thường người chủ quán và nhân viên xác định làm lâu dài nên đi học, để khi cơ quan nhà nước kiểm tra sẽ có giấy chứng nhận và người lao động. Chứng nhận này có hiệu lực trong 1 năm, nên mỗi năm sẽ đi học lại và nhận giấy chứng nhận mới.
Giấy tờ thuê lại mặt bằng
Trong trường hợp bạn có sử dụng vỉa hè để kê bàn ghế, làm bãi đậu xe của khách hàng. Bạn cần liên hệ với phường/xã để được hướng dẫn làm hợp đồng thuê mướn vỉa hè.
Xem thêm: Những việc cần làm trước khi thuê mặt bằng quán cafe
Thêm nữa, khi mua hàng hóa, nguyên vật liệu để phục vụ kinh doanh quán cafe bạn cần yêu cầu nhà cung cấp xuất hóa đơn, cung cấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa (bản photo) … để lưu trữ để khi đoàn kiểm tra yêu cầu có mà cung cấp đầy đủ.
Giấy chứng nhận VSATTP
Các cơ quan quản lý thường thăm quán cafe của bạn:
- Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Quản lý thị trường.
- Công an phường/xã.
- Đội kiểm tra liên ngành (gồm nhiều ngành phối hợp).
- Ngoài ra, đội trật tự đô thị thường xuyên kiểm tra âm thầm việc lấn chiếm vỉa hè phục vụ kinh doanh của bạn.
Dưới đây là hai loại giấy tờ mà chủ quán nên sở hữu nhằm giúp tình hình kinh doanh của quán ổn định và phát triển đặc biệt ở giai đoạn đầu.
Bằng cấp chứng chỉ học pha chế dành cho những bạn chủ quán và nhân viên pha chế.
Hợp đồng lao động với nhân viên là một trong những giấy tờ quan trọng mà chủ quán nên tìm hiểu và soạn sẵn.
Những thủ tục cần có sau khi đăng ký kinh doanh
Sau khi đăng ký kinh doanh, có giấy phép kinh doanh việc tiếp theo là cần làm gì để hoàn tất thủ tục pháp lý kinh doanh là câu hỏi nhiều doanh nghiệp mới thành lập băn khoăn. PosApp sẽ liệt kê những việc quan trọng cần làm ngay sau khi có giấy phép kinh doanh:
Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
Sau khi nhận GPKD, doanh nghiệp phải soạn thảo hồ sơ khai thuế ban đầu nộp cho chi cục thuế quản lý nơi cửa hàng đặt trụ sở chính.
Hồ sơ khai thuế ban đầu bao gồm:
• Tờ khai đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn
• Quyết định bổ nhiệm giám đốc.
• Quyết định bổ nhiệm kế toán.
• Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).
• Tờ khai lệ phí môn bài (có thể nộp qua mạng).
• Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.
Bạn là người thực hiện hoạt động kinh doanh quán cafe dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, do vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 2, Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, bạn sẽ thuộc đối tượng phải nộp lệ phí môn bài, trừ trường hợp cửa hàng cà phê của bạn có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Xem xét trong trường hợp của bạn, bạn là hộ kinh doanh cá thể có thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh quán cafe, nên căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 2, Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, bạn thuộc đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Đồng thời, với sản phẩm là cafe được kinh doanh ở Việt Nam, là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nên căn cứ theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, bạn phải thực hiện việc đóng thuế giá trị gia tăng.
Xem thêm: 8 bước cơ bản để mở một quán cafe
Treo bảng hiệu cửa hàng
Mở quán cà phê có cần giấy phép kinh doanh
Song song với việc chuẩn bị hồ sơ khai thuế gửi đến cơ quan thuế, doanh nghiệp phải treo biển công ty với các thông tin cơ bản đầy đủ của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện... sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng, hoặc nặng hơn là bị khóa mã số thuế. Quy định này dựa theo Điểm c Khoản 2, Điểm e Khoản 3, Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Mở tài khoản công ty và thông báo số tài khoản ngân hàng
Mở tài khoản ngân hàng để đóng thuế
Mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập đều cần có ít nhất một tài khoản ngân hàng để tích hợp nộp thuế điện tử hoặc thuận lợi cho giao dịch. Hiện nay pháp luật quy định đối với các giao dịch của doanh nghiệp trên 20 triệu đồng đều phải thông qua chuyển khoản. Nếu doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện muộn thủ tục này sẽ phải chịu phạt như đối với thủ tục không kê khai thông tin thuế.
Sau khi mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng lên Sở KH&ĐT. Tốt nhất là trong vòng 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản. Việc này giúp cơ quan quản lý nắm thông tin và dễ dàng hơn trong kiểm soát các giao dịch phát sinh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng để giao dịch. Nhưng một tài khoản chỉ dùng cho một công ty, không dùng cho nhiều công ty khác.
Mua chữ ký số điện tử
Sử dụng chữ ký số điện tử để khai nộp thuế
Hiện tại tất cả cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai thuế điện tử, nên chữ ký số là thứ bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải có. Doanh nghiệp mới sẽ cần trang bị cho mình một chữ ký số (chữ ký điện tử) sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến hoặc kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính khác nếu có… mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty. Trước khi giao dịch nộp thuế, doanh nghiệp phải đăng ký chữ ký số với cơ quan thuế và được ngân hàng xác nhận thì mới có thể sử dụng.
Xem thêm: 5 kinh nghiệm xương máu khi mở quán cafe, nhà hàng vừa & nhỏ
Làm thủ tục phát hành hóa đơn
Sau khi hoàn thiện những việc trên, doanh nghiệp cần lưu ý tới phát hành hóa đơn. Hiện nay, các doanh nghiệp mới đều được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hình thức hóa đơn giấy, vì theo Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định hạn cuối bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử là ngày 01/11/2020. Vì thế, doanh nghiệp nên sớm sử dụng hóa đơn điện tử do các dịch vụ hóa đơn điện tử của Viettel, Viettak, Misa, BKAV, VNPT... cung cấp.
Có 2 loại hóa đơn doanh nghiệp cần quan tâm sau khi thành lập, đó là hóa đơn GTGT (hay còn gọi là hóa đơn VAT) và hóa đơn bán hàng trực tiếp, đều có thể sử dụng dưới 2 hình thức trên.
Hồ sơ này doanh nghiệp nộp lên cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Sau 2 - 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan thuế và nhận được văn bản đồng ý của cơ quan này, doanh nghiệp mới có thể làm thủ tục phát hành hóa đơn và xuất hóa đơn.
Lưu ý, trước khi làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử doanh nghiệp phải có:
• Chữ ký số
• Máy tính cài phần mềm HTKK (hỗ trợ kê khai) mới nhất để làm thông báo phát hành hóa đơn điện tử và kết xuất XML
• Quyết định sử dụng hóa đơn và hóa đơn mẫu scan đính kèm vào file word để nộp qua mạng.
Một số lưu ý
Những lưu ý làm thủ tục mở quán cafe
Ngoài những thủ tục nêu trên, doanh nghiệp sau khi nhận GPKD cũng nên lưu ý:
• Hoàn thiện các điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Giấy phép con, chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định…
• Tham gia bảo hiểm cho người lao động trong doanh nghiệp.
• Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, đừng quên nộp tờ khai thuế GTGT, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tờ khai thuế TNCN (nếu có phát sinh) hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm, tiền thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật. Tránh trường hợp doanh nghiệp bị trễ tờ khai, chậm nộp thuế… dẫn đến phạt trễ tờ khai, bị nợ thuế hoặc khóa mã số thuế.
• Để hạn chế rủi ro và thực hiện tốt các vấn đề nêu trên, doanh nghiệp cần có người am hiểu về nghiệp vụ kế toán để thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Nếu công ty, doanh nghiệp chưa có nhu cầu thuê nhân viên kế toán hoặc kế toán tại doanh nghiệp chưa đủ kinh nghiệm, hiểu biết về thuế thì nên sử dụng dịch vụ của công ty chuyên về dịch vụ kế toán.
Trên đây là những loại giấy tờ cơ bản cần phải có để quán cafe hoạt động theo đúng quy định pháp luật, hạn chế việc bị phạt vì không chuẩn bị. Với mỗi địa phương, mỗi mô hình kinh doanh còn có các thủ tục pháp lý khác nữa, bạn cần tìm hiểu và thực hiện cho đúng quy định của pháp luật.
Chúc bạn kinh doanh quán cafe thành công.
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Doanh Nghiệp ACC Group
Là công ty chuyên cung cấp các thủ tục pháp lý hành chính liên quan đến doanh nghiệp. Với đội ngũ nhân viên có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm lâu năm trong nghề, luôn cam kết sẽ tạo ra giá trị thật sự hữu ích cho khách hàng.
Thông tin liên hệ
• Địa chỉ: ACC Building, Tầng 8, 520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
• thoại: (028) 777.00.888
• Hotline: 084.696.7979 (Zalo)
• Email: info@accgroup.vn
• Website: accgroup.vn
Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Thực Phẩm Quốc Tế FOSI
Là một trong những đơn vị đi đầu về nghiên cứu và tư vấn các thủ tục pháp lý về thực phẩm. Với đội ngũ các thạc sĩ, tiến sĩ,... cam kết sẽ mang lại cho khách hàng những giá trị cao nhất.
Thông tin liên hệ
• Địa chỉ: 470 Lê Thị Riêng, P.Thới An, Q.12, Tp.HCM
• Điện thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350
• Email: info@fosi.vn
• Website: trungtamnghiencuuthucpham.vn
Công Ty Luật Trí Minh
Công ty Luật Minh Trí với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý. Đội ngũ nhân viên, luật sư, chuyên viên pháp lý là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Cam kết sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc khách hàng đề ra.
Thông tin liên hệ
• Địa chỉ: Tầng 5, Khối văn phòng - Tòa Tháp Việt Tower , số 1 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội
• Điện thoại: 024.3766.9599
• Email: contact@luattriminh.vn
• Website: luattriminh.vn
Công Ty Nam Việt Luật
Công ty được thành lập bởi đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó đã tư vấn thành công cho hàng chục doanh nghiệp, tổ chức, công ty và các hộ kinh doanh. Nam Việt Luật cam kết làm việc như đúng sứ mệnh được sinh ra để đáp ứng nhu cầu và niềm tin của khách hàng.
Thông tin liên hệ
• Địa chỉ: Số 8 ngõ 22 Đỗ Quang, Cầu Giấy, TP.Hà Nội
• Điện thoại: 0968293366
• Email: info@namvietluat.vn
• Website: namvietluat.vn
Công Ty TNHH Ngày Mặt TRời
Chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp tại Đà Nẵng trong việc tư vấn pháp lý. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tụy sẽ mang lại cho khách hàng những giá trị to lớn nhất.
Thông tin liên hệ
• Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà số 103 Lê Sát, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
• Điện thoại: 0905.909639 – 02363 623468
• Email: linh@sundaycorp.vn
• Website: ngaymattroi.cảng bảng hiệu đèn led điện tử
Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý quán cafe tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc liên hệ PosApp thông qua các hình thức sau:
Xem demo trực tiếp tại:
Xem thêm:
• Thủ tục kinh doanh nhà hàng, quán ăn
• 13 vật dụng cần có ở quầy thu ngân cafe, nhà hàng, trà sữa
• Top 4 dòng máy tính tiền cảm ứng chuyên cho quán cafe
BÀI VIẾT LIÊN QUAN