Kinh doanh trà sữa cần chuẩn bị những gì? Cần vốn bao nhiêu?

Trà sữa cách đây khoảng chục năm đã trở thành một loại thức uống không thể thiếu đối với giới trẻ, còn nhớ ở thời điểm đó, nhà nhà bán trà sữa, người người bán trà sữa. Ngày ấy, nếu đi ngoài đường, ta không khó để nhìn thấy các cửa hàng trà sữa khắp nơi trong thành phố từ Bắc tới Nam. Hiện nay, việc kinh doanh trà sữa đã khá bão hoà khiến cho việc kinh doanh không còn dễ dàng như trước. Việc kinh doanh trà sữa cần có một kế hoạch để có thể khác biệt hoá và “sống sót” trong thời điểm hiện nay. Vậy yếu tố nào để quán trà sữa của bạn đủ sức cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận?

Kinh doanh trà sữa có lời không?

Dựa trên số liệu tham khảo hiện tại ở TP.HCM đã có hơn hai nghìn cửa hàng trà sữa lớn nhỏ với khoảng hơn 900 cửa hàng bán trà sữa online.

Còn theo báo cáo từ Euromonitor, thị trường trà sữa ở Việt Nam đạt khoảng 282tr USD năm 2016. So với 2020, thị trường này đã vượt mức độ tăng trưởng đáng kể. 

Với khảo sát của Lozi cho thấy hơn 60% người muốn uống trà ít nhất 1 lần/tuần. Vậy với những số liệu trên, cho thấy nhu cầu tiêu thụ trà sữa của giới trẻ ngày càng gia tăng.

Để kinh doanh trà sữa đạt nhiều lợi nhuận lớn đòi hỏi bạn nhiều thách thức trong đó phần lớn là nhờ cách quản lý và chi tiêu. 

Hy vọng những chia sẻ dưới đây của POSAPP sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các bí quyết “ngầm”. Giúp việc kinh doanh trà sữa của bạn trở nên thuận lợi và đứng vững trên thị trường ngày nay.

Lập kế hoạch kinh doanh trà sữa thành công

1/ Xác định đúng đối tượng khách hàng

Một số chủ quán trà sữa khi mở quán thường chưa cân nhắc đến việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu dẫn đến hậu quả là nhắm đến sai lượng khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, điều đầu tiên bạn cần cân nhắc khi mở quán trà sữa đó chính là việc trả lời câu hỏi “khách hàng của tôi là ai?”

kinh doanh trà sữa

Sau đây là một số đối tượng khách hàng tiềm năng mà PosApp gợi ý cho bạn:

Học sinh-sinh viên

khách hàng mục tiêu của tiệm trà sữa

Đây gần như chắc chắn là đối tượng chính mà bạn cần nhắm đến khi kinh doanh trà sữa. Một điều chắc chắn là khi mở cửa hàng kinh doanh trà sữa, khách hàng là học sinh-sinh viên của bạn có thể dao động từ 30-70% tuỳ địa điểm. Vì vậy, bạn cần chú trọng đến mặt thiết kế và vị trí gần các trường học, đại học nơi có sinh viên hay lui đến

Các cặp đôi

Các cặp đôi thường chọn quán trà sữa làm địa điểm lui tới để hẹn hò.

khách hàng của quán trà sữa

Những người  cần đại điểm để làm việc-học tập: Số lượng này tuy có nhưng có vẻ không nhiều vì quán trà sữa chủ yếu là nơi để gặp mặt trò chuyện của các bạn trẻ cho nên những người tìm kiếm không gian để thư giãn khó có thể tập trung vào công việc.

2/ Chọn hình thức kinh doanh

Có 2 hướng kinh doanh ở đây mà bạn có thể tham khảo khi mở quán trà sữa:

Hướng đi thứ 1: Mua nhượng quyền thương hiệu

Hiện nay, nhiều quán trà sữa đã có thương hiệu có nhu cầu sang nhượng lại thương hiệu như KOI, Chago, Gongcha…

mở quán kinh doanh trà sữa chuẩn bị những gì 2

Hình thức này vừa có ưu và nhược điểm mà bạn cần phải lưu ý

Ưu điểm: Khi mua các thương hiệu nổi tiếng bạn không cần phải lo nhiều về việc xây dựng thương hiệu, việc này đảm bảo cho bạn rằng sau khi bạn mở một cửa hàng mới sẽ đảm bảo một số lượng khách hàng nhất định đến quán mà không cần phải đầu tư chi phí quảng bá, marketing cho quán.

Nhược điểm: Việc đầu tiên cần chuẩn bị đó chính là tiền-RẤT NHIỀU TIỀN vì chi phí ban đầu để mua thương hiệu đã tốn từ vài trăm đến cả tỉ bạc đó là chưa kể đến chi phí thuê mặt bằng, thiết kế lại quán theo yêu cầu từ phía thương hiệu. Ước tính một quán trà sửa kiểu này đi vào hoạt động thường ngốn vài tỷ đồng.

Hơn nữa, việc kinh doanh nhượng quyền đòi hỏi bạn phải đáp ứng các yêu cầu rất khắt ke từ nhà cung cấp. Vì vậy bạn cần cân nhắc khi lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền.

Hướng đi thứ 2: Xây dựng thương hiệu riêng

menu trà sữa house of cha

Tuỳ loại hình, mô hình quán trà sữa mà bạn muốn hướng đến, có thể chỉ từ và triệu đến chưa tới 100 triệu là bạn đã có thể kinh doanh. Một gợi ý trước khi mở quán trà sữa là bạn hãy bán trà sữa online trên facebook để xem feedback của khách hàng thế nào trước khi bắt đầu mở quán trà sữa.

3/ Nhập máy móc, nguyên liệu

máy móc và nguyên liệu pha chế trà sữa

Máy dập nắp: Có 2 loại máy dập nắp tự động và máy dập nắp thủ công với giá khoảng 8-12 triệu đồng.

Bình ủ trà: Dùng để ủ trà chi phí khoảng 1 triệu đồng cho bình 12 lít

Máy làm lạnh: Để làm lạnh trà sữa

4/ Chuẩn bị nguyên liệu pha chế

mở quán kinh doanh trà sữa chuẩn bị những gì 3

Trà
Tất nhiên đã là trà sữa thì không thể thiếu các loại
 trà để làm trà sữa

Các loại hương liệu

Trà sữa chia làm 2 loại chính: trà sữa dùng trà và trà sữa vị. Mỗi loại trà lại sử dụng các loại hương liệu khách nhau như bột trà sữa, syrup, đường nước…

Topping

Đây là thứ không thể thiếu khi kinh doanh trà sữa. Bạn nên cập nhật các loại topping mới nhất để tạo nên sự khác biệt cho quán trà sữa. Một số loại thạch, topping đang hot nhất hiện nay đó chính là thạch trân châu ngọc trai, hạt thuỷ tinh...

5/ Xây dựng menu quán trà sữa thu hút

Bạn nên nghiên cứu thị trường, xem xét những món nước nào đang được khách hàng mục tiêu của bạn ưa thích. Từ đó thêm vào menu của quán giúp thu hút khách hàng hơn.

menu trà sữa

Menu quán trà sữa nên đa dạng và phong phú không nhất thiết duy nhất chỉ có trà sữa. Có thể cafe, trà, sinh tố, đồ ăn vặt,... giúp khách hàng của bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn.

6/ Hệ thống phần mềm quản lý quán trà sữa

Phần mềm quản lý quán trà sữa không chỉ giúp bạn quản lý bạn theo dõi được công việc kinh doanh mà còn hỗ trợ quản lý, order từ xa, in phiếu bếp, hoá đơn, phân quyền nhân viên, quản lý kho...

Biết được nhu cầu đó, PosApp đã cho ra đời phần mềm quản lý quán trà sữa PosApp với các tính năng cơ bản như:

+Quản lý quán trà sữa ngay 24/7 ngay trên điện thoại với hệ thống gồm 30 biểu đồ phân tích tình hình kinh doanh.

+Hỗ trợ order, in phiếu bếp, hoá đơn, thanh toán từ xa.

+Phân quyền nhân viên, hạn chế thất thoát lên đến 50%: Nhờ chức năng phân quyền truy cập, nhân viên thu ngân không thể huỷ món, nhân viên phục vụ không thể khai khống hoá đơn. Ngoài ra, phần mềm còn báo cáo hoá đơn huỷ, xoá món của nhân viên theo thời gian thực nhằm hạn chế thất thoát tối đa.

phần mềm kinh doanh trà sữa

+ Hỗ trợ tối đa trong việc định lượng nguyên vật liệu, quản lý hàng tồn kho, quản lý xuất, nhập nguyên vật liệu.

+ Quản lý cửa hàng từ xa thông qua 30 dạng biểu đồ báo cáo chi tiết thu-chi, tồn kho, công nợ,...

7/ Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Có 2 hình thức để tìm kiếm địa điểm kinh doanh. Bao gồm: tận dụng mặt bằng sẵn có và thuê mặt bằng bên ngoài. Địa điểm kinh doanh cần lựa chọn khu vực gần trường học, khu đông dân cư, các địa điểm vui chơi...

địa điểm kinh doanh

8/ Thiết kế và thi công quán

Nếu chưa có ý tưởng thiết kế quán, bạn có thể tham khảo các mô hình trên mạng. Nhằm lựa chọn phong cách trang trí quán phù hợp với sở thích của mình. Khi đã có ý tưởng, việc tiến hành thi công cũng rất quan trọng.

cách trang trí quán trà sữa

Khi chưa có chuyên môn bạn nên chọn cách tìm thuê một đơn vị thi công chuyên nghiệp. Giá thành thiết kế thường dao động khoảng 200.000 nghìn đồng/m2. Bạn có thể theo dõi quán trình thi công để đảm bảo đúng yêu cầu và hạn chế thất thoát.

9/ Tuyển dụng nhân sự cho quán

Tùy theo quy mô kinh doanh của quán mà bạn cần cân nhắc về số lượng nhân viên cần tuyển. Cần đảm bảo đủ số lượng nhân viên cho các bộ phận ở mỗi ca. Thông thường với quán trà sữa cần khoảng 10 nhân viên và quản lý để vận hành. Bạn có thể trả lương theo giờ cho nhân viên. Dao động từ 15 - 20 nghìn đồng một giờ.

nhân viên phục vụ quán trà sữa

10/ Lên kế hoạch marketing cho quán trà sữa

Khi quán trà sữa của bạn đã được vận hành ổn định. Điều tiếp theo cần làm chính là lên kế hoạch và thực hiện chiến lược marketing cho quán. Nhằm thu hút lượng lớn khách hàng quen thuộc và khách hàng mới. Quán cần có các chương trình ưu đãi và được quảng cáo cập nhật hình ảnh thường xuyên trên fanpage...

marketing quán trà sữa

Đây cũng chính là kênh tương tác hữu hiệu giữa khách hàng và quán của bạn. Ngoài ra, có thể liên kết quán với các trang review địa điểm ẩm thực như Foody, Lozi...

Bí kíp kinh doanh quán trà sữa lợi nhuận cao

1/ Học hỏi công thức pha trà sữa ngon

Để phù hợp với xu hướng hiện đại, POSAPP xin được chia sẻ công thức trà sữa “hot” mà chắc hẳn ai cũng muốn một lần trải nghiệm:

Trà sữa “bóng đêm”

Với màu sắc đen huyền ảo, lạ mắt. Trà sữa than tre nổi bật trong mắt thực khách nhờ sở hữu vẻ ngoài long lanh. Với nguyên liệu, từ bột than tre lành tính chứa nhiều khoáng chất, hỗ trợ đề kháng sức khoẻ và tránh tình trạng tăng cân. Cách pha chế sáng tạo, độc đáo này, hứa hẹn sẽ giúp bạn bùng nổ doanh số trong kinh doanh.

Nguyên liệu:

  • • 2 gói trà đen túi lọc
  • • 20gr bột sữa
  • • 30ml sữa đặc
  • • 4gr bột tinh than tre
  • • 15gr đường cát
  • • 200ml whipping cream

Thực hiện:

Bỏ 2 gói trà đen vào bình pha, rót nước nóng rửa trà. Sau đó rót tiếp 200ml nước nóng hãm trà 20p để trà có được hương vị như ý.

Pha nước cốt trà cùng bột sữa, đường cát và sưa đặc khuấy đều. Bước này có thể dùng bình lắc để hỗn hợp được tan đều hơn.

Cuối cùng, 4gr bột tinh than tre vào khuấy cùng. 

Bỏ đá viên và các topping dùng kèm để gia tăng khẩu vị cho thức uống. 

Vậy là ly trà sữa than tre của bạn đã hoàn thành rồi ! Thật hấp dẫn phải không nào?

2/ Tạo sự khác biệt

Muốn tạo được giá trị cao về lợi nhuận. Bạn cần tạo điểm nhấn để quán luôn nổi bật và có nét đặc trưng riêng. Hoặc chọn lựa công thức trà sữa đặc biệt hay địa điểm trang trí, trình bày đặc trưng. Tuỳ vào thế mạnh bạn làm tốt mà triển khai sự phát triển phù hợp. Dưới đây là vài ví dụ điển hình.

3/ Hợp tác với các đơn vị giao món Grabfood, GoFood, Baemin,...

Cùng với sự tăng trưởng ngày càng vượt bậc của dịch vụ giao hàng. Việc đầu tư vào các đơn vị giao món như Baemin, Now,.. vô cùng tiện lợi và hiệu quả. Không chỉ giúp bạn mở rộng lượng khách hàng mà còn thúc đẩy doanh thu của cửa tiệm tăng lên đáng kể.

Các đơn vị này còn cung cấp hỗ trợ nhiều ưu đãi hấp dẫn để hai bên đều nhận được các lợi ích chung. 

Thông qua họ, việc quảng bá hình ảnh của tiệm cũng được lan truyền rộng rãi hơn. Ngoài ra, ta có thể nhận được tổng hợp hình ảnh và nhận xét từ phía khách hàng. Từ đó cái thiện được dịch vụ và phát triển tốt hơn.

4/ Marketing trên nhiều phương tiện

-  Facebook của quán, các hội nhóm review ẩm thực

Hiện tại, hội nhóm review ẩm thực là những group kín được đánh giá cao về những nhận xét khách quan trong ăn uống tại các quán ăn, nhà hàng của thực khách. Các thành viên trong group đa phần là những bạn trẻ thích thưởng thức khám phá các món ăn đường phố từ bình dân đến sang trọng. Nhờ có họ, quán của bạn có thể nhận được nhiều bình luận tích cực, được nhiều người biết đến, tò mò đến muốn đến để trải nghiệm. 

Thánh riviu hiện tại là một những những group ăn uống nổi tiếng nhất trong khoảng đàu năm trở lại đây.

Không thể nhắc tới "Càn quét Sài Gòn" - cộng đồng review uy tín và rất được nhiều bạn trẻ yêu mến.

Hãy cố gắng hoạt động tốt trên các group này, bằng cách sử dụng các voucher khuyến mãi trà sữa để nhận được nhiều sự quan tâm từ các thành viên. Cố gắng truyền tải thông điệp khéo léo để họ không cảm thấy bạn đang quảng cáo cho tiệm.

- Các trang đánh giá như: Foody, diadiemanuong, lozi

Trước khi có các hội nhóm kín như bây giờ, các trang diễn đàn ẩm thực như: Lozi, Diadiemanuong,.. đã phát triển rất mạnh mẽ.

Người dùng trước khi ăn uống đều tham khảo web để có thể nhận được những trải nghiệm tốt nhất. Nếu khéo léo sử dụng các trang đánh giá, bạn hoàn toàn khai thác tốt mảng truyền thông cho thương hiệu của mình.

Diadiemanuong

- Phát tờ rơi

Đây là hình thức marketing truyền thống. Chỉ cần bạn xác định đúng đối tượng, địa điểm và khu vực tập trung của mục tiêu. Thông tin tờ rơi sẽ được trực tiếp đưa đến tay khách hàng nhanh chóng và tiện lợi. Chi phí chạy quảng cáo cho dịch vụ này không tốn kém quá nhiều chi phí. Vì vậy, đây cũng là một trong những option để bạn marketing cho quán hiệu quả.

5/ Đảm bảo an toàn, thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề đáng quan tâm trong dịch vụ ăn uống. Vì vậy, nguồn nguyên liệu bạn lựa chọn nên có xuất xứ rõ ràng, các bước thực hiện cũng nên được đảm bảo vệ sinh để những tình trạng phát sinh không xảy ra, cũng như nhận được bình luận không hay từ phía khách hàng về vấn đề này. 

Một số tin tức báo đài về vệ sinh an toàn thực phẩm của trà sữa.

Và đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không có giấy chứng nhận, xuất xứ từ cơ quan nhà nước sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng tuỳ số lượng.

Sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc để hỗ trợ chế biến sẽ bị phạt từ 40tr đến 50 triệu đồng. Vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý và cẩn trọng những vấn đề này trước khi kinh doanh nhé!

6/ Ứng dụng công nghệ trong quản lý bán hàng

phần mềm quản lý quán trà sữa

Đối với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc sở hữu phần mềm bán trà sữa là vô cùng cần thiết. Sử dụng phần mềm của POSAPP sẽ giải quyết giúp bạn những vấn đề trên, cũng như xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Từ đó, giữ vững năng suất tăng doanh thu cho cửa tiệm. 

Trọn bộ máy tính tiền PosApp cho quán cafe trà sữa

  • • Giúp quản lí chặt chẽ các hoạt động, chi phí kinh doanh, dễ dàng đối chiếu khi có sự cố xảy ra.
  • • Đảm bảo tối ưu quy trình bán hàng. Cập nhật dữ liệu, báo cáo liên tục các hoá đơn thanh toán giúp kinh doanh trà sữa đạt hiệu quả cao.
  • • Kiểm soát nguồn tiền cửa hàng, tránh hao hụt, sai sót ở các khâu trung gian như: tiền thu - chi, tiền hàng hoá tồn kho,..

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!