Để chúng ta có thể chèo lái được spa chúng ta đi đến con đường thành công chắc chắn chúng ta không thể thiếu MỤC TIÊU.
Bạn không thể thành công nếu bạn không biết được đích đến cũng giống như việc trẻ bị lạc đường khi quên mất nhà mình ở đâu, họ sẽ đi tìm tìm mãi vẫn không thấy nhà của mình. Trong kinh doanh, nếu bạn thiếu đi mục tiêu sẽ khiến bạn không cố gắng nỗ lực, không tìm hiểu và học hỏi, thiếu đi điều đó công việc kinh doanh của bạn sẽ không đạt được kết quả tốt
PosApp sẽ chia sẻ cho bạn cách đặt mục tiêu:
Thứ nhất: mục tiêu tài chính
Cần chia ra thu nhập theo tháng vì làm spa đặc biệt miền Bắc sẽ có mùa lên mình chia theo tháng hợp lý, từ tháng mình sẽ chia theo tuần và chia theo ngày và đưa ra bản kế hoạch công việc cụ thể cần làm theo từng ngày
Thứ hai: mục tiêu về bản thân
Giá trị mà bạn nhận được sẽ tương ứng với quá trình học tập, rèn luyện để phát triển bản thân của bạn
Ví dụ: tập nhảy, học làm video, học livestream, đọc sách, nghe video chia sẻ từ những người thành công
Thứ ba: mục tiêu về chi tiêu tài chính
Mục tiêu về chi tiêu tháng này đi chơi ở đâu và mua quần áo như nào,...phải tiêu tiền mới có động lực kiếm nhiều hơn, thì mình mới cân bằng được cuộc sống nếu cứ kiếm mà không tiêu sau bạn sẽ không biết kiếm tiền để làm gì.
Thứ tư: Mục tiêu về sự tập trung
Nếu bạn làm tốt 3 điều kia mà điều thứ tư bạn làm tốt chắc chắn bạn sẽ thành công, khi chúng ta đã có mục tiêu điều kiên quyết theo đuổi và các bạn phải tập trung giỏi một thứ cho đến khi thành công thì thôi .
Ví dụ: Bạn đầu bạn mở spa về da, thì bạn phải đi học mất tiền, bạn mua máy móc về spa cũng mất tiền rồi bạn mất thời gian học tập và phát triển nó, trên con đường phát triển chắc chắn chúng ta sẽ gặp khó khăn, spa bé gặp khó khăn bé, spa lớn gặp khó khăn lớn, thấy khó học không tiếp tục học tập kiên trì, thấy người khác bảo phun xăm kiếm nhiều tiền bạn lại đi học phun xăm thì bạn lại quay lại điểm xuất phát của phun xăm, ngày kia lại học tiểu phẫu,...
Vậy thì bạn mất bao nhiêu thời gian để đi học và tiền bạc để đi học và tất cả con đường đó bạn đều đi đến nửa chừng, cái gì bạn cũng biết, nhưng không giỏi cái gì cả. Vậy thời gian đó ,tiền bạc đó bạn tập trung học thật giỏi và Marketing vào 1 thứ chắc chắn sẽ khiến nhiều người biết đến Spa của bạn và bạn sẽ nhanh chóng thành công.
Spa là một lĩnh vực xu hướng được nhiều người chọn để kinh doanh, đầu tư. Tuy nhiên để mở một spa thì cần một số vốn ban đầu không hề nhỏ và chưa kể đến một số yếu tố tất nhiên phải có như: Tay nghề, thương hiệu, marketing... nên spa mới mở ra để duy trì là 1 điều vô cùng khó khăn chứ đừng nói để cạnh tranh với spa khác. Một ngày không biết bao nhiêu spa mở ra vì độ hot của ngành làm đẹp. Một số spa may mắn thì còn vượt qua để ăn sinh nhật 1, 2 tuổi . Một số spa thì chưa bao giờ được đón sinh nhật lần nào. Mở ra không trụ nổi tới tháng thứ 2,3,4 . Vì sao vậy?
Kinh nghiệm số 1: Hãy chuẩn bị kỹ
Mở spa ra, đầu tư mặt bằng xịn sò rồi chờ mong khách đến từng ngày... Thời đại hiện nay khách hàng ở đâu ta ở đó. Nghĩ là mở spa ra thuê nhân viên sắm máy móc là xong mà không nghĩ đến chi phí marketing để thu hút khách. Rồi có marketing hoặc chạy quảng cáo thì vội vàng kiếm lợi nhuận mà không có chiến lược cụ thể rõ ràng hoặc nhiều chị làm spa mà mình hỏi dịch vụ phễu của spa là gì mà còn không biết, em tư vấn cho chị đi.
Kinh nghiệm số 2: Dùng tiền đúng chỗ
Bài toán kinh phí khi khởi nghiệp ngành spa luôn là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc spa có tồn tại được hay không. Nói thẳng ra là spa như chùa bà đanh và có thể phá sản dẹp tiệm nếu chủ spa không cân nhắc tính toán kỹ về tiền bạc.
Lúc mà spa xảy ra tình trạng vắng khách như chùa bà đanh rồi thì spa lại càng thê thảm hơn. Khách cũ đến thấy spa vắng thì ko có cảm xúc, khách mới muốn đến nhưng thấy vắng quá cũng không vô.
Có vốn mà không biết dùng tiền khi kinh doanh dịch vụ spa thì chẳng khác gì bạn đang tự mình “ném tiền qua cửa sổ”, còn ít vốn mà tiêu dùng không đúng chỗ thì hụt hơi là chuyện đương nhiên.
Kinh nghiệm 3: Kẻ biết nắm bắt thời thế là kẻ mạnh
Ông bà ta có câu: biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng. Bạn càng biết rõ về đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp với bạn, bạn càng nắm bắt thế mạnh của spa mình thì bạn lại càng có nhiều cơ hội để chiến thắng.
Chính vì thế, khi bắt tay vào kinh doanh về ngành spa nên nghiên cứu rõ thị trường mà mình đang khai phá, xem đối thủ của bạn đang làm gì, bạn có thể học hỏi điều gì. Bạn mạnh ở đâu, đâu là điểm khác biệt của spa bạn so với những spa khác.
Túm lại cái kinh nghiệm là hãy chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, có thể chạy quảng cáo để những người xung quanh đó biết spa bạn sắp khai trương chẳng hạn
Thứ 2: Chạy đúng dịch vụ khách hàng cần và chỉn chu về hình ảnh trên page. Ít ra cũng đầu tư bộ hình cho xịn sò vào.
Thứ 3: Đầu tư ngân sách marketing cho Spa theo 3 tiêu chí: Đúng, đủ, đều thì mới có kết quả
Quản trị tài chính: Bạn cần biết chính xác dòng tiền của mình chảy đi đâu.
Nắm chắc:
- Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận
- Thu - Chi
- Rất nhiều chủ spa gặp khó khăn vì vấn đề này:
- Không biết đóng gói giá dịch vụ
- Giảm giá bất chấp mà không tính được chi phí và lợi nhuận
Khi bắt đầu kinh doanh Spa hoặc thêm dịch vụ mới vào kinh doanh spa đang hoạt động. Một bài toán vô cùng quan trọng mà hầu như anh chị em đều không tính đến đó là ĐIỂM HOÀ VỐN!
Nó sẽ đưa Chủ Spa sáng suốt tìm đến điểm kinh doanh không có lãi nhưng chưa bị lỗ, để biết cân nhắc xem có nên đầu tư tiếp hay là không.
Khi xác định được điểm hoà vốn, chủ spa sẽ hình dung rõ ràng được về tương lai của 1 dịch vụ họ đầu tư hoặc cả quá trình kinh doanh. Để tránh tình trạng “càng làm càng thấy lỗ” mình xin phép tư vấn anh chị em nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này trước khi quyết định đầu tư kinh doanh Spa hoặc đầu tư thêm 1 dịch vụ mới trong spa đang hoạt động.
Bước 1: Xác định chi phí setup Spa như: chi phí thiết kế thi công, chi phí mua đồ nội thất, máy điều hoà, giường, khăn ga, trang trí, máy móc thiết bị … tóm lại là những chi phí ban đầu để hình thành nên spa.
Bước 2: Chi phí hàng tháng
Bao gồm chi phí biến đổi + chi phí cố định: Tiền lương cứng thuê nhân viên, chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện nước, chi phí phục vụ cho hoạt động của spa, tinh dầu xông phòng, chi phí khác,…
Bước 3: Tính doanh thu hàng tháng (dịch vụ lẻ) không tính những buổi thẻ nợ của khách mua về chưa làm trong tháng.
Tính tổng doanh thu trong vòng 1 tháng dựa vào công suất phục vụ trong 1 tháng mà bạn có thu về được cho Spa của mình.
Sau đó tính lợi nhuận trên 1 dịch vụ.
Khi mở Spa bạn sẽ có nhiều dịch vụ khác nhau.
Tính lợi nhuận / 1 dịch vụ = Giá dịch vụ – chi phí gốc (chỉ bao gồm cả chi phí dài hạn và chi phí ngắn hạn) – chi phí bán (bao gồm hoa hồng của nhân viên + chương trình khuyến mãi giảm giá ,quà tặng để kích thích bán hàng)
Bước 4: Tính điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn xuất hiện khi: TỔNG CHI PHÍ = TỔNG LỢI NHUẬN
- Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp chủ Spa giải thích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng dịch vụ và doanh thu của Spa.
- Khi phân tích điểm hoà vốn, anh chị em sẽ biết được số vốn tối thiểu cần phải có cho hoạt động kinh doanh.
- Nếu phân tích kỹ, bạn cũng có thể dễ dàng nhìn nhận được khả năng sinh lời từ sản phẩm dịch vụ đó là như thế nào. Nhờ đó có thể lựa chọn được phương án đầu tư đúng đắn trong một thời điểm.
- Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giúp chủ Spa thấy được những rủi ro. Từ đó ngăn chặn sự tổn thất khi thực hiện chiến lược Sale, Marketing, Quảng cáo cho dịch vụ đó.
Làm chủ Spa: Lý thuyết khác thực tế
Một số người có số vốn chỉ 100 - 200 triệu. Họ nói, thích làm nghề và chỉ có ít tiền, nên chị cũng cân nhắc kỹ. Trước khi mở còn đăng kí hẳn khóa học kinh doanh cho chủ spa mất hơn chục triệu. Mà trong lớp thầy nói, Hãy Làm Chủ đúng nghĩa, đừng biến Chủ thành Thợ Chính. Nghĩa là, trong tư duy của các anh chị em, Làm Chủ chỉ ngồi phẩy quạt quản lý Spa nọ kia, không nên tham gia vào khâu làm kỹ thuật cho khách!!
Nhiều người cũng mắc sai lầm này khi lần đầu vào nghề và cũng bị các thầy thấm nhuần tư tưởng LÀM CHỦ trên LÝ THUYẾT là vậy. Cuối cùng thì => Toang! Vì hiểu sai bài học!
Thật ra những điều thầy nói đều không sai. Nhưng quay lại câu chuyện của chúng ta. Hãy nhìn nhận lại, chúng ta xuất phát điểm LÀ AI? Có BAO NHIÊU TIỀN?
Có không ít câu chuyện thành công của các doanh nhân vĩ đại đều xuất phát điểm từ THỢ, nghĩa là làm thuê cho chính mình trước! Ví dụ: Ông Đặng Lê Nguyên Vũ từ những Lò Rang Cà Phê thủ công, tự đi thu mua cà phê của người dân. Hay như Ông Già KFC cũng phải tự mình nghiên cứu ra công thức Gà Rán truyền thuyết...
Trong một tổ chức, những người thành công đó có thể làm Kỹ Thuật, Làm Marketing hay Quản Lý, chung quy lại vẫn là LÀM THUÊ cho mình mà thôi. Chứ có mấy ai Khởi nghiệp được Làm Chủ - Ngồi mát ăn bát vàng đâu?
Trừ khi, bạn đã có đủ kiến thức để kinh doanh VÀ NHIỀU TIỀN!!
Còn bản thân các bạn, Xuất phát điểm tới 99% là Không Tiền, Không Quyền, Không Kinh Nghiệm. Vậy thì đừng ở trong tư duy LÀM CHỦ LÝ THUYẾT nữa. Hãy bắt đầu khởi nghiệp với tâm thế của NGƯỜI THỢ và theo thời gian, học hỏi => Làm => Rút kinh nghiệm => nhân bản để mình toàn diện hơn rồi hãy LÀM CHỦ!!
Đừng ảo tưởng sức mạnh, khi chỉ có một vài trăm triệu trong tay cứ nghĩ thuê người về làm là xong!
Hầu như các CHỦ của hệ thống Spa lớn, một là họ rất giỏi về NGHỀ, hai là họ là cao thủ về MARKETING SPA hoặc QUẢN LÝ NHÂN SỰ. Ngoài ra, đa phần ai cũng có xuất phát điểm từ 1 cơ sở nhỏ => Mở lớn, hay 1 điểm kinh doanh => Thành Chuỗi Thương Hiệu.
Vậy nên, Có đi học chị em cũng nên chắt lọc kiến thức, và vận dụng với điều kiện thực tế của mình.
Spa mới mở sẽ còn rất nhiều bỡ ngỡ từ khâu tổ chức, vận hành đến quản lý Spa, không phải ai cũng vận hành tốt được. Vậy, câu hỏi đặt ra: Spa mới mở nên vận hành như thế nào để có hiệu quả?
Về mặt nhân sự
Đây được xem là yếu tố quan trọng trong cho sự thành công của doanh nghiệp. Vì vậy khi tuyển dụng phải đòi hỏi nhân viên phải là người có tâm nghề và hiểu được mục tiêu yêu cầu của doanh nghiệp.
Theo kinh nghiệm của các chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực spa, trong quá trình tư vấn và làm việc với các spa thì yêu cầu khi tuyển dụng phải ưu tiên những nội dung sau:
Với nhân viên kỹ thuật:
• Trình độ học vấn tối thiểu phải hết lớp 12.
• Là người yêu nghề, có đức sau đó mới đến trình độ tay nghề (nếu kỹ thuật không có sẽ được đào tạo).
Toàn bộ nhân viên của bạn phải được đào tạo các kỹ năng chuyên môn của mình muộn nhất là 2 tháng trước ngày mở cửa đón khách. Nhân viên của bạn cần phải nắm rõ quyền hạn và công việc của từng bộ phận, chính sách chung của doanh nghiệp, quyền lợi & chế độ chung hoặc riêng của các bộ phận và nhân viên phải được rõ ràng.
Trên thực tế: Không đơn giản chỉ như vậy. Nhân sự luôn là vấn đề nhức nhối của Spa. Ví dụ:
Đào tạo xong các bạn buồn buồn lại qua Spa khác - thậm chí là Spa đối thủ để làm việc. (Dù có hợp đồng hay ko có hợp đồng thì đối với các bạn ấy cũng không có giá trị. Tao chán là tao nghỉ)
Quản trị nhân sự là sự kết hợp giữa cương nhu, mềm mỏng, cứng rắn, nhưng phải rõ ràng, không thể quản trị theo cảm tính, tình cảm cá nhân. Nhân viên và chủ là mối quan hệ hợp tác. Đôi bên cùng có lợi. Tuyệt đối không phải Anh - Chị - Em - Bạn bè
Tình cảm và tiền bạc - trách nhiệm - công việc không thể lẫn lộn.
Ngay từ đầu nếu những tiêu chí này không rõ ràng chắc chắn bạn sẽ là người chủ đau đầu nhất trong Thiên hạ.
Bạn cần lên 1 kế hoạch đào tạo và chiến lược dài hơi. Tiến độ thăng tiến của nhân viên, chế độ lương thưởng.......... phải chi tiết và có cấp độ theo từng mốc thời gian.
Đối với quản lý spa
• Để có thể quản lý Spa, bạn phải là người biết sắp xếp công việc.
• Có kỹ năng sống để có thể giải quyết các vấn đề với khách hàng, sự vụ và nhân sự hợp tình hợp lý, có khả năng kinh doanh để chịu trách nhiệm về doanh số,...
Toàn bộ nhân viên của bạn phải được đào tạo các kỹ năng chuyên môn của mình muộn nhất là 1 tháng trước ngày mở cửa đón khách. Nhân viên của bạn cần phải nắm rõ quyền hạn và công việc của từng bộ phận, chính sách chung của doanh nghiệp, quyền lợi và chế độ chung hoặc riêng của các bộ phận và nhân viên phải được rõ ràng tại Spa
Về mặt đào tạo trình độ kỹ thuật chuyên môn quản lý Spa
Việc tuyển dụng được nhân sự có khả năng chuyên môn, tay nghề và kỹ thuật cao và đồng đều là điểm khó khăn của các Spa
Đối với spa mang tính chuyên nghiệp việc đào tạo, bổ túc và đánh giá định kỳ thường xuyên. Ngoài việc đào tạo các kỹ năng dịch vụ phải được các kỹ thuật viên thực hiện thuần thục và đồng nhất, nhân viên cũng cần phải có kiến thức cơ bản về da và các vấn đề liên quan tới sức khỏe của khách hàng. Với các dịch vụ thư giãn và trị liệu dành cho mặt, toàn thân, chân, thủy liệu pháp,… Bạn phải tạo ra một vài dịch vụ chủ đạo mang tính khác biệt so với các dịch vụ khác, phải có tính đặc trưng với phong cách của spa của bạn. Hay nói cách khác là phải tạo phễu.
Việc đào tạo tay nghề kỹ thuật cho kỹ thuật viên cần tìm cơ sở đào tạo chuyên nghiệp để đảm bảo yếu tố đào tạo, kiểm tra, đánh giá tay nghề kỹ thuật viên trong từng giai đoạn đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cho những học viên đạt tiêu chuẩn. Việc đánh giá tay nghề phải được bên đào tạo kiểm tra đánh giá định kỳ mỗi 3 hoặc 6 tháng một lần, để đảm bảo chất lượng dịch vụ của Spa bạn luôn đảm bảo. Hoặc phải chính chủ tay nghề cao đào tạo trực tiếp nhân sự Spa của mình để đảm bảo chất lượng về kỹ thuật dịch vụ và kỹ năng phục vụ Khách.
Về sản phẩm
Giá trị đem lại cho khách hàng trong trị liệu chính là sản phẩm sử dụng trong spa. Vậy dựa vào yếu tố nào để chọn lựa được sản phẩm tốt:
- Hàng chuyên nghiệp (chỉ dành cho các Salon, Spa, TMV, BV da liễu,…)
- Hàng có thương hiệu, xuất xứ và được nhập khẩu chính thức bởi nhà phân phối độc quyền được cấp phép bởi Bộ Y tế Việt Nam.
Doanh số bán lẻ sản phẩm là khía cạnh quan trọng nhưng thường hay bị bỏ qua, nó là nguồn thu lớn thêm cho doanh thu hoạt động của Spa, ngoài ra nó có giá trị duy trì tối ưu hóa hiệu quả trị liệu của khách hàng tại Spa.
Hoạt động quản lý Spa
Một chìa khóa hỗ trợ đắc lực cho khâu quản lý Spa hoạt động là Hệ thống phần mềm quản lý spa, nó sẽ thay thế cho bạn quản lý số liệu đầu vào và đầu ra của nguyên vật liệu. Quản lý thời gian làm việc của nhân viên tại Spa. Cách tính hoa hồng cho nhân viên kỹ thuật, nhân viên tư vấn như thế nào?
Báo cáo tồn kho, báo cáo dịch vụ, báo cáo quỹ tiền mặt,… với các quyền truy cập thông tin của hoạt động từng bộ phận bạn có thể quản lý Spa và ra quyết định dựa trên các sự kiện. Nếu sử dụng phần mềm đúng cách sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều công việc và giảm chi phí nhân sự.
Khi thiết lập hệ thống bán lẻ, hãy tập chung xem xét đồng bộ cho việc bán hàng từ khâu đầu tư kiến thức sản phẩm, bí quyết bán hàng và chăm sóc khách hàng, chế độ hoa hồng khuyến khích nhân viên,... Tôi khẳng định rằng một nhân viên bán hàng tốt sẽ giúp bạn kiếm tiền nhanh hơn so với cung cấp dịch vụ Spa thông thường. Hãy tìm đến nhà tư vấn Spa và đưa ra các yêu cầu về đào tạo cho các nhân viên Spa để giúp họ biết cách tư vấn bán hàng. Các nhà tư vấn Spa biết phải đưa ra các chương trình đào tạo và huấn luyện thích hợp với nhu cầu của bạn.
Với thời đại công nghệ 4.0 nếu bạn không chú trọng việc marketing thì bạn đang tự " giết" chính mình. Bạn phải tuyển dụng đội ngũ nhân viên marketing giỏi nắm bắt được các hot trend và xu hướng tìm kiếm của khách hàng để có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Vì vậy để làm tốt các công việc quản lý Spa trên bạn cần phải bộ phận quản lý Spa chuyên nghiệp. Đặc biệt phải mua cho spa một phần mềm quản lý spa hiệu quả để có thể quản lý, vận hành trơn tru hệ thống spa và phát triển spa tiến xa hơn nữa trong tương lai
Các bạn có thể tự chạy bằng nhiều kênh khác nhau. Thậm chí là 0 đồng.
Có 1 nguồn doanh thu mà các spa hay bỏ qua: Doanh thu đến từ khách hàng đã có.
Nguồn khách hàng này chắc chắn đã cứu không ít spa từ những ngày mới bắt đầu và cả giai đoạn khó khăn trong dịp covid năm 2020-2021
- Cần quản lý thông tin khách hàng như thế nào cho hiệu quả? Đặc biệt với số lượng khách hàng lớn.
- Ngoài các thông tin về liên hệ, liệu trình chăm sóc thì cần những thông tin gì để chăm sóc hiệu quả?
- Quy trình chăm sóc khách hàng như thế nào cho hiệu quả mà không tổn quá nhiều thời gian?
Hồi mới bắt đầu khởi nghiệp, nhiều người cũng thật loay hoay với vấn đề này. Ban đầu chỉ là rất thô sơ, vì ít khách nên nhớ, rồi add friend facebook hoặc zalo, rồi chỉ tương tác tay mà cũng không có quy trình nào cụ thể cả. Số lượng khách hàng ngày càng lớn, mà trí nhớ lại chỉ có hạn, thêm nữa nhân viên cũng không để ý đến những vấn đề này, dẫn đến miss thông tin khách, tỷ lệ khách quay lại cũng theo đó mà giảm, bị đánh giá trải nghiệm dịch vụ không tốt chỉ bởi những thứ nhỏ nhỏ như thế, rồi doanh thu thì mọi người biết như nào rồi ấy...
Có 1 số cách sau này đúc rút ra, cũng như tham khảo từ các chuyên gia, mọi người tham khảo rồi bổ sung cho mình nhé
- Cần phải phân loại khách hàng
- Lưu trữ thông tin khách hàng hiệu quả (đoạn này nên áp dụng công nghệ vào nhé)
- Thường xuyên trò chuyện với khách hàng (nên đưa ra 1 quy trình chăm sóc cụ thể rồi đào tạo nhân viên, chứ không tự mình làm tất cả vì sẽ không có thời gian đâu)
Để quản lý, chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý Spa PosApp. Các tính năng của phần mềm quản lý Spa PosApp bao gồm
- Quản lý, thông tin khách hàng
- Hỗ trợ đặt lịch hẹn, sắp xếp KTV cho khách
- Hỗ trợ gửi SMS, Email marketing theo kịch bản định sẵn (SMS hỏi thăm quá trình sử dụng dịch vụ, SMS mua hàng, đặt hẹn, nhắc làm liệu trình, chúc mừng sinh nhật, giới thiệu dịch vụ mới, gửi voucher...)
- Hỗ trợ quản lý nhân viên chặt chẽ
- Quản lý các báo cáo tài chính - chi phí...
- Xem báo cáo từ xa ngay trên điện thoại
“Spa nhỏ thì không cần chuyên nghiệp - sau này giàu có tiền rồi muốn chuyên nghiệp thế nào cũng được”.
Đây là sai lầm của nhiều chủ Spa hiện nay. Khi kinh doanh Spa, nhiều người không lo làm ăn bài bản vì nghĩ ít người, ít khách hàng chưa cần làm. Nếu có tư duy này thì Spa bạn chẳng bao giờ “Lớn” được
- Cho dù Spa to hay nhỏ, đầu tư trăm triệu hay chục tỷ, loe hoe vài khách hàng hay trăm khách/ngày bạn nên chắt chiu từng khách hàng. Hãy tạo ấn tượng cho họ ngay từ lần đầu tiên đến, và sau khi họ đã về chúng ta vẫn cần thường xuyên liên lạc với họ.
Một chủ Spa có hơn 300 khách hàng tự tin nói với tôi rằng, họ chăm sóc khách hàng rất tốt.
- Họ sử dụng Excel để quản lý.
- Tôi hỏi, ngày sinh nhật bạn có gọi cho khách chúc mừng và tặng quà không?
- "Có, nhưng mà mình cũng không nhớ hết được ngày sinh của khách, nên lúc có lúc không ạ."
- Có gọi nhắc lịch khách hàng khi đến ngày điều trị của khách không?
- "Có, nhưng thỉnh thoảng bận quá hay bị quên."
Công nghệ hiện nay cho phép chúng ta tự động hóa việc chăm sóc khách hàng đến mức tối đa có thể. Nhất là với những Spa có hàng nghìn khách hàng thì không thể dùng excel để quản lý được.
Chúng ta cần sử dụng phần mềm để quản lý spa, và nó phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:
- Tự động sms và email cảm ơn sau khi khách hàng sử dụng dịch vụ
- Tự động sms và email khi đến ngày sinh nhật của khách hàng
- Tự động nhắc lịch khi đến lịch điều trị của khách hàng
Tất nhiên, khi sms cho khách, tên người gửi là sms brandname của chúng ta, ví dụ như tên spa của bạn là Elly, thì khi khách hàng nhận được tin nhắn, người gửi sẽ là AnaSpa.
Chỉ cần có thêm phần mềm có chức năng này, chúng ta sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn trong mắt khách hàng, khách hàng sẽ thấy chúng ta chuyên nghiệp.
Tất nhiên, khi SMS cho khách, tên người gửi là SMS Brandname của chúng ta, ví dụ như tên spa của bạn là Ana, thì khi khách hàng nhận được tin nhắn, người gửi sẽ là AnaSpa
Ngoài ra, như đã kể ở trên, các phần mềm Spa còn cho phép quản lý lịch hẹn, doanh thu, quản lý nhân viên, hoa hồng, trạng thái đơn hàng, liệu trình của khách rất tiện lợi. Bạn có thể tham khảo phần mềm cho Spa ở ĐÂY
Một trong những sai lầm các khách hàng Spa thường gặp phải đó là không xác định rõ được “KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU CỦA SPA LÀ AI NGAY TỪ ĐẦU”. Bạn anh chị đã từng đặt và tự trả lời: Spa của tôi sẽ phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách nào? Nhân viên văn phòng, cấp quản lý, học sinh, sinh viên hay người lao động phổ thông? Họ làm nam hay nữ? Bao nhiêu tuổi? Họ có khả năng chi trả ở mức nào? Họ đang thật sự có nhu cầu thế nào trong ngành spa, thẩm mỹ? Thích phong cách spa ra sao?,...Sai lầm này thường hay xảy ra. Dạng như đóng giày xong mới đi tìm người về size chân vừa về mạng mà không biết có bao nhiêu người vừa.
Điều này rất quan trọng việc nếu xác định rõ khách hàng mục tiêu của spa sẽ phục vụ bạn sẽ đưa ra các quyết định lựa chọn: địa điểm, phong cách spa, danh sách dịch vụ, đầu ở mức nào, vật dụng trong spa,... phù hợp phục vụ tối tượng khách này sẽ mang về 80% tổng doanh thu cho spa của bạn.
Đầu tư như bão tố mà không dự phòng rủi ro, chia ra từng giai đoạn đầu tư, tái đầu tư rõ ràng. Thực tế cho thấy quỹ tiền mặt đối ứng để xoay vòng cực kỳ quan trọng cho doanh nghiệp nói chung và kinh doanh spa làm đẹp nói riêng. Ví dụ minh chứng rõ ràng 80% spa chịu không nổi phải đóng của trong đợt dịch vừa rồi vì không có quỹ tiền mặt dự phòng để xoay vòng. (Cái này liên quan đến nguyên tắc quản lý, phân tích dòng tiền trong tài chính)
Spa không có nhóm dịch vụ thế mạnh. Cái gì cũng có trong list dịch vụ mà mạnh thì không mạnh gì hết. Cứ chạy theo thị trường làm cái gì có cái gì thì spa tôi có cái đó. Dịch vụ thế mạnh (Mũi nhọn) là dịch vụ mà bạn giỏi nhất và chỉ nên làm các dịch vụ xoay quanh dịch vụ mũi nhọn. Nhiều người bị fail vì không định vị được thương hiệu nên khách hàng không ấn tượng , không nhớ đến. Nhìn menu của như “tạp hoá Spa”
Xem thêm: Cách xây Sản phẩm mồi (Phễu), dịch vụ mũi nhọn Spa Salon
Đánh giá KPI (Key Performance Indicator) hiện đang là phương pháp phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong quản trị nhân sự. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, không ít công ty đã “gãy gánh giữa đường” chỉ vì cách làm hời hợt, chiếu lệ.
Điều này thực sự đáng tiếc, bởi lẽ KPI có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nếu được sử dụng đúng. Cụ thể:
1. KPI giúp khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên:
Đây là một trong những giá trị quan trọng nhất của KPI, nhưng lại ít được nhắc đến.
Việc theo dõi và đánh giá KPI giúp ghi nhận sự đóng góp của nhân viên đối với doanh nghiệp, đồng thời nhắc nhở họ về những trách nhiệm đã cam kết. Nhờ vậy, nhân viên sẽ không ngừng thúc giục bản thân tiến bộ để hoàn thành công việc tốt hơn.
Ngoài ra, khi đạt được một chỉ tiêu KPI đã đề ra, nhân viên sẽ hạnh phúc hơn với cảm giác “sở hữu thành tựu” - bằng chứng rõ ràng về sự đóng góp của họ đối với tập thể. Từ đó, nhân viên sẽ càng gắn bó với doanh nghiệp hơn, khao khát cống hiến nhiều hơn.
2. KPI đóng góp và ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu kinh doanh:
Các chỉ số KPI được thiết lập dựa trên những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Do đó, khi mỗi cá nhân hiểu rõ và có trách nhiệm với KPI của mình, thì đồng thời họ cũng hướng tới thực thi mục tiêu kinh doanh chung của công ty.
Bên cạnh đó, KPI đảm bảo việc đánh giá hiệu quả công việc không cảm tính, chiếu lệ. Nó đảm bảo mọi công việc dù lớn nhỏ đều được thực hiện có mục đích, đúng định hướng.
3. KPI giúp thúc đẩy sự phát triển cá nhân của mỗi nhân viên:
Không phải mọi dự án hay chiến dịch đều đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, bằng cách giám sát hiệu suất căn cứ trên các chỉ số KPI, doanh nghiệp sẽ tạo ra một môi trường không ngừng học hỏi và cải tiến.
Nhờ đánh giá KPI, các phòng ban có thể dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện công việc tại mọi thời điểm, mà không cần chờ đến cuối quý hoặc kết thúc dự án.
Theo dõi thường xuyên KPI, đặc biệt là trên hệ thống đo lường KPI theo thời gian thực (realtime KPI dashboard), sẽ giúp trả lời những câu hỏi như: cần làm những việc gì, tại sao nên làm những việc đó, làm như thế nào, khi nào.v.v...
Nhờ vậy, cá nhân/tổ chức có thể liên tục nhìn nhận lại từng hoạt động công việc là hiệu quả hay chưa, cần cải tiến những gì.
Bản thân nhân viên khi tự giám sát hiệu suất công việc của chính mình, và có các giải pháp tức thời, thì cũng dễ dàng đạt được mục tiêu hơn, biết cách để thay đổi có lợi hơn trong tương lai.
Tóm lại, việc đánh giá KPI và cải tiến liên tục không những giúp mỗi cá nhân làm việc linh hoạt hơn, mà còn giúp họ đạt được nhiều thành tựu hơn. Điều này đặc biệt cần thiết cho sự phát triển cá nhân và thỏa mãn trong công việc.
4. KPI là cách thiết yếu để quản lý hiệu suất công việc:
Đây là lợi ích lớn nhất của việc đánh giá KPI, là sự tổng hợp của tất cả các lợi ích nói trên: những gì đo lường được thì cũng sẽ quản lý được. Kể cả tinh thần, văn hóa, hay năng lực của nhân viên.
KPI giúp minh bạch và đơn giản hóa việc quản lý hiệu suất, bằng cách cho phép mọi người nhìn thấy không chỉ những gì họ đang làm, mà cả những gì đồng nghiệp/mọi người xung quanh khác làm. Nhờ vậy, tất cả mọi người đều đảm bảo làm việc theo cùng một định hướng, mục tiêu.
Để Doanh nghiệp có thể đứng vững và ngày càng phát triển CEO cần: 1 hệ thống KPI và 1 bộ máy quản trị bài bản để duy trì ổn định doanh nghiệp
Muốn Xây dựng cho doanh nghiệp 1 hệ thống KPI VÀ 1 bộ máy quản trị bài bản, ổn định cần đáp ứng:
1. BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC chi tiết cho từng vị trí, phòng ban giúp CEO:
- Có các tiêu chí tuyển dụng rõ ràng, chuẩn xác, đảm bảo tuyển đúng người, đúng việc.
- Dễ dàng phân công công việc, nhân viên nắm chắc mục tiêu và từng bước cần làm, nâng cao tính chủ động mỗi cá nhân, tăng hiệu suất làm việc.
- Nhanh chóng sắp xếp được nhân viên vào vị trí phù hợp nhất để phát huy được tối đa năng lực làm việc, đạt hiệu quả vượt bậc.
2. HỆ THỐNG KPI đánh giá TOÀN DIỆN và CHÍNH XÁC năng lực của nhân viên:
- Đảm bảo đánh giá chuẩn xác 100% dựa trên toàn bộ tiêu chí định lượng và phương pháp chấm điểm trọng số.
- CEO dễ dàng theo dõi tiến độ thực hiện công việc, sát sao đến từng nhân viên, từng đội nhóm để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.
- Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tự giác, hiệu quả, xây dựng môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh.
3. PHƯƠNG PHÁP TRẢ LƯƠNG 3P khoa học, phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp:
- Trả lương, thưởng công bằng đúng với năng lực của mỗi cá nhân, tạo động lực nâng cao năng suất làm việc.
- Tối ưu hóa quỹ lương cho doanh nghiệp.
- Cập nhật mới nhất công thức tính lương 3P từ các tập đoàn lớn.
Cách tính lương theo công thức 3P dựa trên 3 yếu tố:
Pay or Position: Trả lương theo vị trí công việc. Doanh nghiệp trả lương hàng tháng cho chức danh đó, bất kể người đảm nhận là ai và có năng lực thế nào.
Pay for Person: Trả lương theo năng lực. Dùng kết quả đánh giá năng lực nhân sự để định ra số tiền tương xứng với năng lực của nhân viên đó.
Pay for Performance: Trả lương theo kết quả đạt được. Thưởng cho nhân viên khi hiệu năng làm việc ở mức tốt, đáp ứng các chỉ tiêu và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Theo đó, số tiền lương mà nhân viên nhận được trong tháng là:
P1 (vị trí) + P2 (năng lực) + P3 (kết quả)
Xem thêm: 9 cách tính lương – hoa hồng nhân viên Spa – Nail hợp lý
4. NỘI QUY, QUY CHẾ đồng bộ và linh hoạt giúp:
- Tạo môi trường làm việc vừa thoải mái lại vô cùng chuyên nghiệp, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp riêng biệt, văn minh.
- Là cơ sở giải quyết các tranh chấp nội bộ để nhân viên yên tâm làm việc, dốc lòng cống hiến.
- Cập nhật phương pháp mới nhất giúp CEO bắt kịp xu hướng 4.0 để quản lý doanh nghiệp hiệu quả.
- Nội dung thực tế, hệ thống qua các file WORD, EXCEL với các biểu mẫu, công thức tính sẵn dễ dàng áp dụng trực tiếp vào từng loại hình doanh nghiệp.
Chúc các anh, chị xây dựng cho mình được 1 KPI Quản lý tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Xem thêm: 20+ Mẫu nội quy, văn hóa nhân viên Spa – Nail – Salon
Nhiều người biết rằng để một Spa tốt cần phải có quy trình vận hành. Nhưng bạn sẽ thắc mắc quy trình vận hành spa gồm những vấn đề gì trong spa
Thứ nhất quan trọng đầu tiên đó là mục tiêu:
Như đã đề cập ở đầu tiên, mục tiêu chính là đích đến và là những thứ mà bạn mong muốn có được: tiền bạc, giàu có, hạnh phúc, giúp đỡ người khác... nếu bạn kinh doanh mà không có mục tiêu sẽ giống với việc bạn đi taxi mà không biết đường thì bạn sẽ không thể biết được đích đến của mình.
Thứ 2 sau khi bạn có mục tiêu về doanh số
Về khách hàng, thì chúng ta bắt buộc phải có hoạt động marketing để tiếp cận nhiều khách hành hơn, và chia kênh để marketing đó chính là on và off bạn triển khai marketing chiến lược nào cũng được nhưng phải trả lời được 4 câu hỏi mỗi sáng thức dậy
+ Làm cho Spa đông khách hơn
+ Làm cho doanh thu cao hơn. Hãy đặt câu hỏi và sẽ có câu trả lời ,đừng quên marketing là hoạt động bạn phải chiến đấu liên tục đừng nghĩ rằng tháng này làm tháng sau dừng, hãy nhờ hành động liên tục, liên tục.
Xem thêm: 16 Chiến lược Marketing cho Spa Clinics – TMV – Phun xăm thẩm mỹ
Thứ 3 sau khi bạn lượng khách hàng bạn hút về
Spa đông đến nhưng khách không có niềm tin, không tin tưởng, không chốt được sale, doanh thu không có ,chắc chắn bạn phải có quy trình chốt sale, kịch bản telesale, xử lý sự từ chối cho khách hàng như "hôm nay em không mang tiền lần sau em quay lại... Rất nhiều sự từ chối khác bạn cần có kịch bản đề xử lý"
+ Ví dụ: dịch vụ có hiệu quả không ,có an toàn không...
+ Ví dụ: hôm nay em không mang tiền lần sau em quay lại... Rất nhiều sự từ chối khác bạn cần có kịch bản đề xử lý....
Xem thêm: 11 Tips - Quy trình chốt sale từ A-Z
Xem thêm: 10 cách tư vấn CSKH Spa,Salon, Nail phun xăm thẩm mỹ
Thứ 4
Bạn có khách nhưng không upsale được khách hàng, không chăm sóc khách hàng chu đáo, khách hàng phàn nàn thái độ nhân viên, nhân viên không có trách nhiệm, không năng lượng, ỷ lại vào chủ câu hỏi đặt ra làm thế nào cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn? Giúp nhân viên phục vụ khách hàng tốt hơn? Vấn đề nhân sự là đau đầu nhất trong vận hành spa, để bớt đau đầu bạn cần có:
+Văn hoá spa
+ Bản mô tả công việc cụ thể
+ Quy định thưởng, phạt tại spa
+ Bản quy định công việc (nếu quan tâm buổi sau Giang chia sẻ chi tiết)
Cuối cùng tất cả các quy trình trên đều quyết định một phần, người ảnh hưởng nhiều nhất họ là bản “Lãnh đạo là làm Gương”
Xem thêm: 20+ Mẫu nội quy, văn hóa nhân viên Spa – Nail – Salon
Thứ 5
Đầu tư marketing ồ ạt, chi phí nhiều, đầu tư cơ sở vật chất không kiểm soát, chi phí sinh hoạt spa phát sinh, đổ tiền quá nhiều đi thử sản phẩm cuối cùng làm mãi không thấy tiền đâu. Quy trình quản lý tài chính thiếu sót, bạn cần 1 quy trình thu chi lợi nhận hàng ngày.
Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý Spa - Thẩm mỹ viện tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Xem thêm:
• Máy POS bán hàng cảm ứng in hóa đơn phổ biến nhất
• Các thiết thị hỗ trợ quy trình bán hàng được tối ưu
• Hệ thống POS online là gì? Lợi ích của POS Online
• Công ty thiết kế phần mềm quản lý theo yêu cầu PosApp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN