Đi trên các con đường, các con ngõ, chúng ta dễ dàng thấy được những quán ăn, nhà hàng ở khắp mọi nơi. Ở đâu có người ắt có nhu cầu ăn uống. Trong những năm gần đây, phần vì bận rộn, phần vì thu nhập của người Việt ngày càng tăng nên nhu cầu về nhà hàng ăn uống ngày càng lớn. Song song với đó, hàng loạt các nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ cho ra đời. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là "Mở nhà hàng ăn uống cần bao nhiêu vốn?"
Đây là câu hỏi khá thú vị nhưng cũng chung chung. Điều đầu tiên bạn cần trả lời là câu hỏi : “Bạn muốn bán gì?”, “Đối tượng khách hàng bạn hướng đến là như thế nào?”. Trong lĩnh vực F&B, ta có thể thấy muôn hình vạn trạng loại hình kinh doanh khác nhau. Từ kinh doanh nhà hàng ăn uống như hải sản cho đến cửa hàng BBQ thịt nướng kiểu Hàn Quốc dành cho các bạn trẻ "teen". Bạn phải xác định rõ, trả lời được 2 câu hỏi trên.
Sau đây là một số bước và các loại chi phí tham khảo khi bạn mở nhà hàng, quán ăn.
2 loại giấy phép quan trọng nhất mà người kinh doanh cần phải có là giấy phép kinh doanh và giấy đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp.
Xem thêm bài viết: Thủ tục kinh doanh nhà hàng, quán ăn
Thường chi phí đặt cọc là 3 tháng tiền nhà tức là nếu chi phí thuê mặt bằng hàng tháng của bạn là 10 triệu đồng thì bạn đã phải trả trước cho chủ nhà 30 triệu đồng.
Khoản chi phí này thường phụ thuộc vào vị trí bạn muốn thuê mặt bằng để kinh doanh. Nếu bạn đã có mặt bằng thì có thể loại khoản này ra khỏi chi phí đầu tư. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải thuê, bạn chỉ nên dành 25% tổng số vốn đầu tư của mình.
Giá thuê mặt bằng tùy vị trí, nếu trong trung tâm thành phố giá có thể dao động từ 200 - 300 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, giá thuê còn phụ thuộc vào địa điểm có tiện giao thông qua lại hay không. Bạn cần lưu ý thuê mặt bằng vừa đủ với ý định mô hình kinh doanh của mình. Đảm bảo khu vực bếp, kho, quầy thanh toán, chỗ ngồi sức chứa bao nhiêu khách, nhà vệ sinh và khu vực để xe sao cho thuận tiện nhất. Hợp đồng cho thuê mặt bằng thường khá dài, tối thiểu là 1 năm.
Xem thêm: Những việc cần làm trước khi thuê mặt bằng quán cafe
Đầu tư cho nội thất quyết định đến yếu tố thành công khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn.
Chi phí trang trí nội thất bao gồm :
• Tiền sơn phết lại toàn bộ mặt bằng : 10 - 20 triệu đồng
• Tiền vẽ trang trí cửa hàng : 100.000 - 200.000 đồng/mét vuông
• Chi phí bàn ghế: 1 cửa hàng 80 mét vuông có khoảng 20 bàn. Nếu sử dụng bàn inox thì chi phí là 2 triệu 1 bộ : 20 x 2.000.000 = 40.000.000 đồng
• Tủ đông và tủ rau củ quả : 20 triệu đồng.
• Toàn bộ vật dụng bếp, gas, nồi, niêu, xoong, chảo : 40 triệu đồng.
Tham khảo bài viết: 5 vật dụng cần thiết khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn
• Nguyên liệu chế biến : 2 - 4 triệu đồng/ngày
• Tiền nhập gia vị ban đầu : 3 triệu đồng
Một nhà hàng khi vừa mới kinh doanh cần công tác truyền thông, marketing tốt. Nhằm thu hút về lượng khách hàng lớn cũng như xây dựng độ uy tín và định hình thương hiệu cho nhà hàng. Việc marketing cần được chú trọng quan tâm. Các hình thức marketing đem lại hiệu quả như phát tờ rơi, treo banner. Chương trình khuyến mãi đặc biệt, tặng quà, giảm giá trên hóa đơn là điều không thể thiếu trong ngày đầu tiên nhà hàng mở cửa. Khoản tiền cho những việc này gọi là chi phí marketing, dự tính thời gian đầu tầm 5-10 triệu đồng.
Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng fanpage cho nhà hàng. Tham gia vào các trang mạng xã hội và lập website. Chi phí cho marketing nên chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư ban đầu.
Xem thêm: 12 cách Marketing hiệu quả cho quán ăn, nhà hàng vô cùng đơn giản!
Một nhà hàng muốn vận hành tốt, thu lại lợi nhuận cao cần có khâu quản lý khoa học và chặt chẽ. Từ quản lý và chi trả lương cho toàn bộ nhân viên, quản lý thu-chi, quản lý kho và nguyên vật liệu của nhà hàng sẽ khá phức tạp và tốn kém nếu như bạn chưa biết cách kiểm soát khoa học. Chi phí quản lý tầm 30 đến 60 triệu đồng/ tháng.
Để tiết kiệm ngân sách cho khoản này, bạn nên dùng phần mềm quản lý đế có thể nắm kỹ tình hình của từng bộ phận. Từ đó có chiến lược và bước đi phù hợp.
Tham khảo bài viết: Phần mềm quản lý nhà hàng - Quán ăn đa nền tảng
• Chi phí nhân viên : 4 triệu đồng/người/tháng
• Chi phí rủi ro 3 tháng đầu tiên kinh doanh : 100 - 200 triệu đồng.
• Chi phí điện nước : 3 triệu đồng/tháng
Như vậy, để mở một mặt bằng quán ăn, nhà hàng dành cho các đối tượng trung bình cao, không phải quán ăn bình dân thông thường. Bạn cần chuẩn bị chi phí không chỉ trước khi kinh doanh mà thậm chí là chịu lỗ từ 3 tháng đến nửa năm. Làm một phép toán đơn giản ta có thể thấy được chi phí để đầu tư rơi vào khoảng 200 - 500 triệu đồng đối với các cửa hàng có mặt bằng từ 50 – 100 mét vuông.
Khi các bạn đã xác định được nguồn vốn mình cần sử dụng là bao nhiêu, PosApp sẽ chia sẻ thêm tới các bạn những kinh nghiệm khi mở nhà hàng ăn uống để các bạn có thể tham khảo.
Khách hàng chính là mục tiêu tiềm năng mà ngay từ khi bắt đầu bạn phải nhắm đến. Nhiệm vụ khi bạn mở nhà hàng là làm sao có thể thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bạn sẽ phải hiểu một điều rằng không có một nhà hàng nào đủ khả năng để có thể làm thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người cũng như có đủ sức hấp dẫn với họ. Bạn chỉ cần nhắm vào một lượng khách hàng mục tiêu nhất định và tập trung phục vụ đối tượng này tốt nhất. Như thế đã coi như bạn đã thành công một phần rồi.Thay vì làm nhiều việc cùng 1 lúc mà không đem lại hiệu quả thì bạn nên tập trung vào 1 việc sao cho đạt hiệu quả tối đa nhất.
Bạn có thể tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng cụ thể như độ tuổi, mức thu nhập, sở thích,...từ đó đưa ra ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu mà mình hướng tới.
Trước khi bắt tay vào xây dựng nhà hàng, bạn cần tính toán kỹ càng tỉ lệ chia các khu vực sao cho hợp lý. Khu vực phục vụ khách hàng thường sẽ chiếm 60% diện tích, khu vực nhà bếp sẽ chiếm khoảng 30% và còn lại là dành cho khu vực văn phòng và lưu trữ.
Phong cách thiết kế sẽ tùy thuộc vào sở thích cá nhân của bạn kết hợp với thị yếu của khách hàng mục tiêu. Bạn cần thảo luận tỉ mỉ với người thiết kế để tạo ra một không gian, phong cách riêng biệt cho nhà hàng của bạn, đồng thời đáp ứng được những sở thích của khách hàng.
Tham khảo: Top 20+ thiết kế và công ty thi công nhà hàng đẹp nhất
Thay vì quản lý nhà hàng ăn uống bằng phương pháp truyền thống thì sử dụng phần mềm quản lý sẽ giúp nhà hàng của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Phần mềm quản lý nhà hàng PosApp sẽ là “cánh tay phải” hỗ trợ đắc lực cho quá trình kinh doanh của bạn. Nhiều nhà hàng tin tưởng và sử dụng phần mềm quản lý tại PosApp bởi những ưu điểm nổi trội sau đây:
• Bán hàng liên tục Online/Offline: dù có kết nối với nguồn điện hay không thì bạn vẫn có thể bán hàng trên các thiết bị di động sẵn có như điện thoại, máy tính bảng, máy Pos cầm tay,...
• Dữ liệu đồng bộ giữa các thiết bị: tiết kiệm thời gian, bán hàng nhanh chóng và loại bỏ được sai sót so với việc ghi giấy viết tay thông thường
• Bán hàng linh hoạt trên nhiều thiết bị
• Hệ thống quản lý chặt chẽ
• Quản lý được tình hình làm việc của nhân viên , tình hình xuất nhập kho,... dù không có mặt tại cửa hàng, giúp loại bỏ nguy cơ thất thoát lên tới 80%
• Hỗ trợ nhận đơn hàng Online và phân loại doanh thu theo nguồn đơn hàng
• Hỗ trợ khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt
Xem thêm: Đánh giá 18 phần mềm tính tiền cafe, nhà hàng tốt nhất 2020
Việc tạo nên một thực đơn khác biệt cũng như cách mà bạn tạo ấn tượng với mọi người bằng đặc điểm nhận dạng riêng biệt của bản thân. Bạn phải làm sao tạo cho nhà hàng ăn uống của mình những món ăn không chỉ khác biệt, độc đáo mà còn phải đem lại hương vị thơm ngon không thể quên. Chỉ cần khi nhắc tới món ăn đó, khách hàng sẽ nghĩ ngay tới nhà hàng của bạn mà không phải suy nghĩ quá nhiều.
Để làm được điều này, bạn cần thường xuyên làm việc trực tiếp với bếp trường để tạo ra một menu hợp lý nhất, cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn khác nhau.
Khách hàng khi tới nhà hàng của bạn, ngoài mong muốn được thưởng thức những món ăn ngon, không gian thoải mái thì họ cũng muốn bản thân được phục vụ một cách nhiệt tình và chuyên nghiệp nhất. Chính vì thế, bạn cần kỹ lưỡng trong khâu tuyển dụng cũng như training nhân viên. Thái độ phục vụ của nhân viên quyết định một phần khá quan trọng trong sự thành bại của việc kinh doanh nhà hàng.
Bên cạnh việc nhân viên của bạn phải luôn có thái độ chuyên nghiệp, cởi mở, nhiệt tình với khách hàng thì bạn cũng cần quan tâm tới thời gian gắn bó của nhân viên đối với nhà hàng. Bạn nên tuyển những nhân viên có khả năng gắn bó dài lâu bởi vì như vậy, bạn sẽ không phải tuyển nhân viên quá nhiều lần và lại phải bỏ thời gian để training từ đầu.
Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần mở một nhà hàng với phong cách thiết kế đẹp, món ăn ngon là đủ thì bạn đã sai ngay từ bước này. Sẽ chẳng có khách hàng nào biết tới những điều đó nếu bạn không đẩy mạnh các hoạt động truyền thông quảng bá tới họ.
Nhiệm vụ của bạn là sẽ phải làm sao tạo dựng được hình ảnh nhà hàng trong mắt khách hàng, truyền tải thông điệp qua các chiến dịch truyền thông và tạo sự ấn tượng để khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Đối với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, bên cạnh sử dụng phương pháp truyền thông hiện đại thì phương pháp marketing truyền miệng vẫn được coi là vô cùng hiệu quả. Bạn nên áp dụng song song 2 phương pháp này để đạt được hiệu quả như mong muốn.
PosApp mong rằng đây là những thông tin quý giá để các bạn tham khảo và có các chiến lược kinh doanh phù hợp riêng cho mình.
Xem thêm : Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân, quán cơm văn phòng
Xem thêm:
• 8 thủ thuật “vàng” giúp tối ưu chi phí vận hành nhà hàng – quán cafe
• 10 sai lầm thường gặp khi kinh doanh quán cafe nhà hàng
• 8 điều cần lưu ý về phong thủy dành cho quán ăn, nhà hàng
BÀI VIẾT LIÊN QUAN