Kể từ ngày 01/07/2022, theo thông tư 78 về hóa đơn điện tử, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy. Vậy khi chuyển sang hình thức hóa đơn điện tử, chủ quán cần báo cáo hóa đơn hộ kinh doanh như thế nào? Làm thế nào để báo cáo thuế cho hộ kinh doanh theo các quy định hiện hành? PosApp sẽ giải đáp toàn bộ vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Căn cứ theo Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định rằng tất cả các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể đều phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử bắt đầu từ ngày 01/07/2022. Các đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 và Nghị định 123 sẽ không cần nộp báo tình hình hóa đơn điện tử.
Khi đã được cơ quan thuế phê duyệt yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử, người nộp thuế có thể tiến hành xác lập hóa đơn điện tử khi giao dịch, hoạt động kinh doanh.
Đối với trường hợp các tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh đang sử dụng hóa đơn của Cơ quan thuế thì cần phải nộp báo cáo tình hình sử dụng HĐĐT theo quy định tại Khoản 1, Điều 29, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể:
1. Hàng quý, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Nguồn: Khoản 1, Điều 29, Nghị định 123 Thư viện pháp luật
Bên cạnh đó, theo Khoản 2, Điều 20, Nghị định 123 có quy định, trường hợp báo cáo tình hình sử dụng đối với hóa đơn điện tử bị lỗi sẽ được xử lý như sau:
Trường hợp trong thời gian chưa khắc phục được sự cố của cơ quan thuế thì cơ quan thuế có giải pháp bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in cho một số tổ chức, cá nhân để sử dụng. Sau khi hệ thống cấp mã của cơ quan thuế được khắc phục, cơ quan thuế thông báo để các tổ chức, cá nhân tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế, tổ chức, cá nhân gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn giấy đã mua của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này
Nguồn: Khoản 2, Điều 20, Nghị định 123 Thư viện pháp luật
Ngoài ra theo Khoản 2, Điều 29, Nghị định 123, một số trường hợp khác cũng cần phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử là:
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
Nguồn: Khoản 2, Điều 29, Nghị định 123 Thư viện pháp luật
Xem thêm: Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử – doanh nghiệp cần lưu ý
Bắt đầu từ ngày 01/07/2022, trên phạm vi toàn quốc đều sẽ chuyển dần sang sử dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy tại thời điểm này, sẽ có hai hình thức sử dụng hóa đơn đó là các đơn vị, tổ chức kinh doanh chưa áp dụng nd123 và tt78 vẫn sẽ sử dụng hóa đơn giấy hoặc mẫu HĐĐT cũ. Còn các trường hợp còn lại đều đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử mới. Cụ thể:
Những đối tượng vẫn còn sử dụng hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử cũ theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP và Thông tư 32/2014/TT-BTC chưa chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử mới theo quy định Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ áp dụng quy định báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Cụ thể căn cứ theo Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối tượng phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
Ngoài các trường hợp trên, còn có một số trường hợp khác mà tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử khi:
Các tổ chức, hộ kinh doanh cá thể đang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC sẽ không cần phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử.
Đối với các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định tại Điều 29, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối tượng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Mẫu BC26/HDG và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Ngoài ra, một số trường hợp khác sẽ phải nộp báo cáo hình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi phát sinh các hoạt động:
Xem thêm: Hộ kinh doanh buộc áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày nào?
Với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, khi đã xác lập hóa đơn, bên bán tiến hành gửi hóa đơn đến cơ quan thuế để được cấp mã, sau đó sẽ gửi hóa đơn điện tử đã được cấp mã tới bên mua.
Với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, khi người bán đã lập hóa đơn và gửi cho bên mua, dữ liệu của hóa đơn điện tử sẽ được bên bán gửi đến cơ quan thuế (gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc chuyển trực tiếp cho cơ quan thuế).
Tùy vào từng trường hợp mà người bán sẽ chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn tới Cơ quan thuế nhưng chậm nhất phải là cùng ngày gửi cho người mua, hoặc có thể chuyển với hình thức Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (Mẫu 01/TH-HĐĐT) theo hạn nộp hồ sơ kê khai thuế Giá trị gia tăng. Trường hợp đặc biệt, nếu bán xăng dầu thì phải chuyển Bảng tổng hợp trong ngày.
Căn cứ theo Công văn 9136/CT-TTHT ngày 09/03/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội có nêu rõ:
Nếu doanh nghiệp đã thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động, chưa bán hàng hóa, dịch vụ, chưa đăng ký đặt in hóa đơn (hoặc tự in hóa đơn) và chưa thông báo phát hành hóa đơn, chưa sử dụng hóa đơn thị không phải nộp báo cáo tình hình hóa đơn.
Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể có được xuất hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 không?
Khi nhận được thông báo phê duyệt về việc sử dụng hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, các tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu báo cáo hóa đơn hộ kinh doanh 2022 (BC26) có đính kèm trong phụ lục 3.12 để quyết toán hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử theo quy định như trước đây.
Theo mẫu này, các hộ kinh doanh, cá thể cần phải kê khai đầy đủ các nội dung sau đây:
Mẫu báo cáo hóa đơn hộ kinh doanh 2022
Khi lập mẫu 3.12 báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn BC26 lần cuối cùng, cần lưu ý một số điều sau đây:
Còn đối với trường hợp lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng, chủ kinh doanh cần lưu ý:
Cuối cùng, trong trường hợp làm sai nội dung của thông báo phát hành hóa đơn BC26/AC, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ bị phạt từ 200.000đ đến 1.000.000đ tùy vào mức độ nghiệm trọng của vấn đề.
Xem thêm: Cưỡng chế hóa đơn là gì? Hộ kinh doanh cần xử lý như nào?
HTKK – Hỗ trợ kê khai là phần mềm kế toán, giúp hỗ trợ việc kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế được phát hành bởi Tổng cục thuế và được cung cấp một cách miễn phí cho doanh nghiệp sử dụng.
Bên cạnh đó, phần mềm này còn có thể được sử dụng để tạo tờ khai thuế đã có mã vạch để nộp trực tiếp cho các cơ quan chức năng. Sau đây PosApp sẽ hướng dẫn kê khai thuế hộ kinh doanh, cá thể 2022 theo quý trên phần mềm HTKK:
Bước 1:
Đăng nhập vào phần mềm HTKK (nếu chưa có, bạn có thể cài đặt trực tiếp tại: https://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/hotrokekhai)
Bước 2:
Vào mục “Hóa đơn” → “Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (BC26/AC)”.
Chọn “Kỳ báo cáo” theo THÁNG hoặc theo QUÝ.
Click “Đồng ý, màn hình sẽ hiển thị ra như sau:
Bước 3:
Nhập các số liệu trên các cột:
★ Cột 1: Cột thứ tự: Các bạn muốn thêm dòng thì nhấn “F5”, xóa dòng thì nhấn “F6”.
Cột Mã loại hóa đơn: Chọn loại hóa đơn mà bạn muốn báo cáo.
Ví dụ:
★ Cột 2: Tên loại hóa đơn: Bạn không cần phải nhập vì phần mềm sẽ tự động điền.
★ Cột 3: Ký hiệu mẫu hóa đơn: Các bạn nhập theo mẫu trên hóa đơn của doanh nghiệp bạn.
Ví dụ: 01GTKTT3/001.
★ Cột 4: Ký hiệu hóa đơn: Là ký hiệu trên hóa đơn của doanh nghiệp bạn.
Ví dụ: TT/18P.
★ Cột 5: Tổng số: Bạn không cần phải nhập vì phần mềm sẽ tự động tính.
★ Cột 6, 7: Từ số – Đến số: Số tồn đầu kỳ: Nếu là lần đầu tiên thì bạn tự nhập số tồn đầu kỳ của kỳ đầu, từ kỳ thứ hai trở đi thì phần mềm sẽ tự chuyển số tồn cuối kỳ của kỳ trước lên, có cho phép chỉnh sửa.
Ví dụ: Cột 6: 0000001. Cột 7: 0000050.
★ Cột 8, 9: Từ số – Đến số: Số mua /phát hành trong kỳ: Nhập dạng số. Nếu trong kỳ bạn không đặt in và thông báo phát hành hóa đơn thì không cần nhập.
Ví dụ: Trong kỳ các bạn thông báo phát hành 50 hóa đơn từ 51 – 100 thì nhập: Cột 8: 0000051. Cột 9: 0000100.
Cột 1 - 9 trên mẫu báo cáo BC26/AC
★ Cột 10, 11, 12: Bạn không cần phải nhập vì phần mềm sẽ tự động điền.
★ Cột 13: Số lượng đã sử dụng: Nhập số lượng hóa đơn đã sử dụng (Không bao gồm các hóa đơn đã xóa bỏ, mất, hủy) và phải nhỏ hơn hoặc bằng Cột 5.
Ví dụ: Trong kỳ các bạn sử dụng 50 hóa đơn trong đó không xóa bỏ, mất, hủy hóa đơn nào thì ghi: 50.
★ Cột 14, 16, 18: Số lượng: Bạn không cần phải nhập vì phần mềm sẽ tự động điền.
★ Cột 15, 17, 19: Số:
Các bạn nhập “Mã số hóa đơn” xóa bỏ, mất, hủy không liên tiếp thì các bạn viết dấu chấm phẩy (;) vào giữa các số.
Ví dụ: Trong kỳ bạn xóa bỏ 1 hóa đơn, Mã số hóa đơn đó là 0000003 thì ghi vào Cột 15: 0000003.
Nếu những hóa đơn bị xóa bỏ, mất, hủy không liên tiếp thì bạn phải viết dấu chấm phẩy (;) vào giữa các số
Ví dụ: Trong kỳ bạn làm mất 3 hóa đơn. Mã số của 3 hóa đơn này là: 0000009; 0000017; 0000521 thì bạn nhật vào Cột 17: 0000009;0000017;0000521.
Nếu những hóa đơn bị xóa bỏ, mất, hủy liên tiếp nhau thì kê khai dưới dạng khoảng và sử dụng dấu gạch ngang (-).
Ví dụ: Trong kỳ bạn hủy 3 hóa đơn. Mã số của 3 hóa đơn này là 0000003; 0000004; 0000005 thì bạn ghi vào Cột 19: 0000003-0000005
Lưu ý: Các bạn cần phân biệt được:
Cột 10 -19 trên mẫu báo cáo BC26/AC
★ Cột 20, 21, 22: Tồn cuối kỳ: Bạn không cần phải nhập vì phần mềm sẽ tự động điền.
Bước 4:
Bạn nhấn nút “Ghi” để lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, nếu có lỗi sai, phần mềm sẽ tự động thông báo cho bạn biết.
Bước 5:
Bạn nhấn nút “Kết xuất XML” để xuất file rồi nộp qua mạng cho cơ quan thuế.
Xem thêm: Chương trình hóa đơn may mắn – Xổ số HĐĐT trúng thưởng đến 50 triệu
Trên đây là chi tiết cách nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trên thuế điện tử mà PosApp vừa chia sẻ. Mong rằng những thông tin trên là hữu ích với bạn. PosApp chúc bạn luôn thành công và gặp may mắn trong việc kinh doanh của mình.
Bạn đang tìm kiếm giải pháp hóa đơn điện tử tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Xem thêm
• Máy POS bán hàng cảm ứng in hóa đơn phổ biến nhất
• Các thiết thị hỗ trợ quy trình bán hàng được tối ưu
• Hệ thống POS online là gì? Lợi ích của POS Online
• Công ty thiết kế phần mềm quản lý theo yêu cầu PosApp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN