Từ khi Bộ Tài chính ra quyết định triển khai hoá đơn điện tử toàn quốc, việc làm giả hóa đơn điện tử xuất hiện tràn lan. Vậy có những dấu hiệu nào giúp cảnh báo hóa đơn điện tử giả? Bài viết dưới đây, PosApp sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất về hóa đơn điện tử giả và cách tra cứu hóa đơn điện tử 2022.
Tuy mới đưa vào sử dụng không lâu, nhưng việc các hóa đơn điện tử giả mạo bắt đầu được rao bán tràn lan. Đây cũng là thực trạng đáng lo ngại hiện nay.
Lợi dụng sự mới mẻ, thiếu hiểu biết của người tiêu dùng nên các đối tượng lừa đảo đã chào mời thành công các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyển đổi hóa đơn điện tử.
Theo điều tra của Cơ quan thuế, các đơn vị cung cấp hóa đơn giả sẽ gửi email thông báo hết hạn dịch vụ cần nâng cấp, gửi email xác nhận, thông báo chữ ký số hết hạn để nâng cấp, gửi hợp đồng gia hạn hóa đơn điện tử, chữ ký số,...
Xem thêm: Hộ kinh doanh buộc áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày nào?
Đối với khách hàng
Khách hàng cá nhân không sử dụng trực tiếp hoá đơn điện tử để thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng nếu nhận được hoá đơn điện tử giả sẽ gây ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Vì hoá đơn giả là hoá đơn bất hợp pháp, không thể xác minh nguồn gốc, chất lượng hàng hoá, dịch vụ của đơn vị kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi sử dụng hóa đơn điện tử giả sẽ bị hủy số hóa đơn đỏ và không được khấu trừ thuế GTGT. Ngoài ra, việc xác minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa với Cơ quan thuế sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nghiêm trọng hơn, dù cố ý hay vô tình, việc sử dụng hóa đơn điện tử giả đều phải chịu mức phạt hành chính từ 20-50 triệu đồng.
Tuy bị phạt không nhẹ nhưng vẫn còn nhiều trường hợp xuất hiện hóa đơn điện tử giả, làm sao để cảnh báo hóa đơn điện tử giả?
Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu nhận biết hóa đơn điện tử giả mạo. Hãy cùng PosApp tìm hiểu nhé!
Ngoài những đặc điểm đã nêu trong phụ lục còn có:
Xem thêm: Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử – doanh nghiệp cần lưu ý
Hóa đơn điện tử như nào được coi là hợp lệ?
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020 quy định:
Ngày lập và ngày ký của hóa đơn phải trùng nhau mới được coi là hợp lệ.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng chuyển đổi hoá đơn điện tử hợp lệ theo quy định này, đặc biệt là một số doanh nghiệp trong lĩnh vực đặc thù.
Để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, cơ quan thuế khuyến khích các đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử cần áp dụng thành phần chứa dữ liệu hoá đơn điện tử và phương thức truyền nhận.
Hoá đơn điện tử như thế nào là không hợp lệ?
Theo Điều 9 Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ về Hóa đơn điện tử không hợp pháp như sau:
Hóa đơn điện tử không hợp pháp khi không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 3 Nghị định này.
Xem thêm: Phân biệt hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế
Khi phát sinh giao dịch điện tử với các đơn vị đối tác, các bạn cần phải xác định được tính hợp lệ của hóa đơn điện tử khi nhận về.
Ngoài ra, bạn cần xem xét, lựa chọn kỹ càng các đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử đã có uy tín và kinh nghiệm để đảm bảo tính chính xác của hoá đơn, cũng như chất lượng của dịch vụ và danh tiếng doanh nghiệp.
Xem thêm: Hướng dẫn từ A-Z cách tra cứu hóa đơn điện tử hộ kinh doanh
Để tra cứu hóa đơn điện tử trên trang Tổng Cục Thuế, các bạn hãy thực hiện những bước sau:
Với những thông tin trên về cảnh báo hóa đơn điện tử giả, PosApp hy vọng các bạn sẽ phân biệt được hóa đơn điện tử hợp lệ, tránh gặp hóa đơn điện tử giả mạo. Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi, gặp nhiều may mắn!
Bạn đang tìm kiếm giải pháp sử dụng hóa đơn điện tử đúng cách? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Xem thêm
• Máy POS bán hàng cảm ứng in hóa đơn phổ biến nhất
• Các thiết thị hỗ trợ quy trình bán hàng được tối ưu
• Hệ thống POS online là gì? Lợi ích của POS Online
• Công ty thiết kế phần mềm quản lý theo yêu cầu PosApp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN