Cảnh báo hóa đơn điện tử giả, cách tra cứu hóa đơn hợp pháp

Từ khi Bộ Tài chính ra quyết định triển khai hoá đơn điện tử toàn quốc, việc làm giả hóa đơn điện tử xuất hiện tràn lan. Vậy có những dấu hiệu nào giúp cảnh báo hóa đơn điện tử giả? Bài viết dưới đây, PosApp sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất về hóa đơn điện tử giả và cách tra cứu hóa đơn điện tử 2022.

1/ Thực trạng hóa đơn điện tử giả năm 2022

Tuy mới đưa vào sử dụng không lâu, nhưng việc các hóa đơn điện tử giả mạo bắt đầu được rao bán tràn lan. Đây cũng là thực trạng đáng lo ngại hiện nay.

Lợi dụng sự mới mẻ, thiếu hiểu biết của người tiêu dùng nên các đối tượng lừa đảo đã chào mời thành công các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyển đổi hóa đơn điện tử.

Theo điều tra của Cơ quan thuế, các đơn vị cung cấp hóa đơn giả sẽ gửi email thông báo hết hạn dịch vụ cần nâng cấp, gửi email xác nhận, thông báo chữ ký số hết hạn để nâng cấp, gửi hợp đồng gia hạn hóa đơn điện tử, chữ ký số,...

2/ Mức phạt khi sử dụng hóa đơn điện tử giả

Đối với khách hàng

Khách hàng cá nhân không sử dụng trực tiếp hoá đơn điện tử để thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng nếu nhận được hoá đơn điện tử giả sẽ gây ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Vì hoá đơn giả là hoá đơn bất hợp pháp, không thể xác minh nguồn gốc, chất lượng hàng hoá, dịch vụ của đơn vị kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi sử dụng hóa đơn điện tử giả sẽ bị hủy số hóa đơn đỏ và không được khấu trừ thuế GTGT. Ngoài ra, việc xác minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa với Cơ quan thuế sẽ gặp nhiều khó khăn.

Nghiêm trọng hơn, dù cố ý hay vô tình, việc sử dụng hóa đơn điện tử giả đều phải chịu mức phạt hành chính từ 20-50 triệu đồng.

Tuy bị phạt không nhẹ nhưng vẫn còn nhiều trường hợp xuất hiện hóa đơn điện tử giả, làm sao để cảnh báo hóa đơn điện tử giả?

3/ Dấu hiệu nhận biết hóa đơn điện tử giả

Để hiểu rõ hơn về dấu hiệu nhận biết hóa đơn điện tử giả mạo. Hãy cùng PosApp tìm hiểu nhé!

Ngoài những đặc điểm đã nêu trong phụ lục còn có:

  • – Doanh thu kê khai hàng năm phát sinh từ trên 10 tỷ đồng nhưng số thuế phát sinh phải nộp thấp dưới 100 triệu đồng (10%);
  • – Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn (từ 500 đến 2000 số hóa đơn). Số lượng hóa đơn xóa bỏ lớn, bình quân chiếm khoảng 20% số hóa đơn sử dụng.
  • – Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP , Thông tư số 78/2021/TT-BTC có số lượng hóa đơn điện tử giảm bất thường so với số lượng hóa đơn đã sử dụng theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP .
  • – Doanh nghiệp không có thông báo phát hành hóa đơn hoặc có thông báo phát hành nhưng không có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (hoặc chậm báo cáo).
  • – Doanh nghiệp có giá trị hàng hóa bán ra, thuế GTGT đầu ra bằng hoặc chênh lệch rất nhỏ so với giá trị hàng hóa mua vào, thuế GTGT đầu vào.
  • – Doanh nghiệp có hàng hóa dịch vụ bán ra không phù hợp với hàng hóa dịch vụ mua vào;
  • – Doanh nghiệp có doanh thu và thuế GTGT đầu ra, đầu vào lớn nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, có số thuế GTGT âm nhiều kỳ.
  • – Doanh nghiệp không có tài sản cố định hoặc giá trị tài sản cố định rất thấp;
  • – Doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng (tiền vào và rút ra ngay trong ngày);
  • – Doanh nghiệp sử dụng lao động không tương xứng với quy mô và ngành nghề hoạt động;
  • – Một cá nhân đứng tên (người đại diện theo pháp luật) thành lập, điều hành nhiều doanh nghiệp.

4/ Phân biệt hóa đơn điện tử hợp lệ và không hợp lệ

Hóa đơn điện tử như nào được coi là hợp lệ?

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020 quy định:

Ngày lập và ngày ký của hóa đơn phải trùng nhau mới được coi là hợp lệ.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng chuyển đổi hoá đơn điện tử hợp lệ theo quy định này, đặc biệt là một số doanh nghiệp trong lĩnh vực đặc thù.

Để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, cơ quan thuế khuyến khích các đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử cần áp dụng thành phần chứa dữ liệu hoá đơn điện tử và phương thức truyền nhận.

Hoá đơn điện tử như thế nào là không hợp lệ?

Theo Điều 9 Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ về Hóa đơn điện tử không hợp pháp như sau:

Hóa đơn điện tử không hợp pháp khi không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 3 Nghị định này.

5/ Cách phòng tránh hóa đơn điện tử giả

Khi phát sinh giao dịch điện tử với các đơn vị đối tác, các bạn cần phải xác định được tính hợp lệ của hóa đơn điện tử khi nhận về.

Ngoài ra, bạn cần xem xét, lựa chọn kỹ càng các đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử đã có uy tín và kinh nghiệm để đảm bảo tính chính xác của hoá đơn, cũng như chất lượng của dịch vụ và danh tiếng doanh nghiệp.

6/ Cách tra cứu hóa đơn điện tử hợp pháp

Để tra cứu hóa đơn điện tử trên trang Tổng Cục Thuế, các bạn hãy thực hiện những bước sau:

  • - Bước 1: Truy cập trang website Tra cứu hóa đơn
  • Truy cập vào link sau: http://www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn
  • Chọn mục Thông tin hoá đơn hoặc Tra cứu một hoá đơn. Tại đây, bạn sẽ tra cứu được các thông tin về hóa đơn, biên lai bao gồm: Đơn vị phát hành, thời gian phát hành, thời gian có giá trị sử dụng và thông tin hóa đơn.
  • - Bước 2: Nhập thông tin tại mục “Tra cứu một hóa đơn” hoặc “Tra cứu nhiều công ty”
  • Chọn 1 trong 2 hình thức Tra cứu một hóa đơn/ Tra cứu nhiều hóa đơn (Riêng mục Tra cứu nhiều hóa đơn NNT cần chuẩn bị 1 file excel thông tin Hóa đơn cần tra cứu)
  • Nhập đầy đủ mọi trường thông tin có dấu (*)
  • - Bước 3: Nhận và kiểm tra kết quả tra cứu hóa đơn điện tử

Với những thông tin trên về cảnh báo hóa đơn điện tử giả, PosApp hy vọng các bạn sẽ phân biệt được hóa đơn điện tử hợp lệ, tránh gặp hóa đơn điện tử giả mạo. Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi, gặp nhiều may mắn!

PosApp cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử thiết lập từ máy tính tiền

Bạn đang tìm kiếm giải pháp sử dụng hóa đơn điện tử đúng cách? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Xem thêm

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!