20 cách đặt tên cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ấn tượng

Tên thương hiệu rất quan trọng, nó luôn gắn liền với cửa hàng và là điều để khách hàng gợi nhớ đến cửa hàng. Vậy nên, biết cách đặt tên cửa hàng tạp hóa hay, ấn tượng rất cần thiết, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ để đưa ra một cái tên phù hợp với quy mô, loại hình kinh doanh của cửa hàng mình. Dưới đây, PosApp sẽ giới thiệu cho bạn 20 cách đặt tên cửa hàng tạp hóa hay, tên siêu thị mini ấn tượng nhất, thu hút khách hàng. 

20 cách đặt tên cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

1/ Tầm quan trọng của việc đặt tên cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Định vị thương hiệu không dễ nhưng muốn nhanh chóng có vị trí trong lòng khách hàng thì trước tiên bạn phải có một cái tên thương hiệu ấn tượng, dễ đọc, dễ nhớ, dễ liên tưởng. 

nhân viên tạp hóa

Thông qua tên thương hiệu, khách hàng có thể cảm nhận được văn hóa, tính cách, sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp,... lâu dần định hình nên cách nhìn của khách hàng về cửa hàng của bạn. 

Nhiều người không biết cách đặt tên cửa hàng sao cho đúng nên vô tình làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sau này của mình. Vậy nên, đọc tiếp thông tin dưới đây, bạn sẽ biết cách đặt tên tạp hóa hay, tên cửa hàng tiện lợi đúng chuẩn. 

2/ Quy trình đặt tên cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Để đặt tên cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đúng chuẩn, bạn cần thực hiện các bước đặt tên thương hiệu sau đây. 

Nhiều người bảo chỉ là một cái tên, đặt sao cũng được, đâu cần rườm rà, thực hiện nhiều bước, nhưng với kinh nghiệm của PosApp thì áp dụng các bước đặt tên dưới đây sẽ giúp bạn tạo nên một cái tên thương hiệu hay, ấn tượng, thu hút khách hàng. 

quy trình đặt tên thương hiệu

Bước 1: Tìm hiểu các nguyên tắc đặt tên cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Định hình quy mô, hoạt động kinh doanh của cửa hàng, siêu thị mini để từ đó đề ra một vài nguyên tắc đặt tên liên quan đến ngành nghề.

Lưu ý bước này bạn cần nghiên cứu kỹ các nguyên tắc ở trên để tránh việc đặt tên xong lại không liên quan gì đến hoạt động kinh doanh của quán.

Bước 2: Liệt kê một vài cái tên phù hợp

Sau khi đã đề ra một vài nguyên tắc đặt tên cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, bạn hãy liên tưởng và liệt kê ra một số cái tên phù hợp.

Ví dụ: Tạp hóa Gò Vấp, Tạp hóa Nice, Tạp hóa chính hãng, Tạp hóa Bảo Bình,...

Bước 3: Lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh

quy trình đặt tên thương hiệu

Tên thương hiệu không phải để dành cho bạn đọc, bạn nghe, bạn hiểu mà là phục vụ cho khách hàng của bạn. vậy nên, sau khi đã đề ra một vài cái tên phù hợp, bạn hãy khảo sát, lấy ý kiến đóng góp của nhiều người. 

Đó có thể là người thân hay một vài khách hàng bạn cho là tiềm năng để xem họ có thích thú hay dễ gợi nhớ tới cửa hàng từ cái tên bạn đặt. Từ đây, bạn sẽ thêm được nhiều ý kiến để dễ quyết định cái tên cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của mình.

Bước 4: Quyết định cái tên cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của mình

Sau khi đã có đủ mọi đóng góp ý kiến về cái tên thương hiệu cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của bạn, bạn đã có đủ cơ sở, căn cứ để quyết định cái tên cho cửa hàng của mình. Lựa chọn một cái tên và tiến hành đăng ký kinh doanh thôi.

Dưới đây là những gợi ý về nguyên tắc đặt tên cửa hàng phù hợp, ngắn gọn, dễ nhớ.

3/ Cách đặt tên tiệm tạp hóa, siêu thị mini ấn tượng

Lưu ý, dưới đây là những nguyên tắc mà PosApp thấy hay và hiệu quả, bạn có thể kết hợp nhiều nguyên tắc lại với nhau để cho ra đời một cái tên thương hiệu thật độc đáo chứ không nhất thiết chỉ sử dụng một nguyên tắc duy nhất.

3.1/ Đặt tên cửa hàng theo tên riêng

Đặt tên cửa hàng theo tên riêng

Đây là xu hướng đặt tên thương hiệu hiện hành của nhiều cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. Nó đơn giản nhưng tạo điểm nhấn mạnh mẽ cho người tiêu dùng tập trung vào tên cửa hàng. 

Tuy nhiên, vì tính cá nhân hóa tên thương hiệu mà điều này sẽ hạn chế bạn nếu bạn muốn mở rộng quy mô kinh doanh hoặc kêu gọi vốn đầu tư trong nước hay ngoài nước.

Ví dụ: Lam chi Mart, Tạp hóa Tuấn Hùng, Cửa hàng tiện lợi Thảo Nguyên,...

3.2/ Đặt tên tạp hóa theo địa chỉ

Đặt tên tạp hóa theo địa chỉ

Địa danh, địa điểm ở đây chính là cách đặt tên cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini theo địa danh, địa điểm mở cửa của cửa hàng bạn đang kinh doanh.

Ưu điểm của cách đặt tên này đó là dễ tạo điểm nhấn, dễ gây ấn tượng trực tiếp tới khách hàng của bạn, họ dễ dàng nhớ đến cái tên này. 

Nhược điểm của cách đặt tên này đó là bạn khó có thể mở rộng mô hình kinh doanh của mình ra các tỉnh, thành phố khác.

Ví dụ: Tạp hóa Gò Vấp, Siêu thị mini Bình Định, cửa hàng tạp hóa Ngã Ba Cây Xăng,... 

3.3/ Đặt tên theo đặc điểm của cửa hàng

Đặt tên theo đặc điểm của cửa hàng

Tận dụng điểm nổi bật nào đó của cửa hàng để đặt tên cho thương hiệu. Cách đặt tên thương hiệu như này không chỉ thể hiện sự độc quyền, “không đụng hàng” của thương hiệu bạn mà còn giúp khách hàng dễ dàng nhận diện cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của bạn. 

Ví dụ: Cửa hàng tạp hóa Cây Xăng (tận dụng cây xăng đối diện cửa hàng)...

3.4/ Đặt tên siêu thị mini theo nickname

Đặt tên siêu thị mini theo nickname

Nếu bạn có nickname thật đặc biệt và được nhiều bạn bè biết đến thì còn chần chừ gì mà không sử dụng cái tên này để đặt cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của mình. Các nickname càng độc đáo, càng lạ sẽ càng dễ khiến khách hàng ấn tượng, gây nên sự tò mò của khách hàng và kích thích họ tìm hiểu về cửa hàng của bạn.

Ví dụ: Tạp hóa Ông Mập, Siêu thị mini Bé Bo,...

3.5/ Đặt tên theo tên thần tượng, người nổi tiếng

đặt tên thương hiệu theo tên thần tượng

Cái tên này chỉ phù hợp nếu cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của bạn có một phân khúc khách hàng cực kỳ hâm mộ người thần tượng này. Những người hâm mộ vị thần tượng này chắc chắn sẽ rất ấn tượng và nhớ kỹ cửa hàng của bạn.

Ví dụ: Cửa hàng tạp hóa Lệ Quyên, lấy ca sĩ Lệ Quyên làm tên cho cửa hàng,... 

3.6/ Đặt tên cửa hàng theo sự liên tưởng

Đặt tên cửa hàng theo sự liên tưởng

Cách đặt tên cửa hàng này tập trung vào khách hàng tiềm năng của cửa hàng, dễ tạo ấn tượng cho khách hàng, khách hàng dễ liên tưởng đến mô hình kinh doanh của cửa hàng và cũng dễ nhớ dễ nghĩ đến mỗi khi khách hàng có nhu cầu.

Ví dụ: Bách hóa tổng hợp, cửa hàng nhập khẩu, cửa hàng mẹ và bé, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiêu dùng gia đình,...

3.7/ Đặt tên nhằm kích thích sự tò mò

Đặt tên nhằm kích thích sự tò mò

Tên thương hiệu này nhằm mục đích kích thích sự tò mò của khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần đặt một cái tên sao cho đảm bảo khách hàng vẫn liên tưởng đến cửa hàng của mình mỗi khi họ có nhu cầu mua hàng hóa. 

Ví dụ: Cửa hàng tạp hóa Sóc, Bốp Mart Mini,...

3.8/ Đặt tên cửa hàng theo quy mô

Đặt tên cửa hàng theo quy mô

Đây cũng là cách đặt tên thương hiệu cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini khá là phổ biến. Tuy nhiên cách đặt tên này thường phù hợp với các cửa hàng có quy mô kinh doanh lớn.

Các chủ cửa hàng cần tìm hiểu kỹ về luật pháp và mô hình kinh doanh của mình trước khi áp dụng cách đặt tên cửa hàng này. 

Ví dụ: Thế giới tạp hóa, thế giới tiêu dùng,...

3.9/ Dùng tính từ để đặt tên cho cửa hàng

Dùng tính từ để đặt tên cho cửa hàng

Đây là cách đặt tên thương hiệu cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị khá là phổ biến. Một số tính từ được không ít chủ cửa hàng dùng để đặt tên cho thương hiệu đều mang ý nghĩa may mắn, phát tài, phát lộc trong kinh doanh.

Ví dụ: Tạp hóa Hưng Thịnh, Thành Phát Mart,...

3.10/ Đặt tên shop theo các vị thần

Đặt tên shop theo các vị thần

Đây cũng là một cách đặt tên cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini khá phổ biến. Người ta thường đặt tên cửa hàng theo tên của các vị thần với mong muốn được sự ủng hộ cũng như bảo trợ từ vị thần đó.

Ví dụ: Apollo Mart, Venus Mart mini,...

3.11/ Đặt tên cửa hàng theo tên loài hoa ý nghĩa 

Đặt tên cửa hàng theo tên loài hoa ý nghĩa

Mỗi loại hoa khác nhau đều mang một ý nghĩa khác nhau, tùy theo ý nghĩa mà chủ cửa hàng muốn hướng đến để lấy tên hoa đặt tên cho thương hiệu của cửa hàng. Ngoài ra, tên các loại hoa còn mang một sắc thái nhẹ nhàng, điềm tĩnh, tạo nên một sự tin tưởng cho khách hàng. 

Ví dụ: Cát Tường Mart, Tạp hóa Hướng Dương,...

3.12/ Đặt tên cửa hàng theo thú cưng

Đặt tên cửa hàng theo thú cưng

Đối với các cửa hàng có khách hàng mục tiêu ở độ tuổi vị thành niên thì có thể đặt tên thương hiệu cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của mình theo tên thú cưng. Điều này không chỉ thể hiện sự dễ thương, độc đáo trong cách đặt tên quán mà còn tạo điểm nhấn, thu hút khách hàng.

Ví dụ: Thỏ Tây Mart, Tạp hóa Mèo Lười, Red Cat Mart,...

3.13/ Lấy tên viết tắt đặt tên cho cửa hàng

Lấy tên viết tắt đặt tên cho cửa hàng

Cách đặt tên thương hiệu này ưu điểm là ngắn gọn, dễ nhớ. Từ viết tắt có thể gợi lên tên người chủ, tên đối tượng mà cửa hàng đang kinh doanh. Bạn có thể đặt tên thương hiệu bằng cách viết tắt một cái tên nào đó, đó có thể là tên người thân của bạn hay tên ghép giữa tiếng Việt và tiếng Anh.

Ví dụ: Cửa hàng tạp hóa HT (HT là tên viết tắt của hai vợ chồng chủ quán),...

3.14/ Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài

Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài

Cách đặt tên cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini bằng tiếng nước ngoài hiện đang là xu hướng và được ưa chuộng tại Việt Nam. Nó không chỉ giúp tên cửa hàng của bạn không bị nhầm với tên của cửa hàng khác mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp, thu hút khách hàng hơn.

Hiện nay, nhiều siêu thị, cửa hàng cũng áp dụng phương pháp này để đặt tên cho thương hiệu của mình.

Ví dụ: Vinmart, Lisa Mart,...

Đặt tên shop bằng tiếng nước ngoài

Ngoài đặt tên thương hiệu bằng tiếng Anh, bạn còn có thể đặt tên cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của mình bằng nhiều tiếng khác như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp hay tiếng Tây Ban Nha,...

Ví dụ: Oppa Mart (tiếng Hàn), cửa hàng tạp hóa Zara (tiếng Tây Ban Nha), Sakura Mart (tiếng Nhật),...  

3.15/ Đặt tên cửa hàng theo kiểu 01 từ duy nhất 

Đặt tên cửa hàng theo kiểu 01 từ duy nhất

Ngày nay, chúng ta không khó để gặp các cửa hàng có tên thương hiệu như: Zmart, Hmart, Tmart… đó là cách đặt tên siêu thị, cửa hàng chỉ có một âm tiết, nó rất dễ nhớ và cực ngắn gọn. 

Tuy nhiên, hầu hết các tên này khó mà bảo hộ thương hiệu và dễ trùng nhau. Trong trường hợp xác định mô hình kinh doanh của mình ở quy mô nhỏ thì phương pháp đặt tên cho thương hiệu này hoàn toàn là khả thi.

3.16/ Đặt tên shop theo trend

Đặt tên shop theo trend

Đây là cách đặt tên thương hiệu nhanh được nhiều khách hàng chú ý đến và dễ dàng định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Tuy nhiên, đặt tên cửa hàng theo trend cũng có nhược điểm nhất định đó là tính lâu dài của thương hiệu. Trend dễ lên nhưng cũng dễ xuống, dễ lạc hậu nên bạn cần cân nhắc khi đặt tên thương hiệu theo trend.

Ví dụ: Corona mart, Tạp hóa U23,...

3.17/ Đặt tên shop theo tên truyện tranh, bộ phim nổi tiếng

Đặt tên shop theo tên truyện tranh

Bạn cực kỳ hâm mộ một bộ phim nổi tiếng hay một bộ truyện tranh cực “hot”, lấy ngay cái tên này và đặt tên cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của mình. Chắc chắn đây sẽ là một cái tên độc lạ và khó mà bị trùng với bất kỳ cửa hàng nào.

Ví dụ: Harry Potter Mart mini, Cửa hàng tạp hóa Tom&Jerry,...

3.18/ Bạn thích thì bạn đặt thôi!

Bạn thích thì bạn đặt thôi

Cũng có nhiều cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đặt tên thương hiệu không theo một phong cách hay nguyên tắc nào cả. Chỉ cần họ cảm thấy thích và cảm thấy ổn là họ đặt, miễn nó không vi phạm hoặc vướng mắc vào các vấn đề gì nhạy cảm là được.

Ví dụ: Baza Mart, tạp hóa Xinfu,...

4/ Sai lầm thường thấy khi đặt tên cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini

Rất nhiều chủ cửa hàng khi đặt tên thương hiệu cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của mình mắc phải những lỗi cơ bản và phải hứng chịu nhiều hậu quả đáng tiếc vì không lựa chọn cái tên thương hiệu thật kỹ.

Vậy nên bạn cần lưu ý những điều dưới đây để tránh vấp phải nhiều sai lầm của những chủ cửa hàng trước đó.

  • + Không hiểu bản chất mô hình kinh doanh

không hiểu quy mô kinh doanh

Lỗi này cực kỳ phổ thông vì nhiều người kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini đều là người dân thôn quê, họ hầu như không hiểu về mô hình mà mình đang kinh doanh hay không biết mình đang đi theo hướng kinh doanh mô hình nào nên rất dễ dẫn đến việc đặt tên cho cửa hàng sai cách.

Ví dụ: Bạn đặt tên cho cửa hàng của mình là siêu thị mini An Nhiên, cửa hàng tiện lợi cô Hoa,... Mô hình kinh doanh của bạn đã phù hợp để được gắn cái tên siêu thị mini hay cửa hàng tiện lợi chưa hay đó chỉ là cửa hàng tạp hóa, một cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ nay mở mái đóng? 

Không phải một mô hình bán lẻ nào cũng được quyền gắn cái mác siêu thị. Vậy nên điều đầu tiên trước khi đặt tên thương hiệu cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini của mình, bạn cần phải hiểu được bản chất mô hình kinh doanh của mình là gì để từ đó có cái tên phù hợp.

  • + Tên cửa hàng bị vi phạm bản quyền

Tên cửa hàng bị vi phạm bản quyền

Rất nhiều người thấy đâu đó tên thương hiệu hay hoặc vô tình đặt tên thương hiệu trùng với những tên thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ bản quyền rồi. Điều này sẽ gây bất lợi cho bạn thậm chí là liên quan đến pháp luật nếu chủ thương hiệu đã được đăng ký đó khởi kiện.

Tất nhiên, đối với mô hình kinh doanh cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini ở quy mô nhỏ ít khi gặp rắc rối liên quan đến bản quyền thương hiệu nhưng ở góc độ người tiêu dùng thì nó không đem lại sự tích cực cho lắm bởi khách hàng chỉ muốn mua và gắn bó với những thương hiệu chính thống. 

Xem Thêm:  250+ mẫu thiết kế shop giày dép nhỏ đẹp và tiết kiệm

  • + Đặt tên cho cửa hàng sai luật

Đặt tên cho cửa hàng sai luật

Pháp luật Việt Nam có quy định liên quan đến mô hình kinh doanh và tên thương hiệu được phép đặt nhưng nhiều chủ cửa hàng lại không để ý hay không hề biết đến vấn đề này nên nhiều người đã bị phạt vì đặt tên thương hiệu vi phạm luật quảng cáo.

Ví dụ thường thấy nhất là đối với các mô hình kinh doanh siêu thị thì phải đăng ký kinh doanh doanh nghiệp thay vì đăng ký kinh doanh theo hộ gia đình và chỉ những người kinh doanh doanh nghiệp mới được phép để chữ siêu thị trên biển hiệu. 

Nhưng nhiều chủ cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ lại không hề hay biết điều này và tự do đặt tên thương hiệu của mình hèm chữ “siêu thị”. 

Vấn đề vi phạm này không quá nghiêm trọng nhưng khi các cơ quan thuế, quản lý thị trường xuống kiểm tra thì bạn sẽ bị kiểm điểm, bị phạt hoặc thậm chí là bị tịch thu biển hiệu.  

  • + Đặt tên cửa hàng tạp hóa gây nhầm lẫn

Đặt tên cửa hàng tạp hóa gây nhầm lẫn

Một vài trường hợp, tên thương hiệu gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký:

-Tên tiếng Việt của cửa hàng đề nghị đăng ký được đọc giống như tên siêu thị đã đăng ký.

-Tên viết tắt của cửa hàng đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

-Tên bằng tiếng nước ngoài của cửa hàng đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

-Tên riêng của cửa hàng đề nghị đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên; số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.

-Tên riêng của cửa hàng đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”.

-Tên riêng của cửa hàng đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

-Tên riêng của cửa hàng đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”; “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

-Tên riêng của cửa hàng đề nghị đăng ký trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Xem Thêm:  10 Bí kíp kinh doanh hải sản tươi sống thành công

  • + Dùng tên cơ quan, tổ chức để đặt tên cửa hàng

Dùng tên cơ quan, tổ chức để đặt tên cửa hàng

Cấm sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hay một phần tên riêng của cửa hàng. Trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hay tổ chức đó.

Xem Thêm:  Kinh nghiệm mở cửa hàng vật liệu xây dựng thành công

  • + Dùng từ ngữ cấm, không hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam

Dùng từ ngữ cấm

Đây là những điều đại kỵ khi đặt tên cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini. Điều này không chỉ vi phạm luật pháp Việt Nam mà còn khó lấy được lòng khách hàng khi tên của cửa hàng lại vi phạm đến thuần phong mỹ tục, văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam. 

Xem Thêm:  850 tên shop quần áo hay, dễ thương và độc đáo

  • + Sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức cá nhân khác

Công ty thương mại TNHH vận chuyển Hà Thành

Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký bản quyền để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. 

Trước khi đăng ký đặt tên siêu thị, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Để không vi phạm các điều cấm của pháp luật, trước khi đăng ký tên siêu thị; doanh nghiệp nên tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xem Thêm:  Những vật dụng thiết bị siêu thị mini - Tạp hóa thiết yếu cho cửa hàng

Trên đây, PosApp đã chia sẻ cho bạn rất nhiều cách đặt tên cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini hay, ấn tượng, thu hút khách hàng cùng một vài lưu ý đặt tên thương hiệu sao cho hợp pháp. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thể lựa chọn cho mình một cái tên thương hiệu thật hay, chúc bạn kinh doanh thành công.

Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!



Hoặc liên hệ PosApp thông qua các hình thức sau:

Xem demo trực tiếp tại:

  • HCM: Lầu 5, tòa nhà HS Building, 260/11 Nguyễn Thái Bình, Quận Tân Bình
  • Hà Nội: Tầng 4, 174 đường Láng, Phường Thịnh Quang, Quận Đống Đa
  • Đà Nẵng: Số 128 Lý Tự Trọng, Hải Châu

Xem thêm:

TẢI BÁO GIÁ!
Tải báo giá
Chat ngay để nhận tư vấn!