Ngày nay có rất nhiều quán cafe mở ra với nhiều hình thức khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu đam mê cafe của nhiều người. Một trong số đó không thể không nói đến đó là mô hình cafe văn phòng.
Mô hình cafe văn phòng dường như đã trở thành một nét độc đáo khi nhắc tới giới văn phòng. Vì là đối tượng khách hàng của mô hình này khá đặc thù cho nên rất nhiều người phải “dừng chân” sớm do gặp phải sai lầm ở nhiều yếu tố và một trong những yếu tố rất quan trọng đó là chi phí.
Vậy chi phí để mở quán cafe văn phòng là bao nhiêu? Làm sao để thu hút được nhiều dân phòng phòng trải nghiệm tại đây? Nếu bạn cũng đang có ý định kinh doanh mô hình này hãy cũng PosApp tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mô hình cafe văn phòng là mô hình kinh doanh quán cafe kết hợp với không gian làm việc văn phòng hiện đại. Đây là môi trường làm việc dành cho những freelancer hoặc những người có thói quen làm việc vào cuối tuần ở những không gian mở, vừa làm việc vừa nhâm nhi tách cafe vừa trò chuyện cùng bạn bè đồng nghiệp.
Khi bắt đầu kinh doanh quán cafe văn phòng, bạn cần lên kế hoạch kinh doanh chi tiết, phương hướng kinh doanh cần triển khai và tính toán kỹ các chi phí phát sinh như:
Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh quán cafe văn phòng từ 10-30 triệu đồng/tháng
Thông thường, các quán cafe văn phòng sẽ được đặt tại ngay tầng 1 hoặc tại sảnh của các tòa nhà cao tầng, các cơ quan làm việc. Các địa điểm này được rất nhiều dân văn phòng ưa chuộng vì họ không phải di chuyển quá xa. Giá của thuê mặt bằng thường dao động từ 10-30 triệu/tháng.
Thông thường, các quán cafe văn phòng sẽ được đặt tại ngay tầng 1 hoặc tại sảnh của các tòa nhà cao tầng, các cơ quan làm việc. Các địa điểm này được rất nhiều dân văn phòng ưa chuộng vì họ không phải di chuyển quá xa. Giá của thuê mặt bằng thường dao động từ 10-30 triệu/tháng.
Hầu hết các quán cafe văn phòng đều đặt cọc trước ít nhất 3-6 tháng, nghĩa là bạn cần khoảng 20 -100 triệu cho tiền thuê mặt bằng. Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng thì không cần phải tốn chi phí cho khâu này.
Xem thêm: Tư vấn 14 bước chọn mặt bằng mở quán cafe, nhà hàng
Chi phí làm thủ tục pháp lý từ 5-7 triệu đồng
Chi phí hoàn thiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, các loại phí và thuế sẽ thường rơi vào khoảng 5-7 triệu. Nếu bạn đã quyết định kinh doanh thì nên thực hiện các thủ tục này từ sớm vì thời gian chờ hoàn thiện giấy tờ khá lâu.
Chi phí thiết kế nhận diện thương hiệu từ 500.000 - 10 triệu đồng
Thiết kế logo, nhận diện cho quán có thể rất thấp hoặc rất cao, tuỳ vào mong muốn của bạn mà chi phí này có thể dao động từ 500.000đ đến 10 triệu đồng. Bạn có thể yêu cầu thiết kế logo đơn giản với giá không hề đắt, thậm chí làm với chi phí 0 đồng nhờ các phần mềm trên internet, nhưng nhược điểm của hình thức này là thiếu chuyên nghiệp, không mang tính lâu dài.
Một bộ nhận diện thương hiệu đúng chuẩn sẽ bao gồm cả menu quán, hình ảnh in lên vật dụng trong quán, các ấn phẩm marketing,... từ 5 - 10 triệu đồng.
Chi phí thiết kế và thi công nội thất khoảng 100 triệu đồng
Hiện nay khách hàng khi đi uống cafe ngoài thưởng thức hương vị cafe đặc biệt ở quán họ còn rất chú trọng không gian, do đó bạn cần tìm một đơn vị thiết kế, thi công chuyên nghiệp để giúp quán mình trở nên lung linh hơn. Chi phí thiết kế, thi công điện nước, thi công tường, quầy, biển hiệu, sơn sửa lại, mua đồ nội thất thường tốn khoảng 100 triệu đồng.
Nếu bạn không có nhiều vốn thì chi phí này có thể giảm đi nếu bạn huy động được bạn bè, người quen hỗ trợ, tự mình thực hiện một số hạng mục, thu gom tái chế đồ đạc cũ giá tốt... Nếu bạn muốn mở quán cafe với phong cách sang trọng thì chi phí thi công, trang trí có thể gấp đôi, thậm chí gấp ba.
Xem thêm: Báo giá 10+ đơn vị thiết kế thi công quán cafe trọn gói
Chi phí mua thiết bị, nguyên liệu pha chế từ 30 triệu đồng
Bất cứ quán cafe nào cũng thường cần các thiết bị như sau:
• Phần mềm quản lý quán cafe và các thiết bị hỗ trợ bán hàng: 20 - 30 triệu
• Máy pha cafe ( tùy quán, các quán theo phong cách phương Tây sẽ cần): khoảng 50 triệu đồng
• Tủ lạnh: 5-7 triệu đồng
• Máy xay chuyên dụng: khoảng 3 -4 triệu đồng
• Dụng cụ pha chế, cốc, ly, ống hút, muỗng, khay: 7 - 8 triệu đồng
• Nguyên liệu pha chế ban đầu: 5 -10 triệu đồng
Có những thiết bị, nguyên liệu bạn sẽ không cần đến. Tùy cào định hướng của quán bạn có thể cắt giảm bớt hoặc mua thêm.
Xem thêm: 10 thiết bị bán hàng không thể thiếu khi mở quán cafe, trà sữa, quán ăn
Chi phí thuê nhân viên từ 50 triệu đồng/tháng
Chi phí cho nhân sự cũng là một khoản cần phải giữ đều đặn hàng tháng. PosApp gợi ý cho bạn lương trung bình hàng tháng của các vị trí trong quán cafe:
• Quản lý: 8 - 10 triệu (chủ quán có thể kiêm luôn vị trí này, tuỳ vào quy mô quán)
• Pha chế, phục vụ, thu ngân part time: 4-5 triệu/tháng
• Pha chế, phục vụ, thu ngân full time: 8-9 triệu/tháng
• Bảo vệ, giữ xe: 5 triệu
Chi phí marketing từ 30 triệu đồng
Hiện nay, khi bạn mở một quán cafe văn phòng mới chắc chắn bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều quán cafe khác trên thị trường, trong khu vực. Vì vậy, việc đổ tiền vào marketing không bao giờ là thừa, các hoạt động này sẽ giúp quán của bạn được nhiều khách hàng biết đến hơn, thu hút được nhiều người quan tâm hơn và tăng khả năng cạnh tranh với các thương hiệu khác. Chi phí marketing thường bao gồm:
• Chi phí thiết kế, in các ấn phẩm như tờ rơi, voucher, biển hiệu, băng rôn: 1 - 2 triệu đồng.
• Chi phí quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến: 5 - 10 triệu đồng/đợt quảng cáo.
• Chi phí mời KOLs quảng bá cho quán: 2 - 10 triệu đồng hoặc nhiều hơn nữa tùy vào độ nổi tiếng của KOLs.
• Chi phí làm các video quảng cáo, làm nội dung đăng tải trên mạng xã hội, báo chí: khoảng 7 triệu đồng cho nội dung, giá video tùy thuộc vào yêu cầu của bạn.
• Chi phí đưa quán lên các ứng dụng giao hàng phổ biến tùy thuộc vào đối tác.
Không nhất thiết bạn phải bỏ ra chi phí cho toàn bộ các hạng mục trên. Chi phí marketing có thể linh động tùy mỗi quán.
Ưu điểm:
• Dân văn phòng chiếm gần 70% tổng số lượng khách hàng hàng các quán cafe hiện nay.
• Mở ra một không gian làm việc hoàn toàn mới, nơi mọi người có thể thoải mái làm việc và sáng tạo
• Tăng tính kết nối, trao đổi thông tin giữa mọi người từ đó tạo điều kiện cho nhiều cơ hội làm quen mới, mở rộng mối quan hệ.
Nhược điểm:
• Hiện nay đa số các công ty lớn họ đều kết hợp cả quán cafe ngay tại công ty cho nhân viên thì dân văn phòng họ sẽ không cần phải tốn thời gian để ra quán.
• Là quán cafe nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lúc đông đúc, ồn ào, khó đảm bảo được sự yên tĩnh cho người làm việc.
• Cơ sở vật chất như: Thiết bị chiếu sáng, ổ cắm điện, bàn làm việc nhóm,...còn hạn chế.
Dân văn phòng, công sở chắc chắn là đối tượng khách hàng mà mô hình kinh doanh cafe văn phòng muốn hướng đến nhiều nhất. Những gì bạn cần làm đó chính là tìm hiểu kĩ nhu cầu, sở thích và thói quen của dân văn phòng ra sao để có thể phục vụ và “chiều lòng” họ một cách tốt nhất.
Cafe văn phòng - nơi dành cho những nhân viên văn phòng thưởng thức những ly cafe vài buổi sáng, buổi trưa hay thậm chí còn là nơi gặp gỡ khách hàng.
Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống con người cũng được nâng cao vậy nên suy nghĩ dân văn phòng là phải làm việc trong không gian văn phòng buồn tẻ, áp lực đã không còn tồn tại nữa. Với sự trẻ trung, sáng tạo, đột phá thì dân văn phòng ngày nay càng có nhiều sự lựa chọn cho không gian làm việc của mình.
Chính vì vậy, lựa chọn phong cách thiết kế quán cafe văn phòng cho quán cafe văn phòng của bạn cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là các phong cách thiết kế quán cafe được ưa chuộng hiện nay:
• Thiết kế quán cafe văn phòng theo mô hình không gian mở
Các doanh nghiệp startup hiện nay khi chọn nơi làm việc đều thích không gian làm việc mở, mọi người cùng nhau làm việc, sinh hoạt chung trong một không gian rộng rãi và thoải mái. Vậy nên đây hoàn toàn là ý tưởng thiết kế cafe văn phòng độc đáo mà bạn có thể ứng dụng.
Mẫu quán cafe văn phòng theo mô hình không gian mở
Hiện nay, cũng đã có rất nhiều văn phòng đã áp dụng hiệu quả mô hình quán cafe bên trong không gian làm việc như thế này.
Xem thêm: 500+ Mẫu Thiết kế quán cafe đẹp và 6 đơn vị thi công uy tín
• Thiết kế quán cafe văn phòng có phòng làm việc riêng
Bên cạnh thiết kế không mở cho khách hàng thoải mái làm việc và tương tác với bạn bè thì bạn cũng nên thiết kế những không gian đóng. Không phải ai cũng thích không gian mở, không gian náo nhiệt, nhiều người qua lại, có những người họ chỉ thích làm việc trong không gian yên tĩnh chỉ mình họ nhưng vẫn thích nhâm nhi thêm tách cafe, một miếng bánh để có thêm năng lượng làm việc thì phong cách thiết kế quán cafe văn phòng đóng sẽ hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khách hàng này.
Mẫu quán cafe văn phòng theo mô hình có phòng làm việc riêng
• Thiết kế quán cafe văn phòng kết hợp với không gian sách
Không thể phủ định rằng: “Sách mang lại nhiều lợi ích lớn cho con người. Sách cung cấp cho ta kiến thức, kinh nghiệm cũng như truyền một nguồn cảm hứng để làm việc, học tập một cách hiệu quả, sáng tạo hơn.”
Đối với một số người, đọc sách cũng là một cách giảm stress hiệu quả sau những giờ làm việc căng thẳng. Vậy nên một quán cafe văn phòng kết hợp với không gian đọc sách sẽ là một ý thiết kế quán độc đáo dành cho quán bạn.
Nơi đọc sách kết hợp quán cafe thì quán cafe đó phải đạt điều kiện yên tĩnh tối đa, có thể kết hợp những bản nhạc nhẹ nhàng như piano, nhạc không lời giúp người sử dụng có thể yên tâm thư giãn.
Mẫu quán cafe văn phòng kết hợp với không gian sách
Nguồn vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng mà bất cứ ai khởi nghiệp đều hết sức quan tâm không chỉ riêng kinh doanh mở quán cafe văn phòng. Bạn cần bao nhiêu tiền để mở quán cafe văn phòng? Đây là câu hỏi không hề dễ dàng để trả lời chính xác vì con số đó còn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô quán cafe văn phòng cùng với một số vấn đề khác như ý tưởng bạn muốn thể hiện quán của mình như thế nào, mặt bằng, máy móc trang thiết bị ra sao, nguyên liệu, giá cả,...
Tuy nhiên bạn có thể tự dự tính nguồn vốn để mở quán cafe như sau:
• Mở quán cafe văn phòng nhỏ, có sẵn mặt bằng: 50-200 triệu
• Mở quán cafe văn phòng tầm trung: 200-400 triệu
• Mở quán cafe lớn: 400 triệu
Xem thêm: Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn? Cần chuẩn bị những gì?
Việc lựa chọn vị trí kinh doanh thuận lợi cũng là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự thành công của việc mở quán cafe cho dân văn phòng. Nếu bạn mở quán cafe cho dân văn phòng mà đặt vị trí quán tại gần các bệnh viện, chợ, khu vui chơi giải trí,… thì sai lầm này có thể khiến công việc kinh doanh của bạn thất bại. Vì đặc điểm của đối tượng này là luôn bận rộn, họ sẽ chọn những địa điểm gần nhất để việc đi lại và di chuyển giữa quán cafe và công ty thuận tiện, nhanh chóng đặc biệt là cần sự yên tĩnh. Khách hàng mục tiêu ở đâu, chúng ta cũng cần phải ở đó.
Vị trí phù hợp nhất dành cho mô hình quán cafe này là gần các tòa nhà văn phòng có nhiều công ty, những nơi đông đúc dân cư và nhiều người qua lại. Thông thường, các quán cafe nên được đặt tại ngay tầng 1 hoặc tại sảnh của các tòa nhà cao tầng, cơ quan làm việc hay khu dân cư. Đây là địa điểm được khá nhiều dân văn phòng yêu thích vì dễ tìm kiếm, không phải di chuyển quá xa.
Mở quán cafe văn phòng cũng cần có cần giấy phép kinh doanh, tuy nhiên ngoài giấy phép kinh doanh thì đối với kinh doanh quán cafe bạn sẽ cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nữa. Hồ sơ này bao gồm:
• Giấy khám sức khỏe và CMND cho những nhân sự đang làm việc tại quán: về nguyên tắc là tất cả nhân sự làm việc tại quán cần có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực trong vòng 12 tháng.
• Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” theo mẫu.
• Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có chứng thực), bản công bố chất lượng cà phê (bản photo có chứng thực), hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê.
• Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.
• Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh.
• Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối (bỏ qua nếu là đăng ký kinh doanh cá thể).
• Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.
• Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý.
• Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.
• Các nguyên vật liệu tại quán phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng…
Tùy vào concept của mỗi quán mà menu sẽ có những món khác nhau. Tuy nhiên, để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, đối với mô hình quán cafe văn phòng thì bạn cần tập trung khai thác tất cả công thức chế biến liên quan đến cafe. Bởi cafe là món đồ uống giúp dân văn phòng tỉnh táo hơn khi làm việc. Một số thức uống liên quan đến cafe mà bạn có thể tham khảo bao gồm: cafe đen, cafe sữa truyền thống đậm đà vị cafe hay những cốc cafe pha máy mới lạ thơm ngon chẳng hạn capuchino, latte, mocha, …
Xem thêm: 100 mẫu menu quán cafe đẹp tạo ấn tượng với khách hàng
Bên cạnh cafe, bạn cũng có thể thêm vào menu nhiều loại đồ uống khác nhau như:
• Các thức uống từ trái cây: nước ép với hàm lượng chất xơ và dinh dưỡng cao luôn được nhiều người lựa chọn, các loại như nước ép dâu, dứa, cóc, táo, cam… Sinh tố hoa quả cũng là nhóm đồ uống mà menu đồ uống nào cũng nên có, các vị như sinh tố bơ, chanh tuyết, việt quất… Đồ uống đá xay cũng là món đồ uống phổ biến mà quán cafe văn phòng của bạn nên có.
• Các đồ uống từ trà: nhóm đồ uống trà, dù là trà nóng hay trà lạnh cũng rất cần thiết nên có trong menu đồ uống, với cách pha chế khá đơn giản với các vị phổ biến như trà đào cam sả, trà táo bạc hà,…Mọi người thường nghĩ rằng quán cafe thì đồ uống chỉ có cafe. Tuy nhiên để tạo sự khác biệt và tạo ra sự cạnh tranh với đối thủ thì bạn phải biết cách lên menu cho quán cafe sao cho phù hợp với xu hướng của thị trường. Đồ uống từ trà hiện nay đang được giới trẻ và đặc biệt là giới văn phòng rất yêu thích vì vậy không thể không bổ sung và menu quán cafe.
• Định giá dựa vào chi phí tối đa cho phép của quán cafe văn phòng
Phương pháp định giá sản phẩm giúp bạn có thể tính được phần trăm lợi nhuận, để đạt số tiền lãi theo mục tiêu của mình và tính được giá cost cân đối với mức thu chi hiện tại.
Ví dụ:
Tiền lương (10%) + Tiền lương hàng giờ (17%) + Vật tư (5%) + Tiện ích (6%) + Tiếp thị (4%) + Phí và giấy phép (3%) + Bảo trì (4%) + Chi phí cố định (21%) ) + Lợi nhuận mục tiêu (5%) = 75%
Hiện tại, 75% ngân sách tối đa của bạn thanh toán cho các khoản chi phí. Vậy thì số tiền giá cost đồ uống sẽ bằng 100% – 75% = 25%.
Ví dụ: Giả sử ngân sách tháng cần chi trả là 200 triệu VND (75%), thì chi phí giá cost đồ uống hằng tháng là 200.000.000 x 25% = 50.000.000 và đạt được lợi nhuận mục tiêu 5% là 10 triệu VNĐ/tháng.
• Định giá dựa theo “tỷ lệ vàng”
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, tỷ lệ vàng để tính food cost trong ngành nhà hàng, khách sạn là 35%. Đây cũng là tỷ lệ tính giá cost được nhiều cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn lựa chọn hiện nay.
Ví dụ:
Một ly cà phê Espresso (quán cafe) có giá nguyên liệu là 8.000 đồng, chi phí đi kèm khoảng 3.000 đồng. Khi tính giá cost món Espresso, bạn sẽ làm phép tính như sau:
Giá bán Espresso (VNĐ): 8.000 + 3.000 = 11.000 => (11.000/35%) x 100% = khoảng 31.500.
Tính giá bán của một ly sinh tố bơ (take away): nguyên liệu: 5.000 đồng, chi phí khác (dụng cụ, ly đựng, ống hút…): 1.000 đồng.
Giá bán sinh tố bơ (VNĐ): 5.000 + 1.000 = 6.000 => (6.000/35%) x 100% = khoảng 17.000.
• Định giá dựa theo mức độ cạnh tranh
Thêm một phương pháp định giá đồ uống là tùy thuộc theo đối thủ cạnh tranh mà thương hiệu bạn đang nhắm đến, giá bán đồ uống sẽ có mức tương đương hoặc trượt nhẹ hơn so với đối thủ. Điều này sẽ giúp thu hút khách hàng, nhưng ngược lại bộ phận pha chế tại quán cafe văn phòng của bạn sẽ phải cân đo đong đếm nguyên liệu sao cho tiết kiệm, phù hợp với lợi nhuận.
• Định giá dựa theo mức độ cung-cầu
Theo quy luật, cung nhiều thì nhu cầu ít, dẫn đến giá bán sẽ giảm và ngược lại. Đặc biệt là những nhà hàng, quán cafe bán những món đồ uống “signature”, phương pháp pha chế đặc biệt thì giá thành sẽ cao hơn so với thị trường. Bên cạnh đó, khi mở quán cafe văn phòng ở trên những “cung đường” đắt giá, nhiều đối thủ cạnh tranh (cung nhiều) thì mức giá bán cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Cũng tương tự như các quán cafe khác, công việc của nhân viên phục vụ quán cafe văn phòng là lên order cho khách, phục vụ đồ uống cho khách cũng như dọn dẹp sau khi khách hàng ra về. Bạn nên tuyển từ 1-2 nhân lực có kinh nghiệm, xây dựng hệ thống đào tạo bài bản, còn lại tuyển nhân lực trẻ, chưa có kinh nghiệm nhưng có khả năng học hỏi và hoàn thiện bản thân.
Xem thêm: 12 Kinh nghiệm tuyển dụng và đào tạo nhân viên cafe, nhà hàng, trà sữa
Để thu hút được lượng khách đến quán thường xuyên hơn, ngoài decor ấn tượng, đồ uống ngon và menu đa dạng, bạn cần chạy thêm quảng cáo trên các kênh online như: Facebook, Instagram, Tiktok,.. để quảng bá cho quán cho bạn. Thêm nữa, quán cần nên có những chương trình khuyến mãi như:
• Check in, like, chia sẻ fanpage
Việc check in, giảm giá không quá xa lạ với thực khách. Lợi ích từ việc check in của khách hàng cần thực sự đủ để thôi thúc họ hành động. Mục đích của hoạt động này là nhân rộng hình ảnh của quán đến bạn bè, cộng đồng. Những đối tượng trong sự liên kết của khách hàng trên các trang mạng xã hội.
• Mua 1 tặng 1
Quán của bạn đang ra mắt sản phẩm mới hoặc bạn muốn thúc đẩy doanh số của một sản phẩm đã có mặt từ trước nhưng khách hàng ít khi chọn lựa thì đây là hình thức hoàn toàn hợp lý. Một số khách hàng ngại thử những thức uống mới. Họ có thói quen duy trì thưởng thức đồ uống mình cho là đặc sắc. Bởi vậy sẽ có những thức uống mãi mãi không được gọi tên.
Việc kết hợp chúng với một thức uống được mọi người ưa thích có thể giúp sản phẩm này được có sức bán mạnh mẽ hơn. Khi áp dụng hình thức khuyến mãi cho quán cafe này tuy không mới nhưng vào thời điểm có ra mắt sản phẩm lại có chiêu cực kỳ hữu dụng.
Xem thêm: 13 bước lập chiến lược PR – Marketing Plan & Quảng cáo cho quán Bar – Coffee
• Đồng giá
Cơn bão siêu cấp mang tên đồng giá không những không hạ nhiệt mà còn được chủ nhà hàng tích cực áp dụng vào mỗi dịp khai trương. Người ta không ngần ngại đặt ra những mức giá “sốc” để thu hút khách hàng tham gia. Đơn cử như các mức: 49k, 39k, 29k thậm chí là miễn phí.
• Tích điểm nâng hạng thẻ
Thẻ thành viên tại quán cafe văn phòng của bạn có những ưu đãi nhất định với các thứ hạng thành viên, vàng, bạc, kim cương. Bạn đặt quyền lợi riêng cho họ, trong đó có những đặc quyền ưu tiên vào các dịp cá nhân như sinh nhật, hội nhóm hoặc các hoạt động chi tiêu trong hệ thống. Đặc biệt mỗi khi có chương trình khuyến mãi dành cho hội viên, khách hàng sẽ là người được nhận tin đầu tiên. Việc làm thẻ thành viên không khó, tuy nhiên việc làm thế nào để khách hàng sử dụng thẻ thành viên của bạn lại là cả một câu chuyện.
Việc trang bị thêm một phần mềm quản lý là yêu cầu cấp thiết với bất kể mô hình kinh doanh nào, quán cafe cũng vậy, giúp chủ quán:
• Quản lý nguyên vật liệu
• Quản lý thực đơn
• Quản lý hóa đơn
• Quản lý nhân viên
• Quản lý doanh thu, lãi lỗ
• Quản lý khuyến mại
Kinh doanh doanh quán cafe văn phòng bạn nên lắp đặt bộ máy bán hàng, máy bán hàng tự động và sử dụng phần mềm quản lý quán cafe của PosApp nhằm giúp cho hoat động kinh doanh của quán bạn trở nên trơn tru hơn.
Phần mềm quản lý quán cafe của PosApp được tích hợp đầy đủ các tính năng quản lý cơ bản, giao diện đơn giản, rõ ràng dễ dàng sử dụng sẽ giúp cho việc quản lý của bạn trở nên dễ dàng hơn.
PosApp là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp quản lý quán cafe hiệu quả nhất hiện nay với hơn 30.000 cửa hàng đã tin dùng.
Vào tháng 3/2021 Công ty Cổ phần công nghệ PosApp được nhận đầu tư từ NEXTPLAY của Shark Nguyễn Hòa Bình. Phần mềm quản lý quán cafe của PosApp sẽ giúp bạn:
• Phân quyền và kiểm soát doanh thu theo từng nhân viên
• Tối ưu hóa quy trình quản lý bán hàng của quán cafe văn phòng
• Phần mềm tương thích với nhiều thiết bị có sẵn cho phép nhân viên order trực tiếp trên máy POS chuyên dụng hay điện thoại, tablet, máy tính bảng,...
• Ưu điểm lưu trữ dữ liệu trên Cloud giúp dữ liệu được đồng bộ liên tục trên tất cả các thiết bị bán hàng cũng như thiết bị của người quản lý.
• Quản lý hàng hóa trong kho chặt chẽ, xuất nhập kho đều phải có hóa đơn kiểm duyệt kỹ càng.
• Hỗ trợ đa dạng nhiều phương thức thanh toán không tiền mặt như Zalo Pay, Momo hay thanh toán bằng thẻ tín dụng, Visa/Mastercard.
• Phần mềm PosApp tích hợp hơn 30 biểu đồ giúp chủ quán dễ dàng đọc hiểu cũng như phân tích được báo cáo kinh doanh của quán.
• Dữ liệu báo cáo có thể được truy xuất theo thời gian thực.
• Ngoài ra PosApp còn hỗ trợ tạo website bán hàng miễn phí cho khách hàng chỉ với 5 phút cài đặt nhanh chóng.
Hơn nữa, PosApp còn cung cấp cho các chủ quán cafe các thiết bị bán hàng đa dạng đáp ứng cho nhu cầu bán hàng như: máy bán hàng cầm tay, máy thu ngân, máy in hóa đơn, ngăn đựng tiền,...
Setup nội thất quán cafe cho dân văn phòng cũng rất quan trọng giúp cho việc kinh doanh của bạn được thuận lợi, tạo lợi nhuận đáng kể.
Mở quán cafe cho dân văn phòng thì diện tích khu vực dành cho khách sẽ chiếm phần lớn từ khoảng 60 – 80% diện tích cả quán, còn lại là các khu vực khác như khu pha chế, khu dự trữ hàng hoá,…
Mục tiêu của khách hàng khi đến quán của bạn là để làm việc, vì vậy bàn ghế cũng cần thiết kế và lựa chọn, sắp xếp cho phù hợp với dáng ngồi của họ. Bạn cần thiết kế bàn ghế sao cho thuận mắt, có thể đặt thêm những chiếc bàn dạng dài làm điểm nhấn cho không gian, giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm được những vị trí phù hợp cho mình.
Chắc hẳn hình ảnh dân văn phòng mang theo trong mình một chiếc laptop hay máy tính bảng kể cả khi ở quán cafe đã không còn xa lạ với chúng ta nữa phải không? Vì thế nên các thiết bị phục vụ cho công việc của khách hàng thì chắc chắn luôn cần nơi để sạc đầy, duy trì trong suốt quá trình làm việc. Đó chính là lý do mà ổ điện là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các quán cafe văn phòng.
Bạn nên bố trí số lượng ổ điện đủ để đáp ứng được nhu cầu tối đa của khách hàng. Một trong những thiết kế được áp dụng nhiều nhất để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ quán cũng như đảm bảo an toàn cho khách lẫn nhân viên đó là lắp đặt ổ điện âm tường dọc theo từng bộ bàn ghế.
Vì khách hàng mục tiêu chính của quán cafe là dân văn phòng nên chắc chắn bạn cần xây dựng menu sản phẩm tập trung đáp ứng tối đa nhu cầu của đối tượng này. Trước hết, dân văn phòng thường cần sự tỉnh táo và tập trung cao độ khi làm việc. Vì vậy, chắc chắn đồ uống không thể thiếu mà đa số khách hàng thường gọi nhất chính là các loại cafe, từ cafe đen đến cafe sữa, cafe kem béo, bạc xỉu,… để đáp ứng mọi sở thích khác nhau. Ngoài ra, các loại trà hoa quả và nước trái cây cũng được nhiều dân văn phòng ưa chuộng hiện nay. Bên cạnh các loại đồ uống phổ biến, hãy cố gắng sáng tạo ra một sản phẩm “signature” đặc trưng của quán để thu hút và giữ chân khách hàng.
Đối với hệ thống của quán thì PosApp khuyến khích bạn dùng ánh sáng màu vàng ấm vì chúng giúp dịu mắt, ít ảnh hưởng thị giác khi làm việc trong thời gian dài. Hơn nữa, ánh sáng vàng cũng tạo cảm giác ấm cúng, thư thái cho quán cafe văn phòng. Không dùng các loại đèn nháy, đèn màu lòe loẹt vì chúng gây phân tâm, ảnh hưởng đến quá trình làm việc của khách.
Về phần âm thanh, họ cần một nơi yên tĩnh để làm việc thì chắc chắn sẽ bị “dị ứng” với những thể loại nhạc ồn ào, náo nhiệt. Quán cafe văn phòng có thể lựa chọn các thể loại nhạc nhẹ nhàng, tinh tế, nhạc không lời, nhạc lofi,.. hoặc là một bản sáo trúc cùng tiếng suối chảy róc rách cũng sẽ giúp cho khách hàng giảm bớt được căng thẳng, thư giãn tinh thần và đem lại cảm hứng sáng tạo khi làm việc.
Quán cà phê có đông khách đến quả là một niềm vui lớn của chủ quán, tuy vậy thời điểm đông khách nhất cũng chính là thời điểm dễ mất khách nhất đặc biệt là đối với mô hình cafe văn phòng. Ở những thời điểm đông khách, vô hình làm cho không gian sinh hoạt chung bị những tiếng ồn, tạp âm làm không khí trở nên nhốn nháo, lộn xộn. Chính các tạp âm không đáng có này là nguyên nhân sâu xa làm mất đi không gian vốn có của quán mà bạn kỳ công xây dựng, từ đó chất lượng phục vụ của quán cũng đi xuống theo.
Sau đây là những kinh nghiệm mở quán cà phê văn phòng giúp bạn khắc phục vấn đề này:
- Bạn có thể sử dụng các vật liệu cách âm cho quán để giảm bớt tiếng ồn hoặc thiết kế những phòng ưu tiên riêng biệt dành cho những ai cần làm việc yên tĩnh (họp, gặp gỡ đối tác…)
- Ưu tiên sử dụng nhiều cây xanh trong quán để có thể làm giảm mức độ tiếng ồn.
- Bạn nên bật những nhạc tạo cảm giác tinh thần thoải mái dành cho dân văn phòng, tránh bật nhạc với mức âm thanh quá to.
Khi mở quán cafe văn phòng bạn cần để ý rằng khách hàng của bạn thường đến quán cà phê văn phòng một mình hay đi cùng một nhóm đồng nghiệp? Nếu đi nhóm để hội họp và làm việc chung thì bạn có lo ngại rằng việc trao đổi của nhóm khách hàng này sẽ gây ảnh hưởng đến những khách hàng khác xung quanh không? Đó là lý do mà việc phân chia khu vực là điều mà các bạn chủ quán cafe văn phòng cần quan tâm.
Nếu quán có phòng riêng cho các nhóm hội họp thì sẽ là một điểm cộng khiến cho những vị khách này ưu ái quán của bạn và không ngừng lui tới. Hãy nhớ bố trí khu vực sao cho khách hàng có thể có một khoảng không riêng tư để họ có thể dễ dàng làm việc.
• The Coffee House - Hà Nội
Quán nằm đối diện Đài tiếng nói Việt Nam, xung quanh có nhiều tòa nhà văn phòng nên dân công sở tới rất đông. Cả 3 tầng đều là hệ thống kính trong suốt, mỗi lần đến thoải mái chọn view khác nhau. Ở đây phân ra nhiều khu nhỏ nên không bị ồn, ngồi cũng riêng tư. Với không gian cực kỳ phù hợp cho làm việc, đọc sách, đây là quán cafe làm việc Hà Nội được nhiều dân công sở yêu thích. Quán thiết kế độc đáo hơn các cơ sở khác. Không gian mở, chỗ nào cũng thấy cây xanh. Để xe ở vỉa hè trước cửa quán, rộng rãi, có người trông rất thuận tiện.
Thông tin liên hệ:
• Foglian Coffee
Nếu bạn đang muốn tìm một nơi tránh xa những xô bồ, bụi bặm của Hà Nội tìm một không gian an yên để tập trung làm việc thì Foglian Coffee chính là một gợi ý hoàn hảo dành cho bạn. Với thiết kế không gian mang phong cách quán cafe sân vườn rộng rãi và gần gũi với thiên nhiên. Foglian Coffee đảm bảo sẽ cung cấp cho bạn một không gian yên tĩnh làm việc với thức ăn và nước uống chất lượng. Vừa làm việc hiệu quả, vừa thưởng thức đồ uống, tận hưởng không gian trong lành, xanh mướt ở đây thì còn gì tuyệt vời hơn.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 56, ngõ 298 Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội
Giờ mở cửa: 8:00 – 23:00
Mức giá: 29.000 – 62.000 đồng
• Xoan Café
Xoan Café là căn nhà có vẻ đã rất nhiều tuổi đời với lối kiến trúc thật lạ. Quán chia thành nhiều không gian nhỏ khác nhau, đều trông ra sảnh chính ở giữa. Không gian nào cũng đều ấm cúng và riêng tư với trần thấp, đèn vàng tối và có đôi chút lộn xộn, bừa bộn. Nhưng cũng bởi vậy nên khách đến quán lại càng thấy thân quen hơn, không cần phải giữ gìn, ý tứ… bởi cảm giác như trở về nhà vậy.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 5, ngõ 411 Trường Chinh, Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Giờ mở cửa: 09:00 – 22:30
Mức giá: 12.000 – 45.000 đồng
• Why Roastery coffee
Không gian của quán rất thông thoáng và rộng rãi. Grand T coffee được chia thành 2 tầng, ngoài ra còn có một gác lửng. Chiều cao của không gian sẽ tạo không khí cởi mở và thoải mái cho khách hàng. Sử dụng tông màu trắng và gỗ tạo nên bản sắc riêng cho không gian của quán. Menu với nhiều thức uống đa dạng, ngoài ra còn phục vụ các món bánh và thức ăn nhẹ.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 287 Nguyễn Chí Thanh, Đà Nẵng
Mở cửa từ: 7:00 – 23:00
Mức giá: 15.000 – 40.000 đồng
• Kakao Cafe
Kakao cafe sử dụng tông màu chủ đạo là trắng kèm nội thất, bàn ghế mang màu sắc ấm áp như nâu, kem. Khu vực bên ngoài và trong quán đều rộng và thoáng, có ánh sáng tự nhiên, đây cũng là một yếu tố giúp bạn có thể vừa làm việc vừa thư giãn tại đây. Không gian của Kakao cafe chẳng khác gì những quán cà phê bên Hàn hay Thái.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 31 Nguyễn Công Sáu, Sơn Trà, Đà Nẵng.
Mở cửa từ: 6:30 – 22:00
Mức giá: 20.000 – 35.000 đồng
• Hub Book Coffee
Hub Book Cafe là một trong những quán cafe nổi tiếng Sài Gòn quen thuộc với các bạn học sinh, sinh viên Sài Gòn. Quán có thiết kế khá đơn giản, nhưng rất thoáng đãng.Nguồn ánh sáng của quán sử dụng chủ yếu là ánh sáng tự nhiên, tạo cho bạn cảm giác rất dễ chịu. Quán đầu tư hơn 10.000 cuốn sách đủ thể loại để bạn có thể đọc giải trí sau những ngày học và làm việc căng thẳng.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 18A Cộng Hòa, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Giờ mở cửa: 6:30 – 22:30
Mức giá: 20.000 – 50.000 đồng
• The Workshop
Bước chân đến đâу, bạn ѕẽ cực kỳ thích thú bởi phong cách trang trí theo lối cổ điển kiểu Pháp. Chút hiện đại, tinh tế nhưng cũng chút nhẹ nhàng lãng mạn. Bàn ghế ở đâу được ѕắp хếp nhiều kiểu phục ᴠụ cho từng mục đích của bạn. Bạn có thể lựa chọn quán để học bài, làm ᴠiệc haу tổ chức ѕự kiện, training gì cũng hợp lý. Bạn cũng có thể ngắm nhìn câу хanh haу đường phố Sài Gòn tấp nập người qua những ô cửa хinh. Thật là một không gian lý tưởng phải không?
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 27 Ngô Đức Kế, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Giờ mở cửa: 7:00 – 20:00
Mức giá: 20.000 – 60.000 đồng
• Loft Cafe Sài Gòn
Loft Cafe được đánh giá là quán cà phê học bài ở Sài Gòn rất đầu tư trong cách thiết kế quán. Với tone màu trắng đen cổ điển cùng những mẫu bàn độc lạ không đụng hàng ở bất cứ quán nào. Thêm khung cửa ѕổ ᴠới cảm hứng bắt nguồn từ chiếc đồng hồ châu Âu hoài cổ. Rồi đến giàn đèn chùm, những bức ký hoạ treo tường trang trí. Tất cả mang một cái chất rất riêng toát lên ѕự tinh tế, tỉ mỉ ᴠà rất ѕang trọng. Không chỉ được thưởng thức từ A đến Z các món đồ uống. Quán còn nạp năng lượng cho bạn bởi đa dạng các món ăn từ nhẹ đến ăn no đậm ᴠị Châu Âu. Với một quán cà phê học bài ở Sài Gòn đạt chuẩn như ᴠậу thì còn chờ gì mà chưa đến thử.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Lầu 2, 95 Pasteur, Phường Bến Nghé, Quận 1
Giờ mở cửa: 8:00 – 22:30
Mức giá: 40.000 – 100.000 đồng
• Shin Coffee Sài Gòn
Nếu bạn là người chú trọng đến tách cafe trọn ᴠị để хúc tác cho ᴠiệc học tập ᴠà làm ᴠiệc hiệu quả hơn thì Shin coffee là gợi ý hoàn hảo cho bạn. Với hơn 30 loại cafe khác nhau để bạn tha hồ lựa chọn. Chất lượng cafe được quán đặc biệt chú trọng nên giá thành ở đâу có ᴠẻ khá cao. Nhưng trả cái giá đó cho một thức uống đúng điệu cộng ᴠới ᴠiệc tận hưởng không gian quán để làm ᴠiệc học tập thoải mái thì cũng đáng. Không gian quán không quá rộng rãi nhưng ấm cúng, riêng tư. Đặc biệt mà ᴠị cafe dậу mùi thơm lừng khi bạn ᴠừa mở cửa đặt chân ᴠào quán.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 13 Nguyễn Thiệp Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Giờ mở cửa: 7:00 – 22:00
Mức giá: 20.000 – 100.000 đồng
Tóm lại, quán cafe văn phòng là một mô hình kinh doanh đầy tiềm năng, nếu biết khai thác đúng cách, bạn chắc chắn sẽ thu được lợi nhuận khổng lồ. Vì thế hãy tìm hiểu kỹ những điều quan trọng và cần thiết ở trên trước khi bắt đầu kinh doanh cafe văn phòng. PosApp mong rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn thành công trong mô hình này!
Bạn có đang tìm kiếm phần mềm quản lý quán cafe hiệu quả? Hãy để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất có thể!!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Xem thêm:
• Máy POS bán hàng cảm ứng in hóa đơn phổ biến nhất
• Các thiết thị hỗ trợ quy trình bán hàng được tối ưu
• Hệ thống POS online là gì? Lợi ích của POS Online
• Công ty thiết kế phần mềm quản lý theo yêu cầu PosApp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN