Nhu cầu giải trí của giới trẻ hiện nay đối với một địa điểm giải trí ngày càng tăng cao, chính vì thế mà tạo cơ hội cho các nhà đầu tư kinh doanh khởi nghiệp. Thị trường kinh doanh Bar, Pub được xem là thị trường “màu mỡ” và vô cùng tiềm năng. Vậy kinh doanh quán bar, pub, club, vũ trường cần những gì? Mở quán bar cần bao nhiêu tiền? Cùng PosApp tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Bar có phải là Club…??? Chỉ có đi Vũ trường mới được “quẩy”?...
PosApp nhận thấy người Việt có rất nhiều sự nhầm lẫn trong các cách gọi giữa Bar, Pub và Club. Họ chưa nhận ra sự khác biệt của những mô hình kinh doanh này. Vậy đâu là sự khác biệt giữa Bar, Pub, Club? Làm thế nào để phân biệt các mô hình này? PosApp sẽ giải đáp trong phần dưới đây.
Quán Bar là gì?
Bar là nơi để uống beer, rượu hoặc các loại Cocktail. Nhiều Bar sẽ có thêm bàn bida, trò chơi điện tử, bảng phi tiêu hoặc tivi màn hình lớn để chiếu các trận bóng đá đỉnh cao hoặc đơn giản hơn là mở kênh FTV với những cô người mẫu chân dài đang trình diễn. Ngoài ra, khách hàng còn có thể gọi đồ ăn nhanh, kể cả những món ăn theo tiêu chuẩn nhà hàng.
Một đặc điểm nổi bật của các quán Bar là chỗ ngồi có thể quan sát được nhân viên Bartender pha chế và khách hàng có thể trò chuyện với họ. Bên cạnh đó, quán sẽ có bàn ghế được đặt cố định trong không gian của quán.
Pub là gì?
Chắc hẳn ai khi nói tới Bar và Pub cũng sẽ nghĩ ngay đến nơi để xả stress hay genZ thường nói đùa là “bay lắc” đó cũng là suy nghĩ của mình khi chưa tìm hiểu kĩ về loại hình giải trí này. Nghe tưởng chừng là giống nhau nhưng không, người ta đến Bar để uống nhưng đến Pub thì không hẳn vậy.
Pub là viết tắt cho cụm từ “Public House” trong tiếng anh, có nghĩa là “ngôi nhà cộng đồng”. Khác với không gian sôi động và náo nhiệt tại Bar thì tại các quán Pub có vẻ “hiền” hơn nhiều với không gian mở, thông thoáng cùng với âm nhạc chill nhẹ nhàng, hoài cổ. Mọi người gặp nhau cùng thưởng thức đồ ăn, đồ uống và chia sẻ với nhau những câu chuyện trong cuộc sống.
Còn Club có gì khác Bar và Bub?
Club hoặc Night Club (câu lạc bộ đêm) là một địa điểm vui chơi giải trí, phục vụ đồ uống có cồn và thường hoạt động muộn vào ban đêm. Phân biệt với các quán bar, quán pub, thì club thường có không gian kín bên trong bao gồm sân khấu nhạc sống, một hoặc nhiều khu vực sàn nhảy, các DJ chơi nhạc và đèn màu chiếu sáng khu vực khiêu vũ.
Khác với Bar, Pub thì Club chỉ nhắm đến một thị trường duy nhất đó là những người có đam mê âm nhạc, khiêu vũ và những người có cùng sở thích cùng với nhau. Một số Club cao cấp sẽ có khu vực VIP dành cho người nổi tiếng và khách hàng thân thuộc.
Vốn từ 100-300 triệu chỉ là một khoản chi phí cơ bản, là điều kiện cần có để mở một quán bar với quy mô phục vụ từ 660-100 khách mà thôi, còn một khi đã đầu tư mở quán bar thì số vốn bỏ ra còn tùy thuộc vào rất là nhiều yếu tố khác nhau như địa điểm, quy mô, phân khúc khách hàng và số bàn dự kiến của bạn nữa.
Nếu muốn mở một quán bar sang trọng, không gian rộng rãi, đẹp, thoáng mát hơn thì số vốn bỏ ra lên tới 500-700 triệu đồng và có thể hơn thế nữa tùy theo quy mô 500-2 tỷ đồng. Và dĩ nhiên là số tiền bạn bỏ ra đầu tư sẽ tỉ lệ thuận với doanh thu bạn nhận được.
Ngoài ra còn có một vài chi phí mà bạn cần lưu ý đó là:
☛ Chi Phí Mặt Bằng: Bạn muốn mở một quán bar mà không xảy ra địa chỉ thì chẳng khác nào nấu ăn mà không xảy ra nguyên liệu. Nếu bạn có nhu cầu kinh doanh quán bar thì diện tích cần thiết khoảng 200-250m2 để ngoài địa chỉ gửi xe, quầy bar thì còn phục vụ được 150 - 200 khách hàng.
Ví dụ ở khu vực TPHCM với 250m2 thì giá thuê mặt bằng ở Quận 1 và Quận 3 tầm khoảng 200 triệu đồng/tháng, các khu vực lân cận như Quận 5, Quận 10,... thì tầm 70-80 triệu đồng/tháng, còn ở Bình Thạnh, Gò Vấp khoảng 50-60 triệu đồng/tháng.
Cần lưu ý thêm là thời gian thuê của rất nhiều mặt bằng lớn thường rất là dài, tính bằng năm. Mặc khác, chi phí mặt bằng rất có khả năng biến động tùy theo vị trí mà chủ đầu tư cho quán bar của mình chỉ nên để chi phí mặt bằng chiếm 25% tổng vốn đầu tư.
☛ Chi phí decor: Một quán bar kinh doanh hiệu quả, đông khách luôn luôn được setup bởi một designer chuyên nghiệp biết cách bố trí bàn ghế, nội thất khoa học thích hợp với công năng và tiện ích nhất. Chi phí của một designer sẽ tùy theo nhiều yếu tố khác như mặt bằng, vị trí, phong cách thiết kế, diện tích và lựa chọn đồ nội thất. đa phần thì giá nhà thiết kế quán bar sẽ nằm trong khoảng từ 250-300k/m2.
☛ Chi phí trang thiết bị: sẽ bao gồm phần cách âm, tạo hình, nội thất, quầy bar và hệ thống âm thanh, ánh sáng. Tùy vào phong cách và đồ nội thất mà chi phí sẽ khác nhau.
☛ Chi phí khác: Chi phí nhân viên, đồ ăn thức uống,....
Xem thêm: Mở Nhà Hàng Ăn Uống Cần Bao Nhiêu Vốn?
Để mở quán bar, pub nhỏ thành công ở vùng nông thôn bạn các yếu tố sau:
Mặt bằng kinh doanh thuận lợi để mở quán bar thường sẽ thích hợp ở những góc hơi khuất tối một chút, nếu mặt tiền “lộ” quá thì sẽ khá là phức tạp vì rất dễ bị dòm ngó, để ý.
Nói chung là bạn không nên chọn những nơi có mặt tiền đường lớn để mở quán bar mà thay vào đó có thể chọn chỗ vắng người đi qua lại, nhưng phải có chỗ thích hợp cho giới ăn chơi đậu xe thoải mái và khoe xe siêu sang.
Bên cạnh đó, diện tích cũng rất là quan trọng, nếu mà nhỏ quá thì rất chán và phí, vì cùng từng đó người chỉ phục vụ được khoảng 100 khách, chi phí quản lý tốn kém hơn, bù lại việc khách đi chơi chỉ cần vài chục người là cùng thấy đông vui và có không khí rồi.
Tuy nhiên, trước khi mở quán bar bạn phải rào trước đến trường hợp có những khách họ chỉ rảnh và vui chơi được vào ngày cuối tuần hoặc là những ngày nghỉ lễ, thì đến lúc đó việc mặt bằng nhỏ không những bất tiện mà còn ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu quán bar của của bạn.
Ngược lại, mặt bằng quá to, sức chứa quá lớn có thể tính tới quy mô 600-1000 khách thì thực sự rất lớn, khi đó bạn cũng sẽ phải tìm cách cho khách kéo đến để lấp đầy quán, nếu không thì sẽ rất vắng vẻ, người thì ít mà không gian thì rộng khiến cho khách hàng cảm thấy chán và bỏ về sớm.
Bù lại vào những ngày lễ lớn, tổ chức event,...là thời điểm quán của bạn tha hồ hốt bạc, nhưng việc duy trì nhân viên phục vụ cho một địa điểm quá to thì cũng là cả quá trình chi phí khủng khiếp.
Vì vậy mặt bằng mở quán bar như thế nào to hay nhỏ cũng đều quyết định đến việc Bar, Pub bạn có được nhiều người biến đến và lựa chọn để đi hay không ?!
Bar, Pub là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu đang có ý định đầu tư quán bar, pub thì bạn nên lưu ý những điều sau, theo chương 7, nghị định 103/2009 (sửa đổi bởi Nghị định 01/2012) về đầu tư quán Bar, Pub hay Club:
☛ Cần có giấy phép kinh doanh loại hình kinh doanh có điều kiện và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đầu tư quán bar, pub theo luật doanh nghiệp.
☛ Đầu tư quán bar, pub nếu có sàn nhảy thì phải phải có diện tích lớn hơn 80m2, cách xa trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, di tích lịch sử, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên, đảm bảo điều kiện về cách âm, chống ồn, phòng chống cháy nổ.
☛ Khi đầu tư quán bar, pub, club cần chú ý trang thiết bị trong Club phải đủ tiêu chuẩn âm thanh, ánh sáng
☛ Phù hợp với quy hoạch về quán bar, vũ trường của từng địa phương
☛ Nếu có kinh doanh rượu, thuốc lá thì phải có giấy phép kinh doanh các mặt hàng này và nộp đầy đủ các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu (nếu có).
☛ Club phục vụ đồ ăn thức uống phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
☛ Đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự. Không hoạt động sau 12 giờ đêm đến 08 giờ sáng. Đầu tư quán bar, pub, Club, vũ trường trong cơ sở lưu trú du lịch hạng từ 4 sao trở lên hoặc cao cấp được hoạt động sau 12 giờ đêm nhưng không quá 02 giờ sáng.
☛ Không cho phép người dưới 18 tuổi làm việc hoặc khiêu vũ, sử dụng dịch vụ tại vũ trường.
Đối với những trường hợp kinh doanh quán bar nhỏ, bạn nên cùng với kiến trúc sư cần tính toán chi tiết để có thể có một thiết kế ấn tượng nhưng vẫn đảm bảo không gian diện tích đồng thời không tạo cảm giác rườm rà và sến súa do sử dụng quá nhiều các chi tiết trang trí.
Còn kinh doanh quán bar lớn có diện tích rộng thì sẽ dễ dàng hơn, bạn có lựa chọn phong cách thiết kế và các chi tiết trang trí nội thất dễ hơn để phù hợp với đối tượng mà bạn hướng đến.
Để có một phong cách thiết kế ấn tượng, quan trọng nhất là bạn phải có sự kết hợp hài hòa vừa tạo ra một sự thống nhất giữa không gian kiến trúc, nội thất vừa kết hợp các yếu tố âm thanh, ánh sáng.
Không chỉ thế, đối với kinh doanh bar, pub bạn cũng cần phải tìm hiểu về xu hướng của thị trường và thị hiếu của khách hàng để tìm ra được một phong cách thiết kế phù hợp nhất và thu hút được nhiều người nhất.
Bên cạnh đó, với yếu tố ánh sáng trong thiết kế quán bar, chi tiết này cần phải kết hợp sân khấu với hệ thống ánh sáng linh hoạt để có thể thay đổi theo điệu nhạc, đảm bảo mức độ ánh sáng phù hợp để giúp không gian trở nên ấn tượng hơn. Sự linh hoạt trong thiết kế ánh sáng quán bar cũng kích thích đến cảm nhận của người thưởng thức.
Xem thêm: 500+ Mẫu Thiết kế quán cafe đẹp và 6 đơn vị thi công uy tín
Một yếu tố cũng vô cùng quan trọng khi kinh doanh quán Bar, Pub đó là đồ uống tại quán. Bạn nên chọn những loại đồ uống có chất lượng ổn định, có xuất xứ, giấy tờ rõ ràng, nguồn hàng phải đảm bảo cung cấp liên tục nhằm giúp hoạt động kinh doanh tại quán trở nên ổn định hơn.
Một menu đồ uống đặc sắc, hấp dẫn sẽ là “vũ khí” lợi hại giúp quán bar thu hút được nhiều khách hàng. Nên xây dựng quán bar có những công thức sáng tạo và những món ăn, thức uống đặc trưng riêng được cập nhật liên tục theo các xu hướng trên thế giới khiến khách hàng càng thêm mê mẩn quán bar của bạn.
Thông thường 1 quán Pub sẽ có từ 1 – 2 loại bia chủ đạo của quán, gọi là Bestseller. Tuy nhiên, cũng nên xây dựng cho quán bar của bạn thêm một số loại đồ uống khác để làm đa dạng thêm cho menu của quán để khách hàng có nhiều sự lựa chọn.
Xem thêm: 100 mẫu menu quán cafe đẹp tạo ấn tượng với khách hàng
Để xây dựng menu quán bar ấn tượng, bạn hãy khảo sát các quán bar có cùng concept, đồng thời nghiên cứu nhu cầu người dùng để định hình phong cách đồ uống cho quán. Thông thường, bên cạnh những đồ uống có cồn như bia, rượu, cocktail…, quán cũng cần có thêm những lựa chọn cho những tín đồ không thể uống cồn như soft drink, mocktail, nước ép.
Khi đến quán bar khách hàng không chỉ thưởng thức những ly cocktail thơm ngon mà còn tận hưởng không khí sôi động, phóng khoáng. Chính vì thế, bạn cần lên kế hoạch đầu tư rõ ràng để khách hàng cảm thấy hứng thú mỗi khi đến quán.
Việc lựa chọn cách hình thức giải trí sẽ phụ thuộc vào concept quán bar mà bạn muốn xây dựng. Tuy nhiên, dù mô hình quán bar, pub nhỏ hay lớn thì cũng nên có những không gian riêng tư nhất định để khách hàng không bị làm phiền bởi các tiết mục giải trí bên ngoài.
Có dịch vụ đi kèm như: tổ chức sinh nhật, nhận tiệc, tổ chức sự kiện…
Yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng cũng như làm nên thương hiệu của một quán bar đó không chỉ là menu hấp dẫn mà còn ở những “track nhạc” lôi cuốn.
Phần lớn khách hàng trước khi đến quán bar thì họ cũng đều tìm hiểu xem vị trí, cách thiết kế, decor, tham khảo hình upload mạng của quán bar đó trông như thế nào có bắt mắt, thu hút không,...rồi mới đến trải nghiệm. Bên cạnh đó tất cả họ khi đến các quán bar cũng đều muốn tận hưởng không khí sôi động, phóng khoáng để xả stress, vui chơi với bạn bè.
Vì vậy âm thanh và ánh sáng rẻ tiền, chói tai, bạn nghĩ xem khách có chấp nhận và chịu bỏ tiền ra để bị tra tấn bản thân như vậy hay không?! Ánh Sáng nếu không có ảo diệu, không có nhấp nháy, sáng tối để tôn lên vẻ đẹp của CLUB liệu có còn mang đến cái gọi là không khí của BAR CLUB ?!
Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán cafe sân thượng rooftop thành công
Do đó, với kinh nghiệm mở quán bar thành công, bạn không nên ngần ngại đầu tư hệ thống âm thanh, ánh sáng chất lượng nhằm tạo điểm nhấn cho không gian quán bar của bạn, thu hút thật nhiều khách hàng hơn.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến lượng khách ghé quán là chất lượng phục vụ. Môi trường làm việc phức tạp và áp lực cao đòi hỏi nhân viên ở quán bar phải là những người nhanh nhạy, có khả năng xử lý vấn đề tốt.
Đội ngũ nhân sự thuộc các bộ phận khác nhau cần phối hợp nhuần nhuyễn để mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất ví dụ như nhân viên pha chế Bartender, nhân viên phục hay hay thậm chí là người bảo vệ. Đồng thời, chủ quán cần đưa ra chế độ đãi ngộ, quyền lợi hấp dẫn để nhân viên mong muốn gắn bó lâu dài với quán bar.
Xem thêm: 20 Nơi học pha chế để mở quán kinh doanh tốt nhất hiện nay
Cách định giá đồ uống có cồn trong quán bar, pub cũng liên quan đến việc tính toán sự cân đối giữa lợi nhuận của bạn và sự hài lòng của khách hàng. Một mặt, bạn muốn tăng tối đa lợi nhuận cho việc kinh doanh, nhưng trên một phương diện khác, bạn cần phải giữ giá trị cho số tiền bỏ ra của khách hàng. Sự cân bằng này bao gồm rất nhiều yếu tố trong đó có mức giá đồ uống.
Định giá dựa trên hiểu biết về mức giá của đồ uống có cồn
☛ Chuyên gia khuyên rằng mức giá đồ uống lí tưởng là khoảng từ 20 đến 30% giá bán. Điều này có nghĩa là, cái giá bạn phải trả cho mỗi món đồ uống là từ 20 đến 30% trong mức giá bạn áp dụng với khách hàng.
☛ Cho những chai bia hoặc lít bia, bạn cần phải biết số lượng lít trong mỗi thùng hoặc số lượng chai trong mỗi két. Về phần rượu, bạn cần phải kiểm soát tốt số lượng cốc có dung tích x-ounce có thể chia ra trong 1 chai rượu. Cũng như cho cocktail, bạn sẽ phải đong đếm từng loại nguyên liệu, sau đó trộn chúng lại và tính tổng chi phí cho mỗi món đồ uống. Ví dụ:
Mẫu định giá cho công thức Cosmopolitan:
Chi phí nguyên liệu cho công thức:
1.5 oz Vodka = $1.20
0.5 oz Cointreau = $0.70
1.5 oz Cranberry Juice = $0.12
Squeeze of Lime (chanh vắt) = $0.05
Lime zest, garnish (đồ trang trí) = $0.05
Tổng chi phí: $2.12
Với những thông tin này, bạn có thể tìm ra mức giá tốt nhất cho menu để đạt được doanh thu hợp lý.
Vì $2.12 tương đương với 20%, hoặc 1/5, giá đồ uống của bạn, nhân giá đồ uống lên 5 lần để có được mức giá cuối cùng trong menu.
Chi phí đồ uống lí tưởng là: 20%
Phép tính: $2.12 x 5 = $10.60
Giá trong menu: $10.60
Một khi bạn đã định giá chi phí cho từng công thức, bạn có thể kiểm soát đồ uống để đảm bảo số tiền thu được đủ để cân bằng chi phí kinh doanh (tiền thuê cửa hàng/quán/bar, nhân viên, thiết bị, etc.) mà vẫn có lãi.
Xem thêm: Tổng hợp 8 nguyên liệu pha chế đồ uống cực hot
Định giá dựa trên sự cạnh tranh:
Trừ khi bạn mở quán bar tại một khu vực biệt lập, còn lại khả năng cao là bạn sẽ phải cạnh tranh với những quán khác. Khả năng cao hơn nữa là khách hàng sẽ so sánh menu của bạn với những quán khác. Bởi vì đây là trường hợp phổ biến, bạn cần phải biết sự cạnh tranh sẽ mang đến cho bạn cũng như lấy đi của bạn những gì. Từ đó, bạn có thể xác định khoảng giá tối đa có thể chấp nhận được mà khách hàng sẵn sàng trả cho đồ uống của bạn. Ví dụ:
- Nếu như nhà hàng 4 sao ở khu trung tâm đưa ra mức giá $12 cho một ly cocktail, nhưng một quán bar ở một góc phố của khu vực khác lại có mức giá $4, bạn sẽ hiểu rằng khả năng là bạn phải định giá cho món cocktail trong khoảng từ $4 đến $12, dựa trên số lượng nguyên liệu và cấp độ phục vụ bạn đưa ra.
Định giá dựa trên mức giá bán theo số lượng:
Trong khoảng thời gian 4 tiếng, quán bar của bạn thông thường bán 100 ly cocktail với mức giá $4.00/ ly.
Bạn giảm giá còn $2.00 cho mỗi ly cocktail và trong cùng 1 khoảng thời gian 4 giờ, quán bar của bạn thu hút 300 người.
$4/đồ uống x 100 = $400.00
$2/đồ uống x 300 = $600.00
Bằng cách giảm giá đồ uống trong một khoảng thời gian nhất định, bạn có thể thu về thêm $200.00 cho doanh thu.
Thu phí thêm cho khâu giải trí
☛ Nếu các quán bar đưa thêm các tiết mục giải trí thì sẽ có vài sự lựa chọn khi định giá. Thường thì các quán bar thường thuê ban nhạc, nghệ sĩ hay các nhóm để mua vui, giải trí, vậy nên sau cùng thì quán bar của bạn phải trả tiền cho khâu giải trí.
Đưa ra 1 khoản thu bù lại. Thông thường, quản lý hoặc chủ sở hữu sẽ đưa ra một khoản thu để bù lại khi phục vụ những tiết mục giải trí. Khách vào cửa sẽ phải trả $10, và điều này sẽ giúp bù lại khoản phải trả cho ban nhạc.
☛ Tăng giá đồ uống. Một vài quán sẽ tính cả chi phí giải trí vào giá thành của đồ uống. Lấy ví dụ, vào buổi tối khi quán bar phục vụ nhạc jazz, giá đồ uống có thể tặng nhẹ để bù lại chi phí cung cấp dịch vụ giải trí.
Thu phí cho một số đồ uống pha chế đòi hỏi kỹ năng
Một vài loại đồ uống có thể có mức giá cao hơn bởi vì chúng đòi hỏi kỹ năng pha chế. Thêm vào đó, kỹ năng pha chế tinh tế có thể được coi là 1 hình thức tiêu khiển cho dù nó diễn ra ở đằng sau quầy bar. Vì kỹ năng pha chế có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của nhà hàng hay quán bar, người quản lý có thể thu thêm phí cho các đồ uống.
Như đã nói ở trên, cho dù quy mô quán bar của bạn to hay nhỏ thì bạn cũng nên để tâm đến định giá hợp lý cho khách. Vì giá cả cũng một phần quyết định đến sự “ở lại” và “rời đi” của khách hàng.
Xem thêm: Bí quyết định giá thành công cho menu quán cafe
Bãi đỗ xe dành cho khách hàng là một yếu tố cực kỳ quan trong đối với các doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Đặc biệt là đối với các quán bar, pub nên xây dựng các bãi đỗ xe thông minh, hiện đại nâng cao trải nghiệm khách hàng sẽ là một lợi thế để bạn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.
Vì quán bar là nơi thường tập trung các dân chơi hạng sang, đi ôtô, siêu xe,... và hay đi thành từng nhóm vậy nên sắp xếp khu vực để xe rộng rãi và thuận tiện nhất có thể. Đây là kinh nghiệm mở bar cần lưu ý.
Phong thủy không phải là mê tín dị đoan. Nó là một bộ môn khoa học được đúc kết qua hàng nghìn năm, dựa vào âm dương ngũ hành. Nói nôm ra, nó giúp con người ta có những suy nghĩ và nguồn năng lượng tích cực, tự tin hơn trong mọi vấn đề cuộc sống.
Việc kinh doanh quán bar cũng vậy, nếu bạn tìm được một vị trí kinh doanh hợp phong thủy và sắp xếp không gian quán hợp ký, PosApp tin chắc hoạt động kinh doanh tại quán bạn sẽ rất khởi sắc.
Xem thêm: 13 Điều lưu ý về phong thủy dành cho quán ăn, nhà hàng
Marketing là cách thức quảng bá một thương hiệu kinh doanh của một doanh nghiệp (tổ chức, cá nhân) đến với người tiêu dùng, khách hàng, cộng đồng. Hình thức marketing quán bar bao gồm nhiều vấn đề mà bạn cần quan tâm. Có hai hình thức marketing: Marketing online và marketing offline. Kết hợp hai hình thức quảng bá này mang đến cho chủ kinh doanh một hiệu ứng lan tỏa đến bất ngờ.
Quảng cáo kinh doanh quán bar qua mạng xã hội và trực tuyến: Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là khách hàng sử dụng MXH (Facebook, Instagram, Zalo,…) thông dụng hơn. Hình thức quảng cáo thương hiệu online qua MXH và trực tuyến sẽ là phương án thông minh, bắt nhịp thời đại mới. Bạn cần làm khi thực hiện quảng bá online – trực tuyến là:
• Thiết lập Fanpage, Website riêng cho thương hiệu quán bar: đưa và cập nhật liên tục những thông tin về quán, chương trình khuyến mãi và cũng như là menu quán. Tiếp thu những phản hồi của khách hàng và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh.
Xem thêm: 13 bước lập chiến lược PR – Marketing Plan & Quảng cáo cho quán Bar – Coffee
• Tạo một hashtag độc – lạ cho quán: bạn nên chọn những hashtag riêng cho quán của mình ở trên các trang MXH, đi kèm đó là những hình thức khuyến khích khách hàng sử dụng chúng. Đăng ký Like hoặc Theo dõi Fanpage của quán trên Facebook, Instagram… Biến nó thành một cuộc thi ảnh bằng cách tặng thẻ quà tặng cho bức ảnh đẹp nhất trong tháng có tên và hashtag của quán bar của bạn.
• Đăng review vào các group lớn trên facebook: Vì thường các group lớn thì độ tương tác sẽ cao và sẽ được nhiều người biết đến ví dụ như: Review Cafe Sống Ảo, Saigon Ùm, Ghiền Đà Lạt…
• Đưa địa chỉ của quán lên bản đồ Google, Apple Maps: Giúp khách hàng từ nơi khác đến hay là khách du lịch tìm thấy địa điểm kinh doanh quán bar của bạn. Bằng cách đưa tên, địa chỉ quán bar rõ ràng vào Google My Business, nó cũng sẽ thêm vị trí của bạn vào Google Maps.
Để thêm quán bar của bạn vào Apple Maps, chỉ cần truy cập trang web của họ. Bạn cũng có thể mời những người có tầm ảnh hưởng (blogger ăn uống, du lịch, KOLs hay các nhân vật công chúng) đến check – in tại địa điểm quán bar của bạn. Điều này tăng hiệu ứng truyền bá cho thương hiệu của bạn rất tốt đấy!
Xem thêm: 10 ý tưởng Marketing quán nhậu – bar – beer club – vũ trường độc đáo
Quảng cáo kinh doanh quán bar offline: Thường xuyên cải cách menu, chương trình khuyến mãi phát triển kinh doanh quán bar. Có lẽ menu của bạn không thu hút được khách hàng? Bạn nên khuyến khích khách hàng ở lại quán bằng cách cung cấp một menu phong phú và gói khuyến mãi hấp dẫn. Tạo set đồ uống cocktail kết hợp món ăn, trái cây kèm, tặng món ăn hay đưa ra các gợi ý khác cho khách hàng,… là cách bạn níu giữ chân họ.
• Tạo ra các hoạt động thú vị tại quán: Khuyến khích sự cạnh tranh thân thiện bằng cách thêm các hình thức giải trí khác như: phi tiêu, bàn bi-a, trò chơi may rủi,...
• Tạo ra các sự kiện tại quán bar: Các hình thức giải trí đặc biệt như event, đêm nhạc và cuộc thi tài năng có thể thu hút sự ủng hộ của cộng đồng đến quán bar bằng cách tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Dưới đây là một vài ý tưởng phổ biến cho các quán bar giúp thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.
✔ Giải đấu Poker
✔ Thế vận hội Bar: Beer Pong, Lật cốc, Flip Cup…
✔ Các lớp học: Pha chế, Nghệ thuật và thủ công, Dance, Ảo thuật,...
✔ Đối tượng mục tiêu sự kiện cụ thể: Đêm độc thân, Ngày sinh nhật, Ngày gia đình,...
✔Sự kiện theo chủ đề: Bữa tiệc kỷ niệm 10 năm thành lập, Lễ kỷ niệm thể thao,...
• Marketing truyền miệng - thu hút khách đến quán: Hãy chào đón, phục vụ và tạm biệt khách hàng bằng những nụ cười mỗi ngày. Marketing truyền miệng luôn là một hình thức quảng cáo hữu dụng nhất cho bất cứ quán ăn, nhà hàng nào nhưng không phải ai cũng có được.
Marketing truyền miệng ngày càng trở thành một chiếc lược không thể thiếu trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. Khách hàng có xu hướng tin vào lời khuyên từ người thân, bạn bè hơn là tin vào quảng cáo.
• Tạo điểm nhấn cho mặt tiền của quán nhậu, bar: Để có thể mời chào, thu hút khách hàng dễ dàng hơn thì cần phải chú ý cả không gian bên ngoài quán. Bởi đây là bộ mặt của quán, là ấn tượng đầu tiên quán mang đến cho khách hàng. Vì thế, bạn cần phải biết thiết không gian bên ngoài sao cho thật ấn tượng và lôi cuốn.
☛ Đặt các Standee hay Poster chương trình khuyến mãi hấp dẫn đang diễn ra
Standee bắt mắt với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn ngay trước cổng chính của quán sẽ giúp quán nhậu, quán bar của bạn nhanh chóng tạo cảm giác hứng thú cho khách hàng và kích thích họ tính tò mò, muốn khám phá xem quán bạn đang tổ chức chương trình gì thú vị.
☛ Thuê PG chào mời khách hàng
Ngoài đặt poster hay banner, bạn cũng có thể thuê PG hoặc nhân viên mặc đồ bắt mắt ,sặc sỡ trước quán bar thêm banner cầm tay hoặc hát nhằm gây sự chú ý với khách đi đường.
Chiến dịch marketing 0 đồng: Miễn phí luôn là điều gì đó rất hấp dẫn và dễ dàng thu hút khách hàng. Dưới đây, mình sẽ gợi ý cho bạn các hoạt động Marketing quán bar, beer club, vũ trường mà bạn có thể thực hiện miễn phí.
• Miễn phí giữ xe
Xe máy chính là phương tiện đi lại phổ biến nhất ở Việt Nam nên nhu cầu tìm bãi đỗ xe với giá cả phải chăng mỗi khi đi chơi luôn là vấn đề gây nhức nhối cho khách hàng. Không ít quán đã tận dụng điều này để “phụ thu” thêm phí gửi xe khi khách đến quán nhậu, bar của mình làm nhiều khách hàng cảm thấy khó chịu.
Thử nghĩ, khách vừa vào quán, chưa kịp ăn uống là đã mất tiền rồi thì khách nào còn tâm trạng muốn quay lại quán lần nữa.Vậy nên, hoạt động giữ xe miễn phí sẽ giúp quán nhậu, quán bar của bạn bạn trở nên khác biệt so với đối thủ và tăng sức cạnh tranh trên thị trường hơn.
• Miễn phí vào những ngày đặc biệt
Tại các quán bar – cafe acoustic, vào một số ngày trong tuần họ thường có các chương trình “Lady Night” – tặng nước cho đối tượng nữ đến quán. Bạn có thể tham khảo chương trình này vì các quán Bar nơi khách hàng nam tìm đến và làm quen với các khách hàng nữ. Đây là cơ hội để gia tăng khách hàng nữ đến quán, đồng thời kéo theo các khách hàng nam đến quán nữa.
Hoặc thay vì tặng nước, bạn có thể miễn phí những bữa tráng miệng hay trái cây tặng kèm. Nó thực sự không đáng nhiều tiền nhưng đối với khách hàng, việc này có ý nghĩa về tinh thần. Họ sẽ mang những câu chuyện tốt đẹp khi trải nghiệm dịch vụ tại quán để kể cho những người bạn thân thiết của họ và biết đâu sẽ có thật nhiều nhóm khách hàng như này ghé quán.
Xem thêm: 10 ý tưởng Marketing quán nhậu – bar – beer club – vũ trường độc đáo
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu kinh doanh thì cũng cần nên tìm cho mình một người bạn “trợ thủ” đắc lực để giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn. Phần mềm quản lý beer club, pub, vũ trường là một trong những giải pháp được nhiều chủ quán bar, pub ứng dụng.
Phần mềm quản lý quán bar, Pub được tích hợp đầy đủ các tính năng quản lý cơ bản, giao diện đơn giản, rõ ràng dễ dàng sử dụng sẽ giúp cho việc quản lý quán bar của bạn trở nên dễ dàng hơn.
PosApp là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp quản lý quán bar, pub hiệu quả với hơn 30.000 cửa hàng đã tin dùng. Vào tháng 3/2021 Công ty Cổ phần công nghệ PosApp được nhận đầu tư từ NEXTPLAY của Shark Nguyễn Hòa Bình. Phần mềm quản lý quán bar của PosApp sẽ giúp bạn:
Xem thêm: 10 Tính năng của phần mềm quản lý beer club, pub, vũ trường
Quán Bar là một thị trường khá là phức tạp, không phải ai muốn mở là có thể mở được, các giấy phép bán rượu, shisha, thường xuyên bị kiểm tra rất nghiêm ngặt, gây sự, bắt phạt, tịch thu, niêm phong,... Cho nên các mối quan hệ thân thế của chủ quán Bar cũng là yếu tố quyết định việc quán Bar có tiếp tục kinh doanh về lâu dài được hay không.
Thực sự mà nói khi bạn làm một công việc hay mở một cửa hàng nào đó việc bạn có nhiều mối quan hệ và tiền tài thì sẽ thuận lợi hơn rất là nhiều so với những người đi “một mình”.
Ví dụ một ngày quán bạn đang hoạt động bình thường, đang đông khách, nhưng cái nhà có chức có quyền phía bên này bên kia họ lựa những ngày đông khách đó họ kiếm chuyện với quán của bạn để phạt, có một lần sẽ có nhiều lần nữa cứ thế tiếp diễn trong 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng,... thì liệu quán bar của bạn có thể làm ăn yên ổn hay là khách có còn muốn tới quán bar của bạn nữa không?
Bản thân người làm chủ bao giờ cũng là người mang đến cái lửa, nhiệt huyết và niềm tin, là nền móng vững chắc, điểm tựa cho nhân viên để họ có năng lượng tiếp tục làm việc. Ngay cả bản thân của người chủ là một người có tiền tài và quyền lực lớn thì tự khắc một phần nào đó họ cũng sẽ thu hút được nhân tài đến đồng hành cùng họ.
Không như các loại hình dịch vụ khác, kinh doanh quán bar rất dễ gặp nhiều rủi ro, không chỉ vì bản chất của loại hình giải trí này mà tại đây có bán các thức uống với mối nguy hiểm tiềm tàng. Rượu có khả năng khiến tất cả mọi người mất kiểm soát, vì thế các nhân viên Bartender quầy bar cần biết làm sao để tiết chế hoặc cắt giảm khi phục vụ khách hàng.
Trong kinh doanh quán bar, tuân thủ luật pháp và chăm sóc khách hàng rất quan trọng, vì nó không chỉ đảm bảo danh tiếng mà còn đảm bảo an toàn cho khách hàng của bạn.
>>>Xem thêm: Top phần mềm quản lý nhà hàng tốt nhất
Với đội ngũ nhân viên quán bar thì bạn cần phải tìm kiếm một lực lượng nhân viên lớn, có chuyên môn năng lực và phải đảm bảo nhiệt tình, tận tụy quen với môi trường áp lực cao và vì các quán bar đa sổ chỉ hoạt động muộn về đêm nên đòi hỏi nhân viên phải thực sự kiên trì.
Thực tế cho thấy là các khách hàng ở quán bar lại là những người ở rất nhiều tầng lớp khác nhau và môi trường phức tạp này đòi hỏi nhân viên đều phải có sự bản lĩnh và khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy và tinh tế để đảm bảo thực hiện đúng bổn phận và không để xảy ra bất cứ mâu thuẫn, tranh chấp hay trường hợp xấu nào khác.
Một trong những vị trí nhân viên vô cùng quan trọng trong quán bar đó là Bartender. Một Bartender có kỹ năng vững vàng, chuyên nghiệp, có nhiều hiểu biết thì sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng, thậm chí nhiều khi nhờ Bartender mà giúp cho quán giữ chân được nhiều khách hàng VIP.
Cách setup quầy bar sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả vận hành của quán về sau. Vì vậy nên đặt tiêu tiêu chí gọn gàng và thuận tiện lên trên hết. Các thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, nên có vị trí rõ ràng, đừng để lẫn lộn với nhau vì bản thân chúng ta nhìn còn cảm thấy khó chịu, chứ chưa nói đến cảm nhận của khách hàng.
Về tiêu chí thuận tiện, hãy để ý đến công việc của một nhân viên Bartender họ là quân át chủ bài ảnh hưởng ít nhiều đến sự thành công của một quán bar. Bản thân là chủ quán bar thì nên nhìn thấu và hiểu được công việc của nhân viên pha chế, biết được như nào là thuận tiện nhất, đưa ra cách setup quầy bar một cách hợp lý nhất.
Điện và nước chắc chắn là hai yếu tố cần được lưu ý nhất trong quy trình setup quầy bar. Ai cũng có thể nhận định được độ nguy hiểm nếu để hai yếu tố này chạm vào nhau. Chính vì vậy khi thi công các ổ cắm điện, các thiết bị dùng điện, hãy tránh xa nơi có thể bắn nhiều nước như bồn sơ chế hoa quả, bồn rửa ly.
Xem thêm: 7 bước setup quán cafe chuẩn cho người mới bắt đầu
Trong một quầy bar của quán cafe, hay một nhà bếp của nhà hàng, đều chia ra một số khu vực quan trọng tương ứng với khâu công việc chính như: dự trữ nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, ra đồ và dọn rửa.
Và quy tắc 1 chiều ở đây có nghĩa là quầy bar sẽ được thi công và setup với ít nhất ba khâu sơ chế, chế biến và ra đồ ở cạnh nhau, hoạt động theo một đường thẳng tịnh tiến. Như vậy nhân viên pha chế sẽ không phải chạy đi chạy lại quá nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
Tạo lịch và yêu cầu nhân viên thực hiện các công việc dọn dẹp, làm sạch hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng quán bar của bạn để đảm bảo tất cả các khu vực trong quán của bạn được làm sạch hoàn toàn một cách thường xuyên.
Bên cạnh lý do rõ ràng (hầu hết mọi người thích ở trong điều kiện sạch sẽ và vệ sinh), thì việc bạn giữ cho quầy bar của bạn sạch sẽ để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và mầm bệnh có thể gây nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.Dưới đây là một số điều cần được thực hiện nhiều lần mỗi ca: Thay nước trong bồn rửa kính phía sau quầy bar.
✔ Thay nước khử trùng.
✔ Thùng rác rỗng.
✔ Dọn dẹp các thùng rỗng.
✔ Dọn dẹp bát đĩa bẩn từ bàn đến quầy bar.
✔ Lau sạch quầy bar, bàn và ghế sau mỗi lần sử dụng.
✔ Rửa tay.
Đối với các thiết bị inox tại quầy bar bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại nước rửa cũng như xà phòng hoặc dùng bột baking soda để tẩy rửa và vệ sinh cực kì nhanh chóng, hiệu quả, khử được mùi hôi ở phía bên trong quầy bar pha chế. Sau khi tiến hành vệ sinh xong thì bạn nên dùng khăn mềm để lau khô, điều này giúp sản phẩm có được độ bền tốt nhất.
Tắt các thiết bị không cần thiết khi không sử dụng
Nên thay đổi menu quán theo định kỳ tuần hoặc tháng để thu hút sự tò mò của khách hàng chỉ nên giữ lại những đồ uống, cocktail.. hay món ăn Bestseller. Vì nhiều khi những món Best Seller này cũng một phần làm cầu nối để giữ chân khách hàng.
Câu trả lời là Có. Dù kinh doanh ở bất cứ mô hình nào cũng có lời cả quan trọng lời ít hay nhiều. Nhưng đối với mô hình quán bar hiện nay nó đáp ứng được nhu cầu của người dân nông thôn bởi vì mức sống của họ ngày càng cao với các nhu cầu đa dạng cùng khả năng chi trả cao hơn so với trước đây. Mở một quán bar ở nông thôn cũng là một ý kiến hay, phương án kinh doanh tốt và có lời cao bởi:
☛ Ít cạnh tranh: Các quán bar ở nông thôn chưa nhiều, và thường chưa được đầu tư còn tương đối ít và bạn sẽ ít bị cạnh tranh;
☛ Tính xu hướng: Bar dần dần là địa điểm để giải trí, có thể tổ chức những buổi tiệc nhỏ như sinh nhật, kỷ niệm tình yêu,… nơi có thể hội tụ bạn bè, tìm thấy tiếng cười và niềm vui cũng như để xóa bỏ căng thẳng mệt mỏi sau một ngày dài.
Thông thường, lợi nhuận của quán Bar đến từ các loại thức uống như rượu, bia, cocktail. Mỗi một ly cocktail được bán với giá khoảng 300,000đ, từ vài trăm nghìn đến chục triệu đồng 1 chai rượu,… giúp chủ đầu tư có một khoảng “hời” không hề nhỏ.
Trên đây là tất cả những thông tin và kinh nghiệm mở quán bar, pub mà PosApp muốn chia sẻ, hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức hơn về mở quán bar. PosApp hẹn các bạn ở những bài chia sẻ tiếp theo.
Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý quán Bar tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Xem thêm:
• Máy POS bán hàng cảm ứng in hóa đơn phổ biến nhất
• Các thiết thị hỗ trợ quy trình bán hàng được tối ưu
• Hệ thống POS online là gì? Lợi ích của POS Online
• Công ty thiết kế phần mềm quản lý theo yêu cầu PosApp
BÀI VIẾT LIÊN QUAN