Một quyển sách và một tách cà phê luôn là sự kết hợp hoàn hảo để tận hưởng những phút giây thư giãn trong cơn đô thị ồn ào. Chính vì thế, mô hình kinh doanh cà phê sách đang dần trở thành xu hướng phổ biến. Thay vì vội vã bước chân ra ngoài phố phường, hãy dành chút thời gian đắm chìm trong không gian sách và hương vị cà phê thơm ngon để tìm lại cảm giác bình yên trong tâm hồn.
Nhằm nâng cao khả năng quản lý và phục vụ, PosApp đã cho ra mắt phần mềm quản lý cafe với các tính năng hiện đại tích hợp cho quán cafe sách chắc chắn sẽ phù hợp với các chủ doanh nghiệp có đam mê mở cafe sách.
Bình quân một người Việt Nam đọc 2.8 quyển sách một năm và 7.07 tờ báo một ngày. VÀ không lạ gì khi con số này là cực kì thấp so với các quốc gia khác trên thế giới và ngay cả khi so sánh với các quốc gia châu Á, chúng ta cũng phải ngả mũ chào thua. Pháp, Nhật Bản, Israel có con số lên tới 20 và các quốc gia trong khu vực như Singapore là 14, Malaysia là 10.
Khác với vấn nạn mù chữ mà người Việt Nam phải đối mặt trong những năm 1945, hiện tại thế hệ người Việt Nam bây giờ, đặc biệt là giới trẻ đang mắc một chứng bệnh con nguy hiểm hơn đó là “vô cảm” - thiếu đi những suy nghĩ đồng cảm giữa con người với nhau, thiếu những kiến thức cơ bản để vực dậy bản thân trước những sóng gió đầu đời.
Đam mê đọc sách có thể trở thành một nguồn thúc đẩy lớn hướng bạn đi tới con đường đúng đắn. Còn hơn thế nữa, bạn có thể truyền cảm hứng của chính mình cho những người khác. Đọc sách khiến con người sống chậm lại, suy nghĩ nhiều hơn về những người xung quanh.
Từ những câu chuyện cay đắng từ cuộc đời của các tác giả, nhân vật mà họ cảm thấy trân trọng những điều đơn giản và nhỏ nhặt. Nối kết mọi người đến gần với nhau hơn thông qua những trang sách, bạn đã góp phần rất nhiều vào công cuộc xây dựng một xã hội văn minh, tạo tiền đề cho sự phát triển của các thế hệ tương lai sau này.
Sự xuất hiện của mô hình cà phê sách trong khoảng chục năm trở lại đây đã trở thành một trào lưu tao nhã, khắc đậm cá tính của những cá nhân yêu thích đọc sách.
Cà phê sách không những là điểm hẹn lý tưởng để gặp gỡ bạn bè, đối tác, đồng nghiệp những quán cà phê còn là địa điểm cho những người yêu sự yên tĩnh, thoải mái. Nhâm nhi một tách cà phê thơm mát, lắc lư theo một bài hát yêu thích và thả mình vào từng dòng chữ trên trang sách ,... Thật tao nhã làm sao!!!
Bạn có niềm đam mê đọc sách? Bạn ấp ủ ý tưởng mở quán cà phê sách, nơi những người “ghiền” sách giống bạn có thể thưởng thức những ly cà phê thơm ngon, đồng thời được đắm mình trong một không gian yên tĩnh tuyệt đối để được “phiêu” cùng những cuốn sách hay? Nhưng bạn băn khoản không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào? Làm sao để bạn tạo được nét riêng, sự độc đáo và cuốn hút cho quán cafe sách của riêng mình?
Tất cả những gì bạn cần là đam mê và sự quyết tâm. Còn tất cả những bí quyết kinh doanh mở quán cà phê sách của bạn đã có chúng tôi giải đáp cho bạn. Hãy giữ riêng cho bản thân những bí mật sau và vận dụng chúng một cách hợp lý. Chắc chắn mơ ước của bạn sẽ trở thành hiện thực.
Xem thêm bài viết: 9 Cách Đặt Tên Quán Cafe Ấn Tượng – Hợp Phong Thủy
Với sản phẩm/dịch vụ bạn mang lại là một không gian yên tĩnh và một kho tàng sách nên tất nhiên phân khúc khách hàng bạn đang hướng tới là doanh nhân, trí thức, những người sành cà phê, nghiền sách và yêu thích sự yên tĩnh. Học sinh, sinh viên cũng là một trong những khách hàng tiềm năng mà bạn không nên bỏ lỡ.
Xem thêm bài viết: 10 Cách thu hút khách đến quán cafe hiệu quả 99%
Trình tự sắp xếp các ý trong bài viết này không phải là không có chủ ý. Tôi cố ý sắp xếp chúng theo thứ tự để bạn đọc có một cách nhìn hệ thống về cửa hàng cà phê sách mình sẽ kinh doanh trong tương lai.
Như thế, bạn sẽ tránh được những khoản chi phí thiệt hại do xác định sai các yếu tố quan trọng. Tất cả đều xâu chuỗi liên quan đến nhau và có từng mức độ quan trọng khác nhau. Tiếp tục cuộc hành trình nhé!
Sau khi xác đinh được phân khúc khách hàng, bạn hãy vẽ ra một kế hoạch cụ thể cho việc lựa chọn địa điểm kinh doanh. Có rất nhiều rủi ro đang rình rập bạn ngay từ những ngày bắt đầu mới kinh doanh.
Và rất nhiều người vấp ngã ngay tại bước thứ 2 này. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại kinh doanh khi lựa chọn địa điểm đặt quán:
- Thiếu diện tích để xe.
- Nằm xa các cơ quan, công ty hay các địa điểm vui chơi, khu dân cư – nơi làm việc của các khách hàng tiềm năng. Cho dù quán cafe của bạn có đồ uống ngon đến thế nào chăng nữa, không gian có đẹp đi thế nào chăng nữa thì thật sự vị trí xa xôi của quán là khó khăn lớn cho những khách của bạn. Phần lớn khách hàng đến quán cà phê với mục đích thư giãn buổi sáng, buổi trưa trước khi bắt tay vào một ca làm mới hay ghé vào quán sau một buổi đi chơi vui vẻ và cần không gian yên tĩnh để tâm sự hay đọc sách theo sở thích. Từ đó, khi tự đặt bản thân mình cào vị trí của họ bạn có thể nghiệm ra lý do vì sao bạn không ghé Coffe shop đó vào quán mặc dù ở đó có đồ uống ngon, không gian đẹp. Bạn là dân văn phòng không mua đi quá xa để có một cốc cà phê vừa miệng hay ngồi thư giãn xua tan căng thẳng công việc. Trên đường đi chơi về, bạn muốn ghé một quán cà phê gần nhà để tâm sự thay vì cất công đi đến một quán xa xôi vì cơ bạn đã cạn năng lượng sau một chuyến hành trình dài. Từ những ví dụ trên, chắc bạn đã hiểu ý mà tôi đang nói đến rồi đúng không nào? Thêm vào đó, nếu book coffee shop của bạn chỉ gần các cơ quan hay trường đại học, xa tời khu dân cư và các địa điểm vui chơi thì rất có thể quán sẽ đông khách ngày thường và vắng bóng những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ. Điều này gây không ít khó dễ cho bạn trong việc bố trí nhân sự và ảnh hưởng khá nhiều đến lợi nhuận thu được.
- Thiếu ánh sáng tự nhiên – luôn bật đèn 24/24 vừa tiêu tốn nhiều tiền của, vừa gây ra cảm giác choáng ngợp, không tốt cho mắt đặc biệt là ảnh hưởng đến các khách hàng lui tới đọc sách hay làm việc trên laptop.
- Giá thuê mặt bằng quá cao – đối với mô hình kinh doanh này, luôn ưu tiên sự yên tĩnh nên việc tiết kiệm chi phí khi thuê mặt bằng nằm trong ngõ một chút là lựa chọn khá phù hợp, vừa giảm thiểu doanh thu vừa đạt được tiêu chí cân thiết. Thêm vào đó, hãy đảm bảo là bạn có thể kinh doanh dài hạn tại địa điểm đã thuê. Lượng chi phí phát sinh thêm khi chuyển địa điểm và công sức để tìm mặt bằng mới khi chủ thuê chấm dứt hợp đồng là rất lớn, vì thế bạn nên làm rõ những mong muốn của mình và có điều khoản bồi thường nếu đơn phương chấm dứt trong hợp đồng để giảm thiểu rủi ro vừa nêu trên. “Giấy trắng mực đen luôn tốt hơn là những cam kết bằng miệng.”
Xem thêm bài viết: 10 thiết bị bán hàng không thể thiếu khi mở quán cafe, trà sữa, quán ăn
Như đã giải thích ở mục trước, “thượng đế” của bạn là rất nhiều người, nhưng bạn phải hiểu được đâu là khách hàng mục tiêu – khách hàng chắc chắn sẽ ghé quán của bạn vì họ là những người yêu thích mô hình này.
Bạn có thể kinh doanh tốt hay không, một phần là nhờ họ, chính vì vậy mọi vấn đề trong kinh doanh bạn nên hướng đến đều tập trung vào những khách hàng này. Làm sao để bạn có thể biết được khách hàng mục tiêu của bạn ở đâu, là ai?
Hãy thử dành ra một ít thời gian nghiên cứu, đi tham khảo thực tế từ nhiều nơi có mô hình kinh doanh cà phê sách để quan sát, bạn sẽ có cho mình nhiều hơn một câu trả lời rồi đấy.
Xem thêm: 10 Cách thu hút khách đến quán cafe, nhà hàng hiệu quả 99%
Nhưng có một nhóm khách hàng khác cũng sẽ nằm trong khu vực cần bạn chú ý và quan tâm đó là nhóm khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu là những người có thể sẽ đến với quán cà phê của bạn với bất kỳ một lý do vô tình nào đó hoặc do chịu sự tác động bởi một ai đó.
Đây cũng là một nguồn doanh thu hấp dẫn và lý tưởng cho bạn, hãy thật cẩn thận khi phân chia hai nhóm khách hàng này để có thể lập cho mình những mục tiêu truyền thông thích hợp vào từng nhóm đối tượng. Một khi bạn đã thật sự chắc chắn và hiểu rõ khách hàng của bạn là ai, tôi tin rằng bạn sẽ tăng doanh thu đến chóng mặt.
Vị trí kinh doanh cũng đã được giới thiệu ở mục trước, bạn hãy nhớ đọc lại thật kĩ nhé. Nhưng có một vấn đề tôi vẫn muốn lưu ý với bạn rằng địa điểm lựa chọn kinh doanh của bạn tránh với việc địa chỉ quá khó tìm hay vị trí quá phức tạp để đến (khách hàng sẽ phải quẹo qua quá nhiều con hẻm hay khúc quanh khiến họ bối rối) chính là điểm trừ đấy. Hãy thật “an cư” rồi bạn sẽ có thể “lập nghiệp”
Và cuối cùng là vấn đề bạn không thể bỏ qua: ĐỐI THỦ CẠNH TRANH của bạn đang là ai? Cũng giống như khách hàng vậy, bạn cũng cần phải quan tâm và để ý đến đối thủ của bạn nhiều hơn. Có những loại đối thủ nào bạn cần chú tâm đến?
Đó là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn ( những quán có hình thức và quy mô giống với quy mô mà bạn đang hướng đến) và đối thủ cạnh tranh gián tiếp (những đối thủ này tuy không có hình thức kinh doanh giống quán của bạn hay thậm chí hình thức kinh doanh cơ bản là cà phê nhưng họ cũng chẳng giống, tuy nhiên bạn đừng vì vậy mà lơ là hay không quan tâm đến họ nhé, vì có thể trong tương lai họ sẽ trở thành đối thủ trực tiếp với bạn đấy.)
Việc nghiên cứu toàn diện về khách hàng, đối thủ, và vị trí kinh doanh sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn trong việc kinh doanh của mình. Hãy thật thận trọng bạn nhé, dục tốc thì sẽ bất đạt!
Cần bao nhiêu vốn cho mô hình kinh doanh này?
Sau vấn đề về nghiên cứu thị trường, bây giờ chúng tôi chắc chắn bạn vẫn còn đang băn khoăn rất nhiều vì nguồn vốn đầu tư cho quán cà phê sách sẽ là bao nhiêu đúng không? Để trả lời cho câu hỏi này quả thật rất khó vì chúng tôi cần biết bạn đang có bao nhiêu tiền ở hiện tại?
Tuy nhiên bạn đừng vội tức giận hay buồn phiền, chúng tôi sẽ giúp bạn liệt kê tất cả các chi phí cần thiết và định giá trung bình cho từng chi phí để từ đó bạn có thể tính toán chính xác được là bạn cần bao nhiêu vốn nhé.
Xem thêm:Các bước setup quán cafe chuẩn cho người mới bắt đầu
Chi phí mặt bằng: Một mặt bằng đẹp phải thỏa mãn những tiêu chí như đã đề cập (không gian tầm trung hoặc lớn, đông dân cư, yên tĩnh) thì bạn sẽ phải tiêu tốn từ 20 – 30 triệu/tháng
Chi phí xây dựng: Có mặt bằng rồi, bạn sẽ phải trang hoàng lại sao cho thích hợp với mong muốn, đặc biệt là trang trí thiết kế quán. Điều này cũng sẽ làm bạn tốn thêm một ít chi phí trong khoảng 15 – 30 triệu đồng
Đầu tư nội thất và các vật dụng liên quan: Sẽ thật thiếu sót nếu bạn không quan tâm đến các vật dụng như bàn, ghế, tủ, kệ sách,máy lạnh, tủ lạnh, máy pha cà phê,...Vì hình thức kinh doanh đặc biệt nên bạn sẽ phải thật chú ý đến điều này. Chắc chắn bạn sẽ lại cần thêm một khoản từ 50 – 70 triệu đồng.
Chi phí cho nguyên liệu: đây có thể xem là khoản ít hao tốn nhất, bạn có thể dễ dàng tìm mua nguyên vật liệu với mức giá thích hợp. Tuy nhiên cũng cần gửi chút tâm tư của mình vào nữa đấy, nguyên vật liệu cũng cần tốt để bạn có thể tạo nên những món đồ uống thơm ngon, hấp dẫn. Khoảng từ 5 – 7 triệu đồng.
Tiền lương cho nhân viên: thông thường những quán kinh doanh cà phê sách sẽ không làm bạn phải ứng tuyển quá nhiều vị trí dành cho nhân viên. Bạn chỉ cần 1 – 2 người pha chế, 2 nhân viên phục vụ kiêm luôn việc kiểm tra lặt vặt hỗ trợ bạn thì mức phí tổng cộng phải trả cho nhân viên hằng tháng sẽ trong khoảng 20 – 25 triệu đồng
Chi phí marketing: chắc chắn để vận hành cửa hàng trơn tru, bạn phải chịu một chi phí gọi là marketing nhằm quảng bá cho cửa hàng của bạn. Ban đầu, khoảng chi phí này có thể sẽ cao nhưng khi quán bạn đi vào hoạt động nề nếp thì chi phí này sẽ được giảm bớt. Phí dao động trong khoảng: 5 – 20 triệu đồng hoặc có thể cao hơn trong thời gian mới khai trương
Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh: 1.500.000 - 2.500.000 đồng
Cuối cùng là chi phí duy trì hoạt động: Để quán của bạn không phải đóng cửa hay tạm thời nghỉ bán, bạn cũng cần phải có một khoản riêng gọi là khoản phí duy trì để chi tiêu vào những trường hợp bất ngờ hoặc những phí sinh hoạt hằng ngày. Từ 3 – 6 triệu/tháng
Qua giải thích và thống kê, để kinh doanh cà phê sách bạn cần có một khoản tiền từ 200 – 280 triệu
Khi chấp nhận kinh doanh, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải gặp gỡ các vấn đề liên quan đến giấy tờ. Trong kinh doanh, việc sở hữu giấy phép kinh doanh giúp bạn nhận được sự tin tưởng từ khách hàng nhiều hơn và bạn sẽ không phải gặp nhiều vấn đề rắc rối về sau.
Những văn bản giấy tờ cần thiết cho hoạt động kinh doanh của bạn: đơn đăng ký kinh doanh – chứng minh nhân dân – hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
Ngoài ra, bạn có thể đăng ký kinh doanh tại Phòng Kế hoạch và Đầu tư ở quận, huyện nơi bạn sinh sống hoặc muốn mở cửa hàng.
Xem thêm: Thủ tục pháp lý khi đăng ký kinh doanh quán cafe, trà sữa
Bên cạnh việc đăng ký giấy phép kinh doanh đầy đủ, bạn cần có giảy phép đăng ký bảo đảm về an toàn thực phẩm. Đây sẽ là chứng minh tốt nhất đến khách hàng của bạn giúp họ yên tâm về vấn đề đồ uống của bạn có hợp vệ sinh.
Những văn bản giấy tờ bạn cần chuẩn bị: bộ hồ sơ đăng ký, giấy phép đăng ký kinh doanh, bảng mô tả quy trình chế biến, bản cam kết về nguyên liệu (chứng nhận), giấy chứng nhận sức khỏe của người pha chế và những người có liên quan
Thiết kế một bản menu đồ uống cũng là một chi tiết cần bạn chú ý đến. Thông thường các quán cà phê đặc biệt là quán cà phê sách thì khách hàng sẽ thường ngồi lại trò chuyện, đọc sách nên nếu bạn chỉ dừng lại ở việc các món đồ uống sẽ làm giảm đi doanh thu của mình, hãy tạo thêm các món ăn vặt, ăn no để giữ chân khách hàng nhé.
Về việc đưa ra mức giá đồ uống bạn cũng có thể tham khảo thêm các quán bạn đã từng đến, hoặc tham khảo qua internet để đưa ra mức giá hợp lý với chất lượng sản phẩm.
Nếu bạn muốn khách hàng nhớ đến nhiều hơn có thể tạo ra hiệu ứng "mỗi ngày một món" để tăng tính tò mò và giữ chân khách hàng quay trở lại.
Xem thêm: Menu điện tử (E-menu) là gì? 5 lợi ích của E-menu cho nhà hàng
Tìm nguồn cung ứng rẻ, lại ngon chắc chắn là rất khó. Nhưng bạn có thể tìm nguồn cung ứng thông qua những mối quan hệ mà bạn có để có thể giảm bớt một phần chi phí.
Lưu ý hãy bảo đảm rằng nhà cung cấp nguyên liệu cho bạn là nơi đáng tin cậy và có nguồn nguyên liệu tươi – sạch.
Đối với nhà cung cấp sách, bạn nên tham khảo nhiều nguồn và lựa chọn cho mình một nhà cung cấp mà họ luôn bảo đảm có nhiều đầu sách hay, mới, thích hợp với nhu cầu của khách hàng tại quán bạn.
Ngoài ra, bạn còn có thể mở lời tham gia hợp tác đăng ký làm điểm bán của họ như nhà sách Phương Nam (PNC) kết hợp cùng thương hiệu cà phê Trung Nguyên để tạo nên mô hình quán cà phê sách .
Tất nhiên bạn hiểu rõ tầm quan trọng của chất lượng nguyên liệu – đầu vào quan trọng quyết định yếu tố chất lượng sản phẩm là cà phê của quán.
Lựa chọn nơi cung cấp cà phê uy tín bạn sẽ không phải đau đầu khi chất lượng không định hay giá cả biết động quá mức.
Điều quan trọng bạn nên trang bị cho chính bản thân mình là kiến thức về nguyên liệu và ở đây chúng ta đang nói đến là cà phê. Không chỉ kể đến việc cà phê có rất nhiều loại nhưng cùng một lạo dựa vào cách rang xay khác nhau lại cho ra những loại cà phê khác nhau.
Hãy dẹp bỏ ý tưởng “ngồi rung đùi và thu tiền hằng ngày”. Trang bị cho mình kiến thức về cà phê giúp bạn hiểu rõ hơn nhu cầu của khách sành loại đồ uống này và thêm vào đó giúp bạn lựa chọn nguồn cung cấp đảm bảo chất lượng, chủng loại theo yêu cầu tránh những rủi ro lớn về chất lượng sản phẩm – vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của quán nếu không được quản lý tốt. Mà trong kinh doanh bao đời vẫn thế, “một lần mất tín, vạn lần mất tin”.
Xem thêm: Tổng hợp 8 nguyên liệu pha chế đồ uống cực hot
>> Xem thêm: Điểm danh 11 loại cafe phổ biến được ưa chuộng tại Việt Nam
Xác định phong cách cụ thể cho quán cà phê là điều cực kì quan trọng, không những giúp bạn tránh sự lan man trong việc thiết kế hoặc lựa chọn thiết kế mà còn định hướng cụ thể hơn những gì mà bạn sẽ làm, cũng như cần phải đầu tư bao nhiêu, như thế nào.
Gạt bỏ ngay suy nghĩ thiết kế quán không quan trọng là một bước đệm giúp bạn tiến tới việc kinh doanh chuyên nghiệp và có thể tồn tại lâu dài trong thời buổi thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Tùy vào phong cách quán và con mắt nghệ thuật của bạn mà quyết định có nên thuê kỹ sư thiết kế riêng hay không? Đặc biệt với quán cà phê quy mô đầu tư càng lớn, bạn càng nên thuê một kĩ sư riêng phụ trách thiết kế và thi công nội thất quán.
Họ có những kinh nghiệm và được trang bị tất cả kiết thức cần thiết để giúp bạn tránh những lỗi không đáng và tiết kiệm cho bạn một khoản chi phí rủi ro thiết kế khá lớn đấy.
Xem thêm: Cách thiết kế nhà hàng ăn uống đẹp và thu hút
Dựa trên thiết kế của quán, lựa chọn các vật dụng trang trí, bàn ghế, quầy bar, ly, tách,… cho phù hợp và góp phần nối tiếp ý tưởng truyền cảm hứng cho khách hàng của bạn.
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua đồ cũ (secondhand), cân nhắc những đồ cần thiết và chưa cần thiết lắm để mua sắm sau, nguồn sách có thể tận dụng nguồn sách cũ, huy động sách truyện từ gia đình, bạn bè, người thân, các cửa hàng sách cũ… sẽ rẻ hơn là mua mới toàn bộ cho quán cafe của mình. Một ý tưởng hay phải không nào?
Xem thêm: 10 công ty thiết kế & thi công bếp nhà hàng tốt nhất
Với một quán cà phê sách, thường có 2 loại chủ đề được các chủ quán cũng như khách hàng ưa chuộng: đó là hiện đại và cổ điển. Riêng tôi rất thích phong cách cổ điển lai một chút phương Tây nên tôi sẽ đi kĩ vào thiết kế quán theo phong cách này.
Với bề ngoài giản dị nhưng cuốn hút vì sự cổ xưa, không ít quán cà phê đã gây được nhiều ấn tượng tốt cho khách hàng ngay từ lần đầu họ đi ngang qua. Chiếc bản đen với dòng chữ trắng ghi một câu nói vui để quảng cáo khá phổ biến ở các quốc gia Tây phương.
Nó vừa thể hiện sự giản dị, sự quan tâm của chủ quán mà còn khiến bạn chủ động hơn trong việc thay đổi câu văn quảng cáo, trái ngược với các poster hay bảng decal quảng cáo màu mè nhưng thiếu ý nghĩa.
Xem thêm: Kinh nghiệm thiết kế quán cà phê theo chủ đề tình yêu
Xem thêm: 12 ý tưởng trang trí quán trà sữa đột phá giúp níu chân khách hàng
Tranh vẽ trên tường cũng là một xu thế khá phổ biến hiện nay tại một số cửa hàng cà phê. Khác với tranh treo tường, tranh vẽ tường không giới hạn hình ảnh, tạo cho khách hàng cảm giác bay bổng tự do không ràng buộc.
Ý tưởng chủ đề của quán cà phê được thể hiện khoảng 40% qua những bức tranh tường này. Tùy vào chất liệu sơn và giá thành mà tuổi thọ của chúng sẽ khác nhau. Chủ yếu từ 3 đến 10 năm. Không tệ đúng không???
Xem thêm: Thiết kế phần mềm quản lý hoa hồng nhân viên, đại lý
Bàn ghế quán nên có độ cao phù hợp, êm ái vì đối tượng sử dụng chúng là những người yêu sách và thích ngồi hàng giờ nên việc đem lại sự thoải mái là hết sức cần thiết. Một chiếc gối nệm là một sự lựa chọn thông minh.
Khách hàng của bạn có thể tận dụng nó để có được tư thế đọc sách vừa ý nhất, hoặc chỉ đơn giản giảm bớt sự lạnh lẽo trong những ngày mưa hay ngày đông tới. Trong tâm trí của tôi, hình ảnh ngồi đọc sách trong một đêm lạnh giá, nhâm nhi cốc cacao nóng cạnh một cái lò sưởi và đắp chăn ấm là khoảnh khắc yên bình và hạnh phúc nhất.
Nhắc tới cà phê sách thì thật là một sai sót khi không nhắc tới các kệ sách. Việc sắp xếp các kệ sách một cách khoa học theo chủ đề, tác giả hay giúp khách hàng của bạn rất nhiều trong việc lựa chọn hay tìm kiếm một quyển sách đọc dở.
Hãy đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt và bạn thường xuyên xem việc lau chùi dọn dẹp kệ sách là công việc thường nhật. Mối mọt sẽ không bỏ qua bất cứ cơ hội nào để phá hỏng những quyển sách của bạn đâu - đặc biệt khi bạn sở hữu những quyển sách cũ.
Một bí quyết giúp quán cà phê sách của bạn có một sự độc đáo đặc biệt mà hầu như rất rất ít người làm. Đó là “báu vật hoài niệm cảm xúc” của tất cả những người khách hàng của bạn. Một quyển nhật kí - ghi lại cảm xúc của bản thân, ghi lại suy nghĩ về một quyển sách.
Với quyển nhật kí, mọi người – không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính có thể chia sẻ với nhau cảm xúc của bản thân, kết nối những tâm hồn có chung một niềm đam mê.
Xem thêm: 5 kinh nghiệm cần biết trước khi mở quán cafe, nhà hàng vừa và nhỏ
Đừng nghĩ rằng cứ kiếm bừa vài quyển sách đang “hot” hiện nay rồi chất đầy lên giá sẽ có nhiều người đọc. Dựa vào khách hàng mục tiêu bạn cũng có thể có được hướng đi nhất định trong việc lựa chọn chủ đề cho các đầu sách của mình.
Nhân viên văn phòng, kinh doanh phù hợp với các loại sách kinh doanh của các doanh nhân, nhà quản trị nổi tiếng. Học sinh sinh viên thì lại ưa thích các loại sách truyện, đơn giản như truyện tranh đoraemon, truyện hài hay các truyện cổ tích, thần thoại kinh điển.
Chicken soup for your soul hay các quyển sách có nội dung tương tự rất được yêu thích trong những năm gần đay và được coi như là phù hợp với mọi lứa tuổi.
Tuyệt đối đừng quên bổ sung đầu sách này vào trong kệ sách của bạn nhé. Nếu bạn có khả năng cung cấp các đầu sách viết bằng tiếng Anh thì sẽ thu hút được không ít sự chú ý nhưng đi kèm với điều đó là khó khăn về mặt chi phí. Vì loại sách này khá đặt gấp khoảng 2 đến 3 lần một quyển sách viết bằng tiếng Việt.
Lựa chọn nguồn sách từ các tiệm sách cũ có thể tiết kiệm cho bạn một khoảng tiền kha khá. Và sẽ tốt hơn nữa khi chính bạn là người tư tay lựa chọn những quyển sách để đặt lên kệ sách trong quán cà phê của mình.
Tạp chí hoặc báo thường nhật như Tuổi trẻ, Forbes, ... sẽ gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng của bạn. Thật phấn khích khi quán cà phê của bạn đang từng bước hiện ra trong tâm trí.
Tham khảo bài viết: 4 nguyên tắc vàng trong việc thiết kế quán cà phê
Marketing là bước không thể thiếu đối với bất kì mô hình hay lĩnh vực kinh doanh nào. Đối với một quán cà phê đặc biệt như cà phê sách, sự lựa chọn cho các chiến dịch quản bá khá đa dạng so với các quán cà phê truyền thống khác.
Theo chia sẻ của một số chủ quán, kết hợp kinh doanh cà phê sách với tổ chức sự kiện: các sự kiện giải trí của giới trẻ, sự kiện giới thiệu sách mới, câu lạc bộ thơ, triển lãm sách mới,…khá phù hợp với các mô hình quán cà phê có diện tích lớn. Đây là hướng đi khá khả quan, vừa tạo dựng được thương hiệu, tăng sức hút cho quán vừa đem lại nguồn doanh thu không nhỏ.
Đối với các quán có diện tích nhỏ, tổ chức các buổi offline nho nhỏ cho câu lạc bộ sách do chính bạn lập nên không những thu hút sự quan tâm của khách hàng mà còn hình thành nên truyền thống đặc biệt cho quán cà phê của bạn.
Xem thêm: Cách tăng like, tương tác Facebook, Instagram cho cafe, nhà hàng
Điều đặc biệt và cực kỳ quan trọng là bạn nên thiết kế một trang web hay trang Facebook giới thiệu về quán của bạn với mọi người, thông qua mạng xã hội, khách hàng có thể biết được bạn có bao nhiêu sách hay, quán bạn độc đáo thế nào, có điểm gì hấp dẫn, nội thất lãng mạn ra sao…
Một quán cà phê thành công, thường xây dựng những trang website giới thiệu thu hút sự chú ý của rất nhiều người - đặc biệt trong đó có thể là những vị khách hàng tiềm năng mà bạn đang tìm kiếm.
Bạn có thể lập một nhóm riêng trên để vừa tạo điều kiện cho khách hàng của bạn giao lưu, học hỏi vừa có thể tổ chức các sự kiện xoay quanh các chủ đề về sách tại quán café của bạn và có thêm nguồn khách hàng mới, tiềm năng.
Hoặc nếu đủ điều kiện về mặt bằng và biết cách tìm kiếm những sự hợp tác mới, chúng tôi gợi ý thêm cho bạn về việc bạn có thể cho các CLB của những trường đại học thuê để tổ chức sự kiện, hội họp và liên kết với những tác giả để tổ chức các buổi kí tặng sách, giao lưu.
Những hình thức này không chỉ giúp cho nhiều người đến quán của bạn hơn mà còn tăng được độ nhận diện của quán bạn trong lòng khách hàng.
Mô hình kinh doanh cafe sách từ lâu đã nhận được khá nhiều tình cảm của những người ưa thích nhâm nhi cafe đồng thời nghiền ngẫm từng câu chữ. Thế nên số lượng khách hàng đến với mô hình này dường như chưa lúc nào vơi bớt.
Mô hình kinh doanh này lại còn cần không gian lớn, với thiết kế phù hợp tạo được độ yên tĩnh. Chính vì vậy việc trang bị tại quán cafe một phần mềm quản lý khoa học, quản lý được số lượng đầu sách trong quán, quản lý kho, nhân viên và hàng hóa, thao tác nhanh không gây ồn ào là vô cùng cần thiết.
Phần mềm quản lý quán cafe của PosApp là giải pháp quản lý tối ưu, thích hợp cho mô hình cafe sách. Với tính năng hiện đại, phần mềm PosApp.vn giúp bạn có thể dễ dàng đồng bộ giữa các bộ phận trong quán.
Phần mềm đảm bảo vận hành và đồng bộ dữ liệu liên tục ngay cả khi mất kết nối Internet. Giúp cửa hàng vận hành trơn tru, loại bỏ toàn bộ các sai sót do việc ghi order bằng giấy tay gây ra. Giúp cho chủ cửa hàng thực hiện quản lý kho, quản lý nhân viên và hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng ngay cả khi bạn không có ở quán bởi 30 biểu đồ báo cáo từ xa...
• Cafe nhà sách Cá Chép
Nằm tại địa chỉ 211 - 213, Võ Văn Tần, quận 3. Cafe nhà sách Cá Chép được mệnh danh là cafe sách đẹp nhất Sài Gòn. Với số lượng đầu sách đa dạng, sức chứa lên đến 100 người, không gian thiết kế độc đáo. Nơi đây hứa hẹn là điểm đến thú vị cho các tín đồ của cafe sách.
• Comma Cafe
Tọa lạc tại số 653 Lê Văn Lương, phường Tân Phong, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Comma Cafe sở hữu số lượng đầu sách khổng lồ. Thiết kế ấn tượng như khu nhà tổ ong. Chỗ ngồi nhâm nhi cafe và đọc sách của bạn sẽ là từng hộp riêng lẻ. Được trang bị hệ thống đèn vưa phải, góp phần tạo được không gian riêng tư, yên tĩnh cho khách hàng.
Xem thêm: Tổng hợp 8 nguyên liệu pha chế đồ uống cực hot
• Work Cafe Sài Gòn
Sở hữu diện tích rộng lớn như Work Cafe tọa lạc tại tầng 2 tháp Bitexco. Quán với lối kiến trúc tinh tế, mở và thoáng tuy đông khách nhưng lại rất yên tĩnh cực thích hợp với những ai thích ở một mình để làm việc, đọc sách.
• The Library Coffee
Một trong các quán cafe sách mang thiết kế đẹp mà bạn nên lưu là The Libary Coffee. Quán nằm tại địa chỉ 34 Nguyễn Sơn, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quán có gam màu trẻ trung, tông màu pastel dịu mắt cộng thêm ánh sáng và cách bày trí bắt mắt, gọn gàng tất cả đã mang đến không gian khá “chất nghệ” thích hợp cho selfie mọi góc cạnh.
• Nest By AIA
Nest By AIA tọa lạc tại số 191 Bà Triệu, Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Quán mở cửa từ 9 giờ đến 21 giờ 30 hằng ngày. Quán cafe sách này thu hút khá đông khách hàng bởi không gian rộng lớn, hiện đại và bố trí khoa học.
Xem thêm: Menu thức uống gây bão khách cho quán cà phê
• Le Petit Cafe
Le Petit Cafe là một quán cafe nhỏ nằm tại số 25 phố Hạ Hồi, Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Quán thiết kế nhỏ xinh nhưng khá dễ tìm thấy. Với dàn hoa giấy và kệ sách ngay cửa ra vào, Le Petit Cafe gây ấn tượng bởi thiết kế độc đáo và không gian yên bình của mình.
Tham khảo thêm tại: CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT ĐỂ THIẾT KẾ NỘI THẤT QUÁN CAFE ĐẸP
Xem thêm:
• Cà phê container - Hình thức kinh doanh cafe độc lạ cho giới trẻ
• 10 ý tưởng kinh doanh quán cafe độc đáo
• Top 21 quán cafe nhượng quyền thương hiệu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN